Thực hành của bà mẹ

Một phần của tài liệu Thực trạng xử trí và chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của các bà mẹ trước khi đưa con đến khám tại trung tâm y tế hoài đức – hà tây (Trang 41 - 45)

Khi đánh gía chung cách xử trí của bà mẹ chúng tôi phân tích dựa trên xử trí của bà mẹ về phát hiện bệnh của con, thời gian đ-a con đi khám, xử trí khi con bị sốt, ho, chảy n-ớc mũi nghẹt mũi. Sự tiếp cận dịch vụ y tế cũng đ-ợc chúng tôi quan tâm nh-ng không đ-a vào chỉ tiêu để tính điểm thực hành xử trí của bà mẹ. Kết quả chúng tôi thu đ-ợc là những bà mẹ thực hành xử trí đúng chỉ đạt 39%, thấp hơn tỷ lệ bà mẹ thực hành xử trí không đúng. Nh- vậy là có ch-a đến 1 phần 2 số bà mẹ biết thực hành xử trí khi con mắc NKHHCT, đây cũng có thể là một trong những yếu tố khiến cho trẻ đến viện trong tình trạng nặng.

Tr-ớc khi đ-a trẻ đến TTYT có 78 bà mẹ (chiếm 55.3%) đã đ-a con đi khám, trong đó đến trạm y tế chiếm 50% còn lại là bà mẹ đ-a con đến cơ sở y tế t- nhân, so sánh với kết quả nghiên cứu của Phùng Quốc v-ợng tại L-ơng sơn, Hoà Bình về xử trí ban đầu của các bà mẹ có thể thấy tỷ lệ trẻ đ-ợc đ-a đến trạm y tế là t-ơng đ-ơng, trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bà mẹ tự chữa cho con ở nhà có thấp hơn so với địa bàn L-ơng Sơn có thể do ở đây đân trí khá hơn, tuy nhiên vẫn còn có 23 bà mẹ ( chiếm 16.3%) mua thuốc tự điều trị ở nhà cho con, đây là một

thực tế không chỉ riêng tại Việt Nam mà ở các n-ớc đang phát triển cũng có tình trạng t-ơng tự. Nghiên cứu tại Indonesia, Guatemana, Ethiopia[27][34][35] cũng cho thấy, khi trẻ mắc NKHHCT bà mẹ th-ờng ít đ-a trẻ tới cơ sở y tế, họ th-ờng tự chữa ở nhà tr-ớc, vài ngày sau nếu không khỏi mới mang đến cơ sở y tế, sở dĩ có tình trạng này là do bà mẹ thiếu hiểu biết hoặc do tin t-ởng vào kinh nghiệm bản thân và những ng-ời xung quanh [3].

Thời gian xử trí của bà mẹ là thời gian đ-ợc tính từ khi phát hiện trẻ mắc bệnh đến khi đ-a trẻ đến cơ sở y tế, khoảng thời gian này càng ngắn càng tốt. Biểu đồ 11 cho thấy trong số những trẻ đã đi khám đa phần các bà mẹ đ-a con đến khám trong vòng một ngày sau khi phát hiện bệnh. Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ rất lớn các bà mẹ cho con đi khám muộn sau 1 ngày phát hiện bệnh, tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Phùng Quốc V-ợng[24].

Kết quả các bảng 7, 8, 9 cho thấy vẫn có một tỷ lệ cao trẻ đ-ợc dùng kháng sinh khi bị sốt, ho, hoặc chảy n-ớc mũi, phần lớn trẻ bị sốt đã đ-ợc sử dụng thuốc tây y để hạ sốt (86.4%), tỷ lệ sử dụng thuốc giảm ho tây y khá cao (71.5%) và có đến 93.5% trẻ bị chảy n-ớc mũi, nghẹt mũi đ-ợc dùng thuốc nhỏ mũi. Có thể thấy rằng xu h-ớng các bà mẹ hoặc tự mình hoặc do chỉ dẫn của cán bộ y tế vẫn thích dùng thuốc tây để chữa bệnh NKHHCT trong những tr-ờng hợp chỉ ho, sốt đơn thuần, họ cảm thấy yên tâm khi sử dụng thuốc kháng sinh cho con và chỉ thấy rằng sử dụng những thuốc này sẽ giúp trẻ chóng khỏi bệnh nh-ng họ không hề biết việc sử dụng thuốc bừa bãi sẽ gây nhờn thuốc và rất có hại cho trẻ, trong những năm gần đây trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng có tỷ lệ kháng kháng sinh cao cũng một phần do trẻ đ-ợc sử dụng kháng sinh bừa bãi và không đúng chỉ định. Nghiên cứu của Thein Aung tại Myanma cũng cho thấy thuốc tây đ-ợc sử dụng để điều trị NKHHCT tr-ớc khi đ-a trẻ đến cơ sở y tế nhà n-ớc là 69.49% ở vùng thành thị và 56.09% ở vùng nông thôn[29]. Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy mặc dù có xu h-ớng thích sử dụng thuốc tây nh-ng vẫn có nhiều bà mẹ vẫn sử dụng thuốc nam hoặc các biện pháp thông th-ờng để điều trị cho trẻ nh-: ch-ờm mát để hạ sốt, dùng thuốc giảm ho

đông y hay là lau mũi, thấm dịch mũi, đây là những cách xử trí mà ch-ơng trình NKHHCT khuyến khích các bà mẹ nên làm. Tỷ lệ sử dụng những biện pháp này chúng tôi thấy cao hơn so với nghiên cứu của Phùng Quốc V-ợng và Trần Ph-ơng Lan[24][11].

Một động tác rất quan trọng của các bà mẹ trong xử trí trẻ mắc NKHHCT đó là theo dõi những triệu chứng bệnh của con, phát hiện những biểu hiện bất th-ờng hoặc theo dõi tiến triển của bệnh sẽ giúp bà mẹ đ-a con đến cơ sở y tế kịp thời, một trong những lý do cũng đ-ợc Vũ Thị Thuỷ đ-a ra trong nghiên cứu về tình hình tử vong tại Hải Phòng là do có 1 số bà mẹ không quan tâm đến con, một phần do công việc bận rộn, một phần do kiến thức về NKHHCT[19]. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 80.9% các bà mẹ đã theo dõi con khi con bị NKHHCT, đây là một kết quả đáng mừng.

Về chăm sóc trẻ mắc NKHHCT, chúng tôi đánh giá chăm sóc của bà mẹ dựa trên những thực hành của bà mẹ trong chăm sóc trẻ ăn, uống, và vệ sinh cho trẻ khi trẻ bị NKHHCT, nhìn chung những bà mẹ chăm sóc con đúng có tỷ lệ thấp hơn những bà mẹ chăm sóc con không đúng (có 47.5% bà mẹ thực hành đúng so với 52.5% bà mẹ thực hành không đúng).

Tại biểu đồ 14, chúng tôi thấy trẻ đ-ợc ăn nhiều hơn bình th-ờng là rất ít. Chỉ có 6.4% trẻ đ-ợc ăn nhiều hơn bình th-ờng trong khi có đến 38.3% trẻ ăn ít hơn bình th-ờng, NKHHCT là một trong những nguyên nhân quan trọng gây suy dinh d-ỡng, khi trẻ bị ốm thì cần phải cho trẻ ăn nhiều hơn, th-ờng xuyên hơn, trẻ đ-ợc ăn đầy đủ, nhiều chất dinh d-ỡng sẽ tránh nguy cơ bị sút cân đồng thời giúp trẻ tăng c-ờng thể lực chống lại bệnh tật. Tỷ lệ trẻ đ-ợc ăn bình th-ờng và nhiều hơn bình th-ờng khi mắc NKHHCT trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Trần Ph-ơng Lan [11] và củaHàn Trung Điền [3].

Cho trẻ uống thêm n-ớc là một chăm sóc đ-ợc tổ chức y tế thế giới rất quan tâm. Khi trẻ mắc NKHHCT th-ờng có sốt và ho, làm cho trẻ mất n-ớc, vì thế trẻ cần đ-ợc bù n-ớc[2].Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ bà mẹ cho con uống n-ớc nhiều hơn bình th-ờng có cao hơn so với nghiên cứu trên cộng đồng của Hàn Trung Điền và Phùng Quốc V-ợng[3][24] nh-ng tỷ lệ này vẫn còn thấp, mới chỉ có 30.5% trẻ đ-ợc uống n-ớc nhiều hơn bình th-ờng, thực hành cho uống n-ớc không khó nh- cho ăn nên chúng tôi có thể chắc chắn rằng nếu bà mẹ có kiến thức và hiểu rõ tầm quan trọng của việc cung cấp n-ớc đầy đủ cho trẻ thì có thể tỷ lệ này sẽ cao hơn nhiều.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 36.9% bà mẹ kiêng không tắm cho con khi trẻ bị NKHHCT và có 25.5% trẻ vẫn tắm bằng n-ớc ấm hàng ngày, các bà mẹ cho rằng việc tắm cho con hằng ngày sẽ làm cho trẻ bệnh chậm khỏi hoặc nặng nên, tuy nhiên không phải nh- vậy, trẻ đ-ợc tắm hàng ngày bằng n-ớc ấm sẽ không ảnh h-ởng đến tình trạng bệnh của trẻ mà còn giúp trẻ tránh đ-ợc những nhiễm trùng ngoài da. TCYTTG khuyến cáo khi trẻ mắc NKHHCT cần nên giữ ấm cho trẻ về mùa đông, trong nghiên cứu của chúng tôi có 90.8% bà mẹ mặc ấm cho con, tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Phùng Quốc V-ợng (26.3%) [24], tỷ lệ giữa 2 nghiên cứu có sự khác biệt có thể là do nghiên cứu của chúng tôi tiến hành vào mùa đông còn nghiên cứu của Phùng Quốc V-ợng tiến hành vào mùa hè, thu.

Để đánh giá thực hành của bà mẹ chúng tôi dựa trên những tiêu chí đánh giá cách xử trí và chăm sóc của bà mẹ khi con bị NKHHCT. Biểu đồ 16 cho thấy bà mẹ có thực hành đúng chỉ chiếm tỷ lệ 31.9%, thấp hơn 1 nửa tỷ lệ các bà mẹ thực hành không đúng và thấp hơn tỷ lệ những bà mẹ có kiến thức đúng, điều đó cũng dễ hiểu vì từ kiến thức đến thực hành còn một khoảng cách, ch-a chắc các bà mẹ có kiến thức đúng đã thực hành đúng. Khác với kiến thức, kết quả về thực hành của bà mẹ trong nghiên cứu của chúng tôi lại cao hơn so với nghiên cứu của Phùng Quốc V-ợng[24]( thực hành đúng đạt 28.7%) có thể lý giải là do chúng tôi phỏng vấn trên những đối t-ợng đang trực tiếp chăm sóc con mắc NKHHCT nên sẽ hạn chế đ-ợc những sai số thông tin do nhớ lại so với nghiên cứu của Phùng Quốc V-ợng.

Một phần của tài liệu Thực trạng xử trí và chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của các bà mẹ trước khi đưa con đến khám tại trung tâm y tế hoài đức – hà tây (Trang 41 - 45)