Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng.

Một phần của tài liệu KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN 2 (Trang 25 - 26)

Ngân hàng trong chủ nghĩa tư bản là xí nghiệp kinh doanh tiền tệ, làm môi giới giữa người cho vay và người đi vay. Ngân hàng có vai trò quan trọng đối với sản xuất, lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ .

- Hệ thống ngân hàng bao gồm ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại. Ngân hàng nhà nước có chức năng đề xuất các chính sách tiền tệ, phát hành tiền tệ ,quản lý vĩ mô về tiền tệ.

Ngân hàng thương mại có chức năng kinh doanh tiền tệ bằng các nghiệp vụ nhận gửi, cho vay, thanh toán. Có hai loại tiêu chí để phân loại ngân hàng thương mại là sở hữu (ngân hàng của ai) của nhà nước, của tư nhân, của nước ngoài, hay cổ phần. Tiêu chí thứ hai là đối tượng kinh doanh của ngân hàng là gì? kinh doanh tổng hợp hay chuyên doanh. Dựa trên cơ sở này mà đặt tên gọi ngân hàng ngoại thương, ngân hàng công thương, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách, ngân hàng đầu tư và phát triển v..v.

- Lợi tức ngân hàng bao gồm lợi tức tiền gửi, lợi tức cho vay, lợi tức ngắn hạn, lợi tức dài hạn, lợi tức ưu đãi và lợi tức không ưu đãi. Lợi tức ngân hàng phản ánh hệ thống lợi ích:lợi ích của người gửi tiền, lợi ích của người vay tiền, lợi ích của ngân hàng và lợi ích của nền kinh tế. Sự thống nhất và mâu thuẫn của các lợi ích này như thế nào trong điều kiện lạm phát?

- Nguyên tắc cơ bản của lợi tức ngân hàng: lợi tức cho vay phải cao hơn lợi tức nhận gửi; chênh lệch giữa lợi tức cho vay và lợi tức nhận gửi sau khi trừ đi các chi phí về nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng cộng với các khoản thu nhập khác về kinh doanh

26

tiền tệ hình thành lợi nhuận ngân hàng. Lợi nhuận ngân hàng ngang bằng với lợi nhuận bình quân.

Một phần của tài liệu KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN 2 (Trang 25 - 26)