I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm)
Phần diễn xuôi các câu thơ nằm gọn trong câu thứ nhất của đoạn văn. Phần bình bắt đầu từ câu: “Hồ rộng thêm...” đến hết.
Câu 2: (0,5 điểm)
Điểm đặc sắc được tác giả đoạn văn nhấn mạnh: các câu thơ không chỉ tả khung cảnh, sự vật mà còn thể hiện được cảm giác, cái nhìn của con người khi đứng trước khung cảnh, sự vật đó.
Câu 3: (1 điểm)
Khi triển khai đoạn văn này, hình thức lập luận được lựa chọn là hình thức quy nạp. Tất cả những lời bình đều nhằm đến một kết luận được phát biểu ở câu cuối cùng: “Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn là thế”
Câu 4: (1 điểm)
“Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn” - luận điểm này đề cập đến một số chức năng cơ bản của văn học: chức năng bồi đắp tâm hồn con người, giáo dục, định hướng về lối sống. Điều này hoàn toàn nằm trong khả năng của văn nghệ, do văn nghệ phản ánh cuộc sống bằng hình tượng và là tiếng nói của tình cảm. Nhờ vậy, những điều muốn nói của văn nghệ dễ dàng lan thấm vào tâm hồn độc giả, gây nên những rung động thấm thía.
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack
1. Mở bài
Giới thiệu truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ:
- Truyện An Dương Vương-Mị Châu, Trọng Thủy là một trong những truyền thuyết vô cùng tiêu biểu và để lại những giá trị sâu sắc.
- Bằng một câu chuyện tình yêu đời thường của Mị Châu và Trọng Thủy, người sáng tạo đã nâng lên thành những tư tưởng lớn lao, những bài học về cách ứng xử trong đời sống.
2. Thân bài
- Thành Cổ Loa được xây dựng nên là nhờ hợp lòng người, thuận ý trời
→ Quyết định xây thành của An Dương Vương là đúng đắn và cho thấy được sự nhìn xa trông rộng của một nhà quân sự lỗi lạc.
- Bi kịch nước mất, nhà tan:
+ Triệu Đà âm mưu lợi dụng chuyện cầu hôn để chiếm đoạt Nỏ thần
+ Trọng Thủy- con trai Triệu Đà trở thành rể vua An Dương Vương, cũng là rể của muôn dân Âu Lạc.
+ Mị Châu một mực tin chồng→ Trao Nỏ thần cho Trọng Thủy xem→ Bị đánh tráo + Triệu Đà đưa quân sang xâm lược → An Dương Vương bại trận, chạy trốn, giết chết con gái trả nợ nước.
+ Trọng Thủy-Mị Châu chết, hóa ngọc trai, giếng nước - Nguyên nhân mất nước:
+ Sự chủ quan, khinh địch của An Dương Vương + Lòng tin đặt nhầm chỗ của Mỵ Châu
+ m mưu thâm độc của kẻ thù - Bài học về cách ứng xử:
+ Cần phải cẩn trọng trước mọi âm mưu của các thế lực thù địch
+ Thái độ đúng đắn giữa tình riêng và lí chung, đặt quyền lợi của quốc gia, dân tộc lên hàng đầu
+ Trong hòa bình cũng phải củng cố và xây dựng lực lượng, tránh chủ quan, khinh địch. + Tố cáo chiến tranh phi nghĩa
+ Lòng bao dung và nhân ái trước lỗi lầm của người khác
3. Kết bài
Nêu suy nghĩ của bản thân về ý thức với quốc gia, dân tộc
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack
SỞ GD&ĐT TP ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT …
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 NĂM HỌC 2021 - 2022
MÔN: NGỮ VĂN 10
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề kiểm tra này gồm: 01 trang)
--- I.ĐỌC HIỂU (3 điểm) I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Ông chài hát lên ba lần thì mặt hồ phủ khói lại rộng thêm ra; chú chăn trâu thổi lên một tiếng sáo thì mặt trăng trong bầu trời được đẩy cao hơn. Hồ rộng thêm vì làn dân ca toả ra trên mặt nước, lan dần ra, man mác, vô biên. Trăng vọt lên cao hơn vì tiếng sáp vút thẳng trong bầu trời, không biết dừng lại ở đâu. Tả lời hát, tả tiếng sáo, đồng thời tả cảm giác của người ta khi nghe ca, nghe nhạc, ý tứ thật là hàm súc sâu xa. Không gian rộng thêm ra, cao thêm lên mà chính cũng là tâm hồn con người mở rộng ra, lớn thêm lên. Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn là thế.
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack
(Đinh Gia Khánh, Văn học Việt Nam thế kỉX đến nửa đầu thế kí XVIII, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1978, tr. 353)
Câu 1:Trong đoạn văn trên có phần diễn xuôi các câu thơ, có phần bình về chúng. Anh (chị) hãy xác định ranh giới giữa hai phần đó.(1 điểm)
Câu 2: Ở đoạn văn trên, tác giả nhấn mạnh điểm đặc sắc gì của các câu thơ?
Tác giả đã chọn hình thức lập luận nào khi triển khai đoạn văn này? Nêu những dấu hiệu giúp anh (chị) nhận ra điều đó. (1 điểm)
Câu 3: Anh (chị) hiểu thế nào về vấn đề: Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn. (1 điểm)
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Phân tích bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trong Cảnh ngày hè
---HẾT---
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM I.ĐỌC HIỂU (3 điểm) I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
Phần diễn xuôi các câu thơ nằm gọn trong câu thứ nhất của đoạn văn. Phần bình bắt đầu từ câu: “Hồ rộng thêm…” đến hết.
Câu 2: (1 điểm)
Điểm đặc sắc được tác giả đoạn văn nhấn mạnh: các câu thơ không chỉ tả khung cảnh, sự vật mà còn thể hiện được cảm giác, cái nhìn của con người khi đứng trước khung cảnh, sự vật đó.
Câu 3: (1 điểm)
Khi triển khai đoạn văn này, hình thức lập luận được lựa chọn là hình thức quy nạp. Tất cả những lời bình đều nhằm đến một kết luận được phát biểu ở câu cuối cùng: “Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn là thế”.
“Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn” – luận điểm này đề cập đến một số chức năng cơ bản của văn học: chức năng bồi đắp tâm hồn con người, giáo dục, định hướng về lối sống. Điều này hoàn toàn nằm trong khả năng của văn nghệ, do văn nghệ phản ánh cuộc sống bằng hình tượng và là tiếng nói của tình cảm. Nhờ vậy,
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack
những điều muốn nói của văn nghệ dễ dàng lan thấm vào tâm hồn độc giả, gây nên những rung động thấm thía.
II.LÀM VĂN (7 điểm) 1. Mở bài
- Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm.
- Sơ lược về bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.
2. Thân bài
- Hoàn cảnh sáng tác, thể thơ.
*Bức tranh thiên nhiên:
- Cảnh ngày hè:
+ Màu sắc: xanh, đỏ, hồng. + Hương thơm của hoa sen.
+ Động từ mạnh: "đùn đùn", "giương", "phun", "tiễn" góp phần thể hiện trạng thái cảnh vật.
+ Âm thanh: cuộc sống, con người, tiếng ve. + Đảo ngữ.
→ Bức tranh thiên nhiên sống động, có sự hài hòa về màu sắc, đường nét, âm thanh, con người và cảnh vật.
*Vẻ đẹp tâm hồn:
- Tâm trạng thư thái, thanh thản trước thiên nhiên ngày hè tươi đẹp. - Tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống.
- Tấm lòng ưu ái với dân với nước: + Điển tích " Ngu cầm".
+ "Dẽ có": Ước mong, khát vọng cao đẹp về một cuộc sống thái bình, cơm no áo ấm cho muôn dân.
→ Vẻ đẹp tâm hồn: Yêu nước thương dân.
3. Kết bài
Khẳng định lại bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi. Suy nghĩ và tình cảm của em về bài thơ.
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack
SỞ GD&ĐT TP ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT …
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 NĂM HỌC 2021 - 2022
MÔN: NGỮ VĂN 10
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề kiểm tra này gồm: 01 trang)
--- I.ĐỌC HIỂU (3 điểm) I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội (có thể bao gồm những người cùng một dân tộc, hoặc thuộc các dân tộc khác nhau). Muốn giao tiếp với
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack
nhau, xã hội phải có phương tiện chung, trong đó phương tiện quan trọng nhất là ngôn ngữ. Phương tiện đó vừa giúp cho mỗi cá nhân trình bày những nội dung mà mình muốn biểu hiện, vừa giúp họ lĩnh hội được lời nói của người khác. Cho nên, mỗi cá nhân đều phải tích lũy và biết sử dụng ngôn ngữ chung của cộng đồng xã hội.
Câu 1: (1 điểm) Thử tìm từ ngữ thay thế cho các từ in đậm trong đoạn văn trên và so sánh giá trị biểu đạt của từ ngữ đó với từ ngữ được thay thế với từ trong văn bản.
Câu 2: (1 điểm) Bộ phận được đặt trong ngoặc đơn (có thể bao gồm những người cùng một dân tộc, hoặc thuộc các dân tộc khác nhau) có vai trò gì trong câu? Hãy chỉ ra những phương tiện liên kết các câu trong đoạn văn.
Câu 3: Tại sao “mỗi cá nhân đều phải tích luỹ và biết sử dụng ngôn ngữ chung của cộng đồng xã hội”
Nêu chủ đề và phong cách ngôn ngữ của đoạn văn.
II.LÀM VĂN (7 điểm)
Em hiểu gì về câu tục ngữ Nhàn cư vi bất thiện?
---HẾT---
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM I.ĐỌC HIỂU (3 điểm) I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
Từ tài sản có thể thay bằng từ của cải; giao tiếp có thể thay bằng cụm từ trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm; trình bày có thể thay bằng nói lên; lĩnh hội có thể thay bằng tiếp nhận. Những từ ngữ đưa ra để thay thế như vừa nêu vẫn có thể giúp ta hiểu được ý của đoạn văn, song giá trị biểu đạt không thể bằng những từ vốn có trong văn bản.
Câu 2: (1 điểm)
– Bộ phận được đặt trong ngoặc đơn (có thể bao gồm những người cùng một dân tộc, hoặc thuộc các dân tộc khác nhau) nhằm giải thích cho cụm từ một cộng đồng xã hội ngay trước đó.
– Các câu trong đoạn văn được liên kết với nhau bởi những phương tiện như lặp từ (Phương tiện đó vừa giúp mỗi người…), liên kết nội dung (Muốn giao tiếp với nhau…), (Cho nên, mỗi cá nhân…).
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack Câu 3: (1 điểm)
Mỗi cá nhân phải tích luỹ và biết sử dụng ngôn ngữ chung của cộng đồng xã hội nhằm trau dồi phương tiện giao tiếp, để có thể trình bày được những điều mình muốn nói và hiểu được những gì mà người khác muốn trao đổi.
Chủ đề của đoạn văn: Ngôn ngữ- phương tiện giao tiếp của con người trong cộng đồng xã hội. Đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học.
II.LÀM VĂN (7 điểm)
1. Mở bài: Giới thiệu về câu tục ngữ "Nhàn cư vi bất thiện" 2. Thân bài
- Giải thích: "Nhàn cư vi bất thiện " là có một cuộc sống nhàn rỗi, không làm ăn, lười lao động dễ dẫn đến các hành vi xấu, sai trái.
- Bàn luận:
- Chứng minh: Những người lao động chăm chỉ có cuộc sống lương thiện - Những người lười lao động dễ dẫn đến các hành vi xấu: cờ bạc, rượu chè
- Mở rộng: Vai trò của sự chăm chỉ lao động, phê phán những lối sống nhàn hạ, ham chơi
- ( Lối sống nhàn hạ ở đây khác với lối sống "nhàn" của các bậc thi nhân ngày xưa) 3. Kết bài: Kết luận, liên hệ với bản thân.
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack
SỞ GD&ĐT TP ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT …
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 NĂM HỌC 2021 - 2022
MÔN: NGỮ VĂN 10
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề kiểm tra này gồm: 01 trang)
--- I.ĐỌC HIỂU (3 điểm) I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
Những kết quả nghiên cứu gần đây của nhiều nhà Việt ngữ học đã chứng minh tiếng Việt cố nguồn gốc bản địa. Nguồn gốc và tiến trình phát triển của tiếng Việt gắn bó với nguồn gốc và tiến trình phát triển của dân tộc Việt – cộng đồng người đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc kiến tạo nền văn minh lúa nước trên địa bàn Đông Nam Á tiền sử, đặc biệt là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ hiện nay. Tiếng Việt được xác định thuộc họ ngôn ngữ Nam Á.
Câu 1: (1 điểm) Đoạn văn trên được tổ chức theo hình thức quy nạp, diễn dịch hay tổng phân hợp? Căn cứ vào đâu để nhận biết điều đó?
Câu 2: (1 điểm) Anh (chị) hiểu thế nào về các cụm từ ngữ nhà Việt ngữ học, tiếng Việt có nguồn gốc bản địa?
Câu 3: (1 điểm) Bắc Trung Bộ gồm những tỉnh nào? Đoạn văn trên nói về vấn đề gì?
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Bình giảng một vài bài thơ Hai cư
---HẾT---
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM I.ĐỌC HIỂU (3 điểm) I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack
Đoạn văn được tổ chức theo hình thức diễn dịch. Dấu hiệu nhận biết điều đó: câu mở đầu là câu có tính chất khái quát, được gọi là câu chủ đề. Các câu còn lại của đoạn triển khai cụ thể ý được nêu ở câu mở đầu.
Câu 2: (1 điểm)
Nhà Việt ngữ học là nhà khoa học nghiên cứu về tiếng Việt. Tiếng Việt có nguồn gốc bản địa có nghĩa: Tiếng Việt được hình thành ngay trên đất nước của người Việt chứ không phải là thứ tiếng được du nhập từ một quốc gia khác.
Câu 3: (1 điểm)
Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Đoạn văn nói về nguồn gốc của tiếng Việt.
II.LÀM VĂN(7 điểm)
1. Mở bài
- Sơ lược về Ba-sô và phong cách sáng tác.
- Sơ lược về thể thơ Hai cư đặc sắc nội dung nghệ thuật. 2. Thân bài
a. Bài thơ số 1: "Đất khách...cố hương":
- Tác giả rời Ê-đô trở về cố hương Mi-ê sau 10 năm xa cách, từ đó có cơ hội nhìn nhận lại định nghĩa về quê hương.
- Đứng trước sự tương phản của quá khứ - hiện tại, Mi-ê và Ê-đô, giữa cái bất tận của không gian, thời gian và cái hữu hạn của đời người tác giả đã nhận ra một chân lý, một quy luật nhân sinh sâu sắc về diễn biến tình cảm của con người, chỉ cần gắn bó với bất cứ nơi nào thì nghiễm nhiên rằng nơi ấy đã trở thành "cố hương".
- Quý ngữ trong bài thơ là hai từ "mùa sương". b. Bài thơ số 4 "Tiếng vượn...tái tê":
- Trong một lần đi ngang qua rừng nghe tiếng vượn hú "não nề", cùng với cơn gió mùa thu hiu lạnh nhà thơ đã có những mường tượng về kiếp nhân sinh ngắn ngủi của con người.
- Sự xót thương cho số phận của những đứa trẻ bị bỏ rơi trong rừng khiến lòng ông "tê tái".
- Quý ngữ trong bài là từ "mùa thu".
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack - Bút pháp đối lập tương phản giữa cái vô cùng vô tận của trời đất trong "bốn phương trời xa", đối lập với những cái mỏng manh nhỏ bé tầm thường trong cuộc sống con người như cánh hoa đào, mặt hồ gợn sóng.
- Bút pháp lấy động tả tĩnh, gợi ra tính chất Thiền tông, sự hài hòa của vạn vật trong cuộc sống, cái này làm nổi bật cái kia, một cách nhẹ nhàng, vắng lặng và mềm mại. - Qúy ngữ ẩn giấu "cánh hoa đào" gợi tả mùa xuân.