Triệu chứng lâm sàng củ au gan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, giải phẩu bệnh và một số chỉ số sinh học của các u gan tại bệnh viện trường đại học y dược huế (Trang 31 - 33)

4.3.1. Triệu chứng cơ năng

Đa số các bệnh nhân đều có triệu chứng mệt mỏi, giảm khả năng lao động, chiếm tỷ lệ cao nhất là 86,67%, nhưng bệnh nhân hay bỏ qua triệu chứng này vì nó không đặc hiệu cho bất kỳ bệnh lý nào, nhất là bệnh nhân ở nông thôn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Lình với tỷ lệ này là 90% [18]. Tuy nhiên, lý do chính bệnh nhân đến khám không phải do mệt mỏi mà chủ yếu là do đau vùng gan (80%), một số lý do khác như vàng da, sờ có u cục ở gan hoặc phát hiện tình cờ khi siêu âm ổ bụng do một bệnh lý khác. Ngoài ra một số bệnh nhân còn có một số triệu chứng cơ năng như mất ngủ (36,67%), rối loạn tiêu hóa (50%), sụt cân (26,67%). Các tác giả khác cũng ghi nhận đau vùng gan tương tự chúng tôi như Phạm Văn Lình (93,5%) [19], Trần Lê Mơ (84%) [22], Đoàn Hữu Nam (89,46%) [25]. Nhưng theo Jsabell là 45% [45], tỷ lệ này thấp hơn so với các các nghiên cứu trước, có thể là do ở các nước phát triển, người dân được kiểm tra sức khoẻ tốt hơn nên phát hiện bệnh sớm, ngay khi gan chưa lớn.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, 80% bệnh nhân có triệu chứng đau vùng gan, phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác: Trần Lê Mơ (84%) [22], Văn Tần và Hoàng Danh Tấn (76,63) [28].Theo chúng tôi, đây là dấu hiệu quan trọng giúp phát hiện bệnh.

Tỷ lệ vàng da đối với UTGNP tuỳ thuộc vào từng nghiên cứu của một số tác giả mà có tỷ lệ khác nhau đáng kể. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ này chiếm 10%, thấp hơn so với kết quả của một số tác giả khác, Trần Lê Mơ là 84% [22], Nguyễn Thanh Giang và Phạm Văn Nhiên là 33,47% [10]. Tuy nhiên cũng có những nghiên cứu khác cho tỷ lệ tương đương với chúng tôi. Theo Bùi Thi Thanh Hà là 2,63% [12], Nguyễn Tùng Sơn là 7,29% [26]. Song nhìn chung vàng da là triệu chứng không đặc hiệu thường gặp ở giai đoạn muộn, liên quan đến các ung thư ở đường mật nhiều hơn trong khi trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh này rất thấp.

4.3.2. Triệu chứng thực thể:

Trong các triệu chứng thực thể, gan lớn là triệu chứng thực thể hay gặp nhất trong UTGNP mà bất cứ thầy thuốc nào khi thăm khám lâm sàng đều phải chú ý. Trong nghiên cứu của chúng tôi, triệu chứng này chiếm 43,33%, thấp hơn so với nhiều tác giả như Văn Tần tỷ lệ này là 76,33% [32], Hoàng Trọng Thảng là 95,57% [16], Phạm Văn Lình là 80% [18]. Đặc biệt có 2 nghiên cứu có tỷ lệ rất cao Nguyễn Tùng Sơn là 100% [23], Phạm Song là 97% [22]. Có thể trong nghiên cứu của chúng tôi, gan phát triển trên nền xơ teo nên không phát hiện được gan lớn hoặc do bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi vào viện ở giai đoạn sớm hơn so với các nghiên cứu khác hoặc do một số trường hợp u có kích thước nhỏ nên gan không lớn.

Ngoài ra, các triệu chứng thực thể khác của u gan rất hiếm gặp như xuất huyết (dưới da, tiêu hoá, não, màng não), nốt nhện, thiếu máu, phù, cổ trướng... Điều này có lẽ là do đa số bệnh nhân nhập viện ở giai đoạn chưa có

cổ trướng nên các triệu chứng nói trên chưa xuất hiện. Điều này cũng làm cho việc phát hiện bệnh khó khăn hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, giải phẩu bệnh và một số chỉ số sinh học của các u gan tại bệnh viện trường đại học y dược huế (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)