VIII. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ.
B. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP I NHỮNG KIẾN THỨC CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
I. NHỮNG KIẾN THỨC CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm doanh nghiệp
1.1 Trên giác độ kỹ thuật - tổ chức sản xuất
Doanh nghiệp (DN) là một tổ hợp có tổ chức, có khả năng hoàn thành dứt điểm một công việc , một giai đoạn công nghệ , tạo ra được một loại sản phẩm, thực hiệnmột dịch vụ. Điều đó có nghĩa là, quy mô và cơ cấu của doanh nghiệp do yếu tố kỹ thuật và tổ chức quyết định.
1.2. Trên giác độ thương trường
Doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất và trao đổi hàng hoá, dịch vụ có bản hiệu và có người đại diện sản suất kinh doanh, được gọi là doanh nhân. Điều đó có nghĩa là, các bộ phận nội bộ doanh nghiệp không xuất hiện trên thương trường, trong doanh nghiệp, ngoài người đại diện kinh doanh, không ai có thẩm quyền giao dich thương mại, mọi quan hệ trao đổi hàng hoá với doanh nghiệp nhất thiết phải trên cơ sở thẩm quyền của người đại diện kinh doanh.
1.3. Trên giác độ pháp lý
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế của công dân khi có đủ các dấu hiệu do luật định. Hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam (29/11/2005): “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế
có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.
Như vậy một tổ chức kinh tế sẽ được coi là doanh nghiệp khi hội tụ đủ những dấu hiệu sau đây:
- Phải tiến hành các hoạt động kinh doanh: là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
- Phải có tài sản: tài sản là cơ sở vật chất không thế thiếu để cho các doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh. Không có tài sản thì doanh nghiệp không thể tham gia một cách độc lập vào các quan hệ kinh tế. Trên thực tế, tài sản đó đựoc biểu hiện bằng vốn sản xuất, kinh doanh. Dấu hiệu cơ bản để xác định một doanh nghiệp có tài sản thể hiện ở chỗ doanh nghiệp có một khối tài sản
nhất định và có những quyền và nghĩa vụ nhất định với tài sản đó. Doanh nghiệp có tài sản và quyền chi phối tài sản đó theo nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm độc lập bằng chính tài sản của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Phải có tên gọi riêng, đảm bảo một số yêu cầu của pháp luật như: không trùng hoặc nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác; không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tụccủa dân tộc; phải viết bằng tiếng Việt, có kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: loại hình doanh nghiệp và tền riêng…
- Phải có trụ sở giao dịch ổn định trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
- Phải đăng ký kinh doanh trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Đăng ký kinh doanh là một thủ tục hành chính- tư pháp bắt buộc nhằm khai sinh về mặt pháp lý cho doanh nghiệp. Kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sẽ chính thức được Nhà nước thừa nhận, trở thành chủ thể kinh doanh độc lập, tự chủ trong nền kinh tế thị trường.