PHONG TỤC, NGHI LỄ VÀ VĂN HOÁ DÂN GIAN

Một phần của tài liệu tmbt09-2020 (Trang 50 - 53)

230/. VÕ VĂN SƠN. Tiền Giang - Bảo tồn và khai thác chợ truyền thống thành điểm du lịch / Võ Văn Sơn, Phan Thị Khánh Đoan

// Tạp chí Du lịch. - 2020. - Số 7.- Tr. 112 - 113

Tóm tắt: Các chợ truyền thống ở Tiền Giang đã đươc chính quyền địa phương phát triển thành điểm du lịch. Đó là nơi bảo tồn đặc trưng văn hoá ở Tiền Giang, giúp phát triển du lịch mua sắm trong thời kỳ hội nhập.

+ Môn loại: 390.0959783 / T305GI Mã QR 231/. NGUYỄN THỊ KIỀU TIÊN. Khai thác tri thức bản địa của

người Khmer ở Trà Vinh vào dạy học văn học dân gian Khmer / Nguyễn Thị Kiều Tiên // Tạp chí Giáo dục. - 2020. - Số 481.- Tr. 24 - 28

Tóm tắt: Đề xuất đưa vốn tri thức bản địa vào thiết kế các hoạt động dạy học văn học dân gian Khmer, điều này xuất phát từ đặc trưng văn hoá, từ nhu cầu hiểu biết, thực hành của người học với truyền thống dân tộc Khmer. Đây được xem như cách tiếp cận mới, gắn với thực tiễn địa phương và đặc trưng của folklore thế giới.

+ Môn loại: 390.0959786 / KH103TH

Mã QR

232/. JOANNA WASILEWSKA. "Không gì đẹp hơn người phụ nữ trong chiếc áo dài". Bộ trang phục phụ nữ Việt Nam như vật chuyên chở tư tưởng hiện đại hoá và truyền thống / Joanna Wasilewska // Tạp chí Xưa và nay. - 2020. - Số 520.- Tr. 52 - 56

Tóm tắt: Bài viết giới thiệu lịch sử áo dài của người phụ nữ Việt Nam và phân tích mối tương quan của áo dài với những khái niệm ước lệ về cái đẹp trong văn hoá dân tộc.

+ Môn loại: 391.009597 / KH455GI

Mã QR

233/. VƯƠNG XUÂN TÌNH. Cơm ở Việt Nam: Từ dinh dưỡng đến chức năng xã hội và văn hoá / Vương Xuân Tình // Tạp chí Văn hoá học. - 2020. - Số 2.- Tr. 15 - 26

Tóm tắt: Cơm không chỉ là món ăn, mà còn được khái quát hoá thành bữa ăn. Cơm trở thành các biểu tượng văn hoá đặc sắc, như cơm là gốc của đời sống, biểu hiện của giàu sang hay hèn kém, gắn với các ứng xử xã hội liên quan .

+ Môn loại: 394.109597 / C463Ơ

Mã QR

234/. NGUYỄN THỊ TÂM HẠNH. Sự gặp gỡ Đông Tây trong ẩm thực Huế dưới triều Nguyễn / Nguyễn Thị Tâm Hạnh // Tạp chí Văn hoá học. - 2020. - Số 2.- Tr. 45 - 52

Tóm tắt: Phác hoạ bức tranh biến đổi của ẩm thực Huế từ chỗ chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa chuyển sang giai đoạn quốc tế hoá văn hoá phương Tây. Phản ánh quan điểm và ứng xử của người Huế đối với việc giữ gìn ẩm thực truyền thống cũng như tiếp thu các yếu tố ẩm thực mới.

+ Môn loại: 394.10959749 / S550G Mã QR

235/. VÂN NGUYỄN. Bánh tét Trà Cuôn từ vùng sông nước vươn tới trời Tây / Vân Nguyễn // Tạp chí Nông thôn mới. - 2020. - Số 567.- Tr. 32 - 33

Tóm tắt: Nhờ có hương vị khá đặc trưng, mà bánh tét Trà Cuôn đã theo chân các du khách và người dân Trà Vinh đi khắp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước...Với ưu điểm thơm ngon và bổ dưỡng, bảo quản được lâu, bánh tét còn được kiều bào mang ra nước ngoài.

+ Môn loại: 394.10959786 / B107T

Mã QR

236/. NGUYỄN VĂN LƯỢM. Giá trị văn hoá của trò diễn đua ghe ngo của người Khmer Nam Bộ / Nguyễn Văn Lượm // Tạp chí Văn hoá học. - 2020. - Số 2.- Tr. 74 - 79

Tóm tắt: Bài viết chỉ ra những đặc trưng văn hoá độc đáo của tộc người Khmer ở Nam Bộ thông qua những ứng xử của họ với chiếc ghe ngo được dùng làm phương tiện thi đấu trong lễ hội đua ghe ngo.

+ Môn loại: 394.2695977 / GI-100TR

Mã QR

237/. THÀNH THU TRANG. Biển trong tri thức dân gian của cư dân Vân Đồn (Quảng Ninh) / Thành Thu Trang // Tạp chí Văn hoá nghệ thuật. - 2020. - Số 433.- Tr. 98 - 100

Tóm tắt: Cư dân vùng biển đảo Vân Đồn có kho tàng văn hoá dân gian vô cùng phong phú, đa dạng. Một trong các yếu tố cấu thành nên sự đa dạng đó phải kể đến văn hoá biển.

+ Môn loại: 398.09597 / B305TR

Mã QR

238/. ĐĂNG HUỲNH. Lý thú những phong tục miệt Nam Sông Hậu

/ Đăng Huỳnh // Báo Cần Thơ. - 2020. - Số 180.- Tr. 8

Tóm tắt: Chia sẻ một số phong tục lý thú ở miệt Nam Sông Hậu như: Vì sao người Nam Bộ gọi con đầu lòng là thứ Hai?, Buồn vui chuyện thú phạt, gọi nhau là "ní", lấy ván ngựa đóng hòm...để dành.

+ Môn loại: 398.09597 / L600TH

239/. NGUYỄN THĂNG LONG. Văn hoá dân gia làng ven biển Thừa Thiên Huế: Nhìn từ tín ngưỡng thờ cúng cá Ông / Nguyễn Thăng Long // Tạp chí Văn hoá học. - 2020. - Số 2.- Tr. 59 - 66

Tóm tắt: Giới thiệu những đặc trưng và giá trị của tín ngưỡng thờ cúng cá Ông của cư dân các làng ven biển miền Trung, đặc biệt là đi sâu giới thiệu về tục lệ này ở một số làng ven biển của tỉnh Thừa Thiên Huế.

+ Môn loại: 398.0959749 / V115H

Mã QR

240/. BÙI THỊ NGỌC PHƯƠNG. Tính bản địa trong bối cảnh hội nhập, qua lễ vật dâng cúng tại lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam tỉnh An Giang

/ Bùi Thị Ngọc Phương // Tạp chí Văn hoá học. - 2020. - Số 2.- Tr. 53 – 58

Tóm tắt: Bàn luận sự tác động của xu thế toàn cầu trong quá trình biến đổi ý niệm chọn lựa lễ vật cũng như dấu ấn bản địa trong việc giữ gìn các giá trị văn hoá truyền thống qua lễ vật dâng cúng Bà.

+ Môn loại: 398.0959791 / T312B

Mã QR

241/. NGUYỄN XUÂN KÍNH. Văn học dân gian từ sau Hiệp định Giơnevơ (1954) đến ngày đất nước thống nhất (1975) / Nguyễn Xuân Kính // Tạp chí Văn hoá học. - 2020. - Số 3 (49).- Tr. 43 - 49

Tóm tắt: Trong hai chục năm đất nước bị chia cắt, văn học dân gian người Việt không chỉ theo sát cuộc kháng chiến chống Mỹ ở cả hai miền, mà còn kịp thời phản ánh cuộc sống lao động, học tập và các mối quan hệ xã hội ở miền Bắc.

+ Môn loại: 398.209597 / V115H

Mã QR

242/. TRẦN PHỎNG DIỀU. Đặc điểm Hò Cần Thơ / Trần Phỏng Diều // Tạp chí Văn Hiến. - 2020. - Số 4 + 5.- Tr. 56 - 58

Tóm tắt: Nghiên cứu về các làn điệu, nội dung và nghệ thuật của hò Cần Thơ qua những câu ca dao được thêm thắt, cắt xén dùng đối đáp, thi đua lời ý trong các hội hò.

+ Môn loại: 398.80959793 / Đ113Đ

Mã QR

243/. NGÔ TUYẾT PHƯỢNG. Ý niệm về đời người trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt / Ngô Tuyết Phượng // Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống. - 2020. - Số 7(300).- Tr. 18 - 22

Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu mô hình ẩn dụ cấu trúc, là các suy niệm về cuộc đời và con người dựa trên ý niệm về các quá trình trong một chuyến đi. Từ đó, góp phần lí giải cơ chế tư duy của người Việt về cuộc đời và con người, trong đó bao hàm cả các tri thức về tôn giáo và văn hoá của người Việt.

+ Môn loại: 398.909597 / Y600N

Một phần của tài liệu tmbt09-2020 (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)