Phương án về các trạm biến áp phân xưởng:

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN CHO NHÀ MÁY ĐƯỜNG Giáo viên hướng dẫn PHAN ĐĂNG KHẢI (Trang 29 - 34)

Các trạm biến áp được lựa chọn dựa trên nguyên tắc sau:

+ Vị trí đặt trạm biến áp trung gian hoặc trạm phân phối trung tâm phải thoả mãn các yêu cầu: gần tâm phụ tải; thuận tiện cho việc vận chuyển, lắp đặt, vận hành sữa chữa, an toàn và kinh tế.

+ Số lượng MBA đặt trong các trạm biến áp được lựa chọn căn cứ vào yêu cầu cung cấp điện của phụ tải, điều kiện vận chuyển và lắp đặt, chế độ làm việc của phụ tải.

+ Trong mọi trường hợp TBA chỉ đặt 1 MBA sẽ là kinh tế và thuận lợi cho việc vận hành, nhưng độ tin cậy không cao. Các TBA cung cấp cho hộ loại I và loại II nên đặt 2 MBA, hộ loại III có thể chỉ đặt 1 MBA.

+ Để tránh việc làm cản trở tới quá trình sản xuất bên trong các phân xưởng; việc phòng cháy, nổ dễ dàng, thuận lợi, tiết kiệm về xây dựng, ít ảnh hưởng tới các công trình khác và việc làm mát tự nhiên được tốt hơn ta chọn vị trí trạm biến áp ở ngoài và liền kề các phân xưởng.

Dung lượng MBA được chọn theo điều kiện: n.khc.SdmB≥Stt

Và cần xác định công suất phải cắt khi xảy ra sự cố là: Sc= Stt– Ssc= Stt– kqt.SddBA.

n : là số máy biến áp có trong trạm biến áp.

khc : là hệ số hiệu chỉnh theo nhiệt độ môi trường, ta chọn loại máy biến áp chế tạo ở Việt Nam nên không cần hiệu chỉnh nhiệt độ khc=1.

kqt : là hệ số quá tải sự cố.

Với máy biến áp đặt trong nhà: kqt=1,3. Với máy biến áp đặt ngoài trời: kqt=1,4.

nếu thoả mãn điều kiện MBA vận hành quá tải không quá 5 ngày đêm, thời gian quá tải trong một ngày đêm không vượt quá 6h và trước khi quá tải MBA vận hành với hệ số tải < 0,93.

Đồng thời cũng cần hạn chế chủng loại MBA dùng trong nhà máy để tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua sắm, lắp đặt vận hành, sữa chữa, thay thế.

Các phương án cung cấp điện:

2.1 Phương án I:

Đặt năm trạm biến áp phân xưởng lấy điện từ TBATG, hoặc TPPTT cụ thể là: + B1cấp điện cho phụ tải 0,4 kV của kho củ cải đường và kho than.

+ B2cấp điện cho phụ tải 0,4 kV của phân xưởng thái và nấu củ cải đường. + B3cấp điện cho phụ tải 0,4 kV của bộ phận cô đặc.

+ B4cấp điện cho phụ tải 0,4 kV của phân xưởng tinh chế và kho thành phẩm. + B5 cấp điện cho phụ tải 0,4 kV của trạm bơm và phân xưởng sửa chữa cơ khí.

Trong đó các trạm B2, B3, B4, B5cấp điện cho các phân xưởng chính được xếp vào hộ loại I nên cần đặt hai máy biến áp vận hành song song. Các trạm còn lại đặt một máy.

Dung lượng trạm B1:

n.khc.SdđB1≥Stt

SdđB1≥ (323,83 344, 9)+ 2 +(157, 5+210)2

=763,06 (kVA)

⇒Chọn máy biến áp tiêu chuẩn có SdđB1= 1000 kVA Dung lượng trạm B2:

SdđB2≥ 678, 94

2 =339,47 (kVA)

⇒ Chọn máy biến áp tiêu chuẩn có SdđB2= 400 kVA

Ssc= 1,3.SdđB2= 1,3.400 = 520 kva

Lượng công suất phải cắt là:

Scăt = Stt- Ssc= 678,94 - 520 = 158,94 kva

Dung lượng trạm B3:

SdđB3≥ 395, 26 197, 63

2 = kVA

-Chọn máy biến áp tiêu chuẩn có: SdđB3= 250 kVA

Khi xảy ra sự cố một MBA, khả năng tải tối đa của một máy còn lại là : Ssc= 1,3.SdđB3= 1,3.250 = 325 kva

Lượng công suất phải cắt là:

Scăt = Stt- Ssc = 395,26 - 325 = 70,26 kva Dung lượng trạm B4: SdđB4≥ 2 2 (329, 96 175, 21) (400 67.5) 2 + + + =344,15 (kVA)

- Chọn máy biến áp tiêu chuẩn có: SdđB4 = 400 kVA

Khi xảy ra sự cố một MBA, khả năng tải tối đa của một máy còn lại là : Ssc= 1,3.SdđB4= 1,3.400 = 520 kva

Lượng công suất phải cắt là:

Scăt = Stt- Ssc = 688,29 - 520 = 168,29 kva

Khi xảy ra sự cố một MBA do trạm B4 cấp điện cho phụ tải loại III là kho thành phẩm nên khi sự cố phụ tải này bị ngừng cung cấp điện.

Dung lượng trạm B5: SdđB5≥ 2 2 (365, 92 375, 98) (308, 27 367, 27) 2 + + + =501,7 (kVA)

-Chọn máy biến áp tiêu chuẩn có SdđB5 = 560 kVA

Khi sự cố một máy biến áp do trạm B5 cấp điện cho phụ tải loại III là phân xưởng sửa chữa cơ khí nên khi sự cố ngừng cấp điện cho phụ tải này

Khi xảy ra sự cố một MBA, khả năng tải tối đa của một máy còn lại là: Ssc= 1,3.SdđB5= 1,3.560 = 728 kva

Lượng công suất phải cắt là:

Scăt = Stt- Ssc= 1003,4 - 728 = 275,4 kva

2.2. Phương án II:

Đặt sáu trạm biến áp phân xưởng lấy điện từ TBATT, hoặc TPPTT cụ thể là: + B1cấp điện cho phụ tải 0,4 kV của kho củ cải đường.

+ B2cấp điện cho phụ tải 0,4 kV của kho than.

+ B3cấp điện cho phụ tải 0,4 kV của phân xưởng thái và nấu củ cải đường. + B4cấp điện cho phụ tải 0,4 kV của bộ phận cô đặc.

+ B5cấp điện cho phụ tải 0,4 kV của phân xưởng tinh chế và kho thành phẩm. + B6 cấp điện cho phụ tải 0,4 kV của trạm bơm và phân xưởng sửa chữa cơ khí.

Trong đó các trạm B3, B4, B5, B6 cấp điện cho các phân xưởng chính được xếp vào hộ loại I nên cần đặt hai máy biến áp vận hành song song. Các trạm còn lại đặt một máy.

Dung lượng trạm B1:

SdđB1≥Stt= 360,1 (kVA) - Chọn máy biến áp tiêu chuẩn có: SdđB1= 400 kVA

Dung lượng trạm B2:

SdđB2≥Stt= 403,81 (kVA) - Chọn máy biến áp tiêu chuẩn có: SdđB2= 560 kVA

Dung lượng trạm B3:

SdđB3≥ 678, 94

2 =339,47 (kVA)

- Chọn máy biến áp tiêu chuẩn có SdđB3= 400 kVA

Khi xảy ra sự cố một MBA, khả năng tải tối đa của một máy còn lại là : Ssc= 1,3.SdđB3= 1,3.400 = 520 kva

Lượng công suất phải cắt là:

Scăt = Stt- Ssc= 678,94 - 520 = 158,94 kva

Dung lượng trạm B4:

SdđB4≥ 395, 26 197, 63

2 = kVA

Khi xảy ra sự cố một MBA, khả năng tải tối đa của một máy còn lại là : Ssc= 1,3.SdđB4= 1,3.250 = 325 kva

Lượng công suất phải cắt là:

Scăt = Stt- Ssc = 395,26 - 325 = 70,26 kva Dung lượng trạm B5: SdđB5≥ 2 2 (329, 96 175, 21) (400 67.5) 2 + + + =344,15 (kVA)

- Chọn máy biến áp tiêu chuẩn có: SdđB5 = 400 kVA

Khi xảy ra sự cố một MBA, khả năng tải tối đa của một máy còn lại là : Ssc= 1,3.SdđB5= 1,3.400 = 520 kva

Lượng công suất phải cắt là:

Scăt = Stt- Ssc = 688,29 - 520 = 168,29 kva

Khi xảy ra sự cố một MBA do trạm B5 cấp điện cho phụ tải loại III là kho thành phẩm nên khi sự cố phụ tải này bị ngừng cung cấp điện.

Dung lượng trạm B6: SdđB6≥ 2 2 (365, 92 375, 98) (308, 27 367, 27) 2 + + + =501,7 (kVA)

-Chọn máy biến áp tiêu chuẩn có SdđB6 = 560 kVA

Khi sự cố một máy biến áp do trạm B6 cấp điện cho phụ tải loại III là phân xưởng sửa chữa cơ khí nên khi sự cố ngừng cấp điện cho phụ tải này

Khi xảy ra sự cố một MBA, khả năng tải tối đa của một máy còn lại là: Ssc= 1,3.SdđB5= 1,3.560 = 728 kva

Lượng công suất phải cắt là:

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN CHO NHÀ MÁY ĐƯỜNG Giáo viên hướng dẫn PHAN ĐĂNG KHẢI (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)