Việc lập kế hoạch dạy học Ngữ văn 6 trong cả năm học cần căn cứ vào thời lượng của môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các VB hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan quản lí giáo dục và kế hoạch năm học của nhà trường. SGK Ngữ văn 6 được thiết kế trên cơ sở 140 tiết/ 35 tuần thực học (trung bình 4 tiết/ tuần). Kế hoạch dạy học theo năm học, tuần, bài học đều căn cứ theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông (tổng thể) và Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018.
Thời lượng các bài học và hoạt động trong SGK Ngữ văn 6 được phân bổ như sau:
STT Tên bài Số tiết
1 Tôi và các bạn 16 tiết
(9 tiết đọc và tiếng Việt; 5 tiết viết; 2 tiết nói và nghe) 2 Gõ cửa trái tim 12 tiết
(8 tiết đọc và tiếng Việt; 3 tiết viết; 1 tiết nói và nghe) 3 Yêu thương và chia sẻ
Đọc mở rộng
12 tiết
(8 tiết đọc và tiếng Việt; 3 tiết viết; 1 tiết nói và nghe)
1 tiết Đọc mở rộng 4 Quê hương yêu dấu 12 tiết
(7 tiết đọc và tiếng Việt; 4 tiết viết; 1 tiết nói và nghe) 5 Những nẻo đường xứ sở
Đọc mở rộng
Kiểm tra giữa Học kì I, Ôn tập và kiểm tra Học kì I
12 tiết
(8 tiết đọc và tiếng Việt; 3 tiết viết; 1 tiết nói và nghe)
1 tiết Đọc mở rộng
2 tiết + 2 tiết + 2 tiết
6 Chuyện kể về những người anh hùng
13 tiết
(8 tiết đọc và tiếng Việt; 4 tiết viết; 1 tiết nói và nghe) 7 Thế giới cổ tích
Đọc mở rộng
13 tiết
(8 tiết đọc và tiếng Việt; 4 tiết viết; 1 tiết nói và nghe)
1 tiết Đọc mở rộng 8 Khác biệt và gần gũi 13 tiết
(8 tiết đọc và tiếng Việt; 4 tiết viết; 1 tiết nói và nghe) 9 Trái Đất – ngôi nhà chung
Đọc mở rộng
13 tiết
(8 tiết đọc và tiếng Việt; 4 tiết viết; 1 tiết nói và nghe)
10 Cuốn sách tôi yêu
Kiểm tra giữa Học kì II, Ôn tập và kiểm tra Học kì II
8 tiết (4 tiết đọc; 2 tiết viết; 2 tiết nói và nghe)
2 tiết + 2 tiết + 2 tiết
– Kế hoạch dạy học SGK Ngữ văn 6 trong năm học: Nhà trường, tổ chuyên môn hướng dẫn GV lập kế hoạch theo phân phối chương trình và kế hoạch năm học của toàn trường.
– Kế hoạch dạy học của từng bài học: Tổ chuyên môn và GV nghiên cứu bài học trong SHS, SGV và lập kế hoạch dạy học theo mạch kiến thức, kĩ năng của bài học. Chú ý mối quan hệ giữa các hoạt động: đọc, thực hành tiếng Việt, nói và nghe, đọc mở rộng. Cần chú ý năng lực của HS để có thể điều tiết thời lượng của các hoạt động phù hợp. Để quá trình dạy học trên lớp thực sự hiệu quả, phần hướng dẫn chuẩn bị bài, hướng dẫn tự học cần được quan tâm thích đáng trong kế hoạch dạy học của GV.
P H Ầ N H A I
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ DẠNG BÀI