tưởng nhầm là tự ngã, trong khi sự thật là không có ai ở đó cả.
DJ: Tôi muốn đưa ra một ví dụ về kinh nghiệm gần đây. Tôi có một người bạn gặp đổ vỡ trong mối quan hệ tình cảm. Người bạn mà anh ta vô cùng thương yêu đã không còn tình cảm với anh và không muốn sống cùng với anh ấy nữa. Người bạn của tôi đã đau khổ rất nhiều. Anh ấy rất đau buồn và thất vọng, tới mức cảm thấy mọi thứ khác đều không còn ý nghĩa gì nữa. Làm thế nào để giúp mọi người trong tình huống tương tự hiểu và vượt qua đau khổ?
AS: Nếu người bạn của bạn chưa từng nhìn thấy người này, liệu anh ấy có thể có tình cảm với cô ấy hay không?
DJ: Không, nếu anh ấy chưa từng thấy người này thì không thể có dính mắc xảy ra.
AS: Nhưng dính mắc đã sinh khởi bởi có cái thấy đúng không?
DJ: Đúng vậy.
AS: Anh ta không biết rằng cái thấy đã diệt đi rồi. Anh ta yêu đối tượng đã hoàn toàn diệt
mất. Do bởi vô minh, anh ta tin rằng đối tượng đó vẫn hiện hữu. Vô minh là nguyên nhân khiến anh ta dính mắc. Dính mắc là một thực tại, nó có thực và nó tồn tại. Ai không có dính mắc? Bậc thánh Dự lưu(1) và bậc thánh Bất lai(2) vẫn còn dính mắc. Chỉ bậc thánh A la hán, người đạt được mức độ trí tuệ cao nhất, mới hoàn toàn tận diệt được dính mắc.
Phiền não chỉ có thể được diệt trừ bởi trí tuệ hiểu nguyên nhân tạo ra chúng. Câu hỏi không phải là chúng ta có thể hay nên làm gì. Chính vô minh là cái không biết nguyên nhân của phiền não, dù đó là ngã mạn, vị kỷ hay mong muốn loại bỏ khổ đau. Khi nguyên nhân chưa được tận diệt thì nó còn tạo ra kết quả. Nếu chúng ta hiểu rằng các pháp là vô ngã, chúng ta biết rằng dinh mắc sẽ còn đó chừng nào sự sinh diệt của thực tại vẫn chưa xuất hiện.
Bậc thánh Dự lưu đã xuyên thấu sự sinh diệt