Mặt trận quân sự: chiến thắng Điện Biên Phủ, đánh bại hoàn toàn kế hoạch Nava

Một phần của tài liệu trac-nghiem-lich-su-12-bai-20 (Trang 29 - 37)

của thực dân Pháp, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao giành thắng lợi.

- Mặt trận chính trị: ta kí với Pháp Hiêp định Giơnevơ (1954), đánh dấu cuộc kháng

chiến chống Pháp thắng lợi, phản ánh thắng lợi trên mặt trận quân sự. Đáp án cần chọn là: D

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: VietJack TV Official

Câu 61: Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 và hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là

A. Phân hóa, cô lập cao độ kẻ thù B. Đảm bảo giành thắng lợi từng bước C. Đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng D. Không vi phạm chủ quyền quốc gia

Lời giải:

Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ ngày 6- 3-1946 và hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là không vi phạm chủ quyền quốc gia.

- Đối với Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946): mặc dù ta muốn có thời gian đề chuẩn bị lực lượng và đuổi quân Trung Hoa Dân Quốc ra khỏi nước ta nên mới tạm thời hòa hõa với Pháp. Tuy nhiên, điều khoản của các hiệp định không có điều khoản nào vi phạm chủ quyền quốc gia, mặc dù đến khi Tạm ước được kí kết (14-9-1946) thì Việt Nam cũng nhân nhượng với Pháp một số quyền lợi về kinh tế văn hóa chứ không có điều khoản ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia.

- Đối với Hiệp đinh Giơnevơ về Đông Dương (1954): Việt Nam đã có quá trình đấu tranh lâu dài và bên bỉ mới có chiến thắng ngày hôm này, nếu có điều khoản nào vi phạm đến chủ quyền quốc gia thì khác nào thành quả đó cũng bằng không. Nguyên tắc không vị phạm chủ quyền quốc gia luôn được giữ vững. Hiệp định này được kí kết là hiệp định đầu tiên Pháp và các nước công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nước Đông Dương: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 62: Đâu không phải là luận điểm để chứng minh hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là một bước tiến so với hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946?

A. Là văn bản pháp lý quốc tế nên có tính đảm bảo hơn B. Công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam

C. Quyền dân tộc cơ bản được công nhận ở một nửa đất nước D. Đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp

Lời giải:

Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là một bước tiến so với hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 ở chỗ: nó là một văn bản pháp lý quốc tế công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; được các cường quốc và các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng. Trong khi đó

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: VietJack TV Official hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 mới chỉ công nhận quyền tự do của Việt Nam nằm trong khối liên hiệp Pháp và không có tính ràng buộc nên thực dân Pháp có thể dễ dàng phá hoại hiệp định.

Đáp án C: quyền dân tộc cơ bản mới chỉ được công nhận ở miền Bắc không phải

luận điểm chứng minh cho sự tiến bộ của Hiệp định Giơnevơ (1954) so với Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 63: Nội dung nào sau đây không phải là hạn chế trong nội dung của hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?

A. Thời gian để quân đội nước ngoài rút khỏi Việt Nam quá dài B. Vấn đề thống nhất của Việt Nam phải phụ thuộc vào bên ngoài

C. Quá trình tập kết chuyển quân tạo cơ hội cho kẻ thù có cơ hội gây rối loạn D. Quyền dân tộc cơ bản mới được công nhận ở một nửa đất nước

Lời giải:

Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã công nhận quyền dân tộc cơ bản trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Còn việc Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm 2 miền, quyền thống nhất không được tôn trọng sau hiệp định là những hạn chế trong quá trình thực thi hiệp định.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 64: Luận điểm nào sau đây không chứng minh cho luận điểm: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đã bảo vệ và phát huy thành quả cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được quốc tế công nhận B. Những mầm mống đầu tiên của chủ nghĩa xã hội đã được gây dựng

C. Chính quyền dân chủ nhân dân được củng cố, vị thế được nâng cao trên trường quốc tế

D. Miền Bắc được giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, tạo cơ sở để giải phóng hoàn toàn miền Nam

Lời giải:

Hai thành quả mà cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 giành được đó là độc lập dân tộc và chính quyền nhà nước trên phạm vi toàn lãnh thổ. Tuy nhiên, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) vẫn chưa trọn vẹn vì mới giải phóng được miền Bắc, miền Nam vẫn còn nằm dưới ách thống trị của đế quốc và tay sai

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: VietJack TV Official Đáp án cần chọn là: D

Câu 65: Điểm khác nhau về nguyên nhân thắng lợi giữa Cách mạng tháng Tám (1945) với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) là

A. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. B. Truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.

C. Căn cứ hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân. D. Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.

Lời giải:

Nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) và thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) đều có diểm chung là đều có sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh; nhân dân ta có lòng yêu nước, truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất; ta có hậu phương vững chắc cùng với sự chuẩn bị chu đáo về nhân lực và vật lực và khối đoàn kết toàn dân.

=> Điểm khác biệt: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) có tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương cùng chống 1 kẻ thù chung là thực dân Pháp.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 66: Nội dung nào của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương không thể phủ định được quan điểm: “Hiệp định Giơnevơ đã chia Việt Nam thành 2 quốc gia với đường biên giới là vĩ tuyến 17”?

A. Các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được công nhận B. Quy định về vấn đề tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực C. Quy định về sự có mặt của quân đội nước ngoài ở Đông Dương D. Quy định về vấn đề thống nhất đất nước

Lời giải:

“Hiệp định Giơnevơ đã chia Việt Nam thành 2 quốc gia với đường biên giới là vĩ tuyến 17” là một quan điểm sai, vì:

- Hiệp định Giơnevơ đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam trong đó có quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia

- Hiệp định Giơnevơ đã quy định vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời phân chia khu vực tập kết quân đội chứ không phải là đường biên giới phân chia quốc gia

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: VietJack TV Official - Hiệp định Giơnevơ cũng khẳng định Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7-1956- tức là phủ định sự tồn tại vĩnh viễn của vĩ tuyến 17 và tái khẳng định sự thống nhất của Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 67: Nội dung quan trọng nhất mà các nước đế quốc phải thừa nhận trong hiệp định Giơnevơ là gì?

A. Các nước tham gia ký hiệp định tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương.

B. Các nước Đông Dương cam kết không tham gia khối liên minh quân sự nào, không để nước ngoài lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình.

C. Pháp bồi thường chiến tranh và cam kết khắc phục hậu quả của chiến tranh. D. Pháp rút hết quân khỏi Đông Dương.

Lời giải:

Nội dung quan trọng nhất mà các nước đế quốc phải thừa nhận trong hiệp định Giơnevơ là: Các nước tham gia ký hiệp định tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ (các quyền dân tộc cơ bản) của 3 nước Đông Dương. Đáp án cần chọn là: A

Câu 68: Có ý kiến cho rằng: “Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông Dương đã chia

Việt Nam thành hai quốc gia, đường biên giới là vĩ tuyến 17”. Ý kiến đó là

A. sai, vì sau Hiệp định, Việt Nam vẫn là một quốc gia độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

B. sai, vì Việt Nam chỉ bị chia thành hai miền lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời.

C. đúng, vì Mỹ đã dựng lên chính quyền Việt Nam cộng hòa ở miền Nam Việt Nam. D. đúng, vì sau Hiệp định ở Việt Nam tồn tại hai chính quyền với hai thể chế khác nhau.

Lời giải:

“Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông Dương đã chia Việt Nam thành hai quốc gia,

đường biên giới là vĩ tuyến 17” là một quan điểm sai, vì:

- Hiệp định Giơnevơ đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam trong đó có quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia.

- Hiệp định Giơnevơ đã quy định vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời phân chia khu vực tập kết quân đội chứ không phải là đường biên giới phân chia quốc gia.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: VietJack TV Official - Hiệp định Giơnevơ cũng khẳng định Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7-1956 - tức là phủ định sự tồn tại vĩnh viễn của vĩ tuyến 17 và tái khẳng định sự thống nhất của Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 69: Nội dung quan trọng nhất của Hiệp định Giơnevo năm 1954 là

A. các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương. B. các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực. C. hiệp định cấm đưa quân đội và vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương. D. các nước tham dự cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.

Lời giải:

Nội dung quan trọng nhất của Hiệp định Giơnevo năm 1954 là các nước tham dự cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương. Đây là mục tiêu hàng đầu của cuộc đấu tranh chống Pháp xâm lược (1945 - 1954).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 70: Bài học kinh nghiệm lớn nhất của mà Việt Nam rút ra được từ hội nghị Giơnevơ cho các cuộc đấu tranh ngoại giao sau này là

A. Vấn đề của Việt Nam phải do Việt Nam tự quyết định B. Không để thời gian thực thi hiệp định quá dài

C. Không được tạo ra những vùng chia cắt riêng biệt trên lãnh thổ D. Phải có sự ràng buộc về trách nhiệm thi hành các hiệp định

Lời giải:

Bài học kinh nghiệm lớn nhất của mà Việt Nam rút ra được từ hội nghị Giơnevơ cho các cuộc đấu tranh ngoại giao sau này là vấn đề của Việt Nam phải do Việt Nam tự quyết định thông qua các cuộc đàm phán song phương trực tiếp. Vì hội nghị Giơnevơ năm 1954 là hội nghị do các nước lớn là Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp tổ chức để giải quyết vấn đề Đông Dương và Việt Nam chỉ là nước được mời tham dự hội nghị nên những quyết định của hội nghị không xuất phát từ lợi ích của dân tộc Việt Nam mà xuất phát từ quyền lợi của các nước lớn.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: VietJack TV Official

Câu 71: Bài học quan trọng được rút ra từ cuộc đàm phán và kí kết Hiệp định Giơnevơ năm 1954 đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập và phát triển hiện nay là

A. Đàm phán hòa bình và hợp tác đối thoại.

B. Đánh giá chính xác tình hình và phụ thuộc các nước lớn. C. Tích cực sử dụng chiến tranh và vũ lực.

D. Tranh thủ các nước lớn để đấu tranh.

Lời giải:

Hiệp định Giơnevơ được kí kết đã để lại cho chúng ta nhiều bài học lịch sử sâu sắc. Trong công tác ngoại giao, nổi lên bài học về đánh giá chính xác tình hình quốc tế, chiến lược, thái độ của các nước lớn để tìm ra đối sách phù hợp nhất, đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc. Bài học trong quan hệ hợp tác quốc tế, đặc biệt trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay cần thực hiện biện pháp đàm phán hòa bình, tăng cường đối thoại và hợp tác để giải quyết các vấn đề xung đột, giữ vững ổn định và phát triển. Giải quyết các vấn đề tranh chấp, xung đột bằng biện pháp hòa bình đã trở thành xu thế của thế giới. Thực tế vấn đề biển Đông của Việt Nam cũng đang trong tiến trình giải quyết bằng biện pháp hòa bình.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 72: Việc đàm phán và ký kết Hiệp định Giơnevơ (1954) để lại bài học kinh nghiệm gì cho công tác đối ngoại của Việt Nam hiện nay?

A. Kiên trì dựa vào sự giúp đỡ của các nước lớn trong đấu tranh ngoại giao. B. Căn cứ vào tình hình quốc tế để có đường lối đấu tranh ngoại giao phù hợp. C. Hòa bình của dân tộc Việt Nam phải được đưa ra giải quyết ở một hội nghị quốc tế.

D. Phải tăng cường thực lực để tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động đối ngoại.

Lời giải:

- Đáp án A loại vì nếu dựa vào các nước lớn thì ta không có tiếng nói, kết quả ngoại giao sẽ bị chi phối hoàn toàn và phục vụ cho lợi ích của các nước lớn chứ không phải vì lợi ích của dân tộc Việt Nam.

- Đáp án B loại vì tình hình quốc tế luôn luôn thay đổi, hoạt động đối ngoại ở bất kì thời kì nào cũng cần phải đảm bảo nguyên tắc chung là giữ vững quyền dân tộc cơ bản của dân tộc.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: VietJack TV Official - Đáp án C loại vì phải căn cứ vào tình hình thực tế và luật pháp quốc tế. Một hội nghị quốc tế có thể bị chi phối bởi nhiều yếu tố nhất là quan hệ lợi ích đan xen chồng chéo giữa các nước lớn nên chỉ đưa ra 1 hội nghị quốc tế là chưa phù hợp.

- Đáp án D lựa chọn vì chỉ có tăng cường thực lực thì ta mới có cơ sở vững chắc cho hoạt động đối ngoại.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 73: Từ thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng bài học nào để giải quyết vấn đề biển đảo hiện nay?

A. Kết hợp đấu tranh chính trị và quân sự. B. Đấu tranh quân sự là chủ yếu.

C. Kết hợp đấu tranh kinh tế - văn hóa. D. Sử dụng sức mạnh đoàn kết dân tộc.

Lời giải:

- Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) là cuộc chiến tranh thể hiện rõ tư tưởng chiến tranh nhân dân, nghĩa là có sự đoàn kết của toàn dân chống Pháp. Sức mạnh của nhân dân đã làm nên nhiều chiến thắng to lớn, giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Ngày nay, trong bất cứ chính sách, chủ trương nào của nhà nước nếu không có sự đoàn kết toàn dân thì khó có thể thực hiện có kết quả. Đặc biệt, khi vấn đề chủ quyển biển Đông đang đặt ra cấp bách, chúng ta cần đoàn kết toàn dân để nâng cao sức mạnh của toàn dân tộc, đánh bại âm mưu của “kẻ thù”.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 74: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mĩ đã để lại cho nhân dân ta những bài học kinh nghiệm quý báu, bài học mang tính thời sự và vận dụng vào giai đoạn hiện nay?

A. Đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh ngoại giao. B. Đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của nhân dân.

Một phần của tài liệu trac-nghiem-lich-su-12-bai-20 (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)