THANH NIÊN ANGIANG KHỞI NGHIỆP

Một phần của tài liệu TAI LIEU SINH HOAT CHI DOAN THANG 01.2018 (Trang 45 - 53)

Sự kiện đánh dấu bước tiến nổi bật cho hoạt động khởi nghiệp của tỉnh An Giang đó là việc Tỉnh ủy An Giang phê duyệt Đề án thành lập Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trực thuộc Tỉnh Đoàn An Giang (theo Quyết định số 336 ngày 05/1/2017), đây là một đơn vị chuyên trách hoạt động toàn thời gian cho các hoạt động hỗ trợ cho những người trẻ, những cá nhân tổ chức có khát vọng khởi nghiệp sáng tạo, có khát khao làm giàu chính đáng.

Mở đầu cho sự thành công của hoạt động khởi nghiệp năm 2017 là Lễ phát động chương trình khởi nghiệp tỉnh An Giang năm 2017 do Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn cùng với Hiệp Hội Doanh nghiệp tỉnh, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh đã tham mưu cho Thường trực UBND tỉnh tổ chức. Đến ngày 31/3/2017, Tỉnh Đoàn tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức thành công Hội thảo định hướng khởi nghiệp năm 2017 với chủ đề “An Giang - Khởi nghiệp thời kỳ hội nhập”. Các hoạt động khởi đầu có sự tham gia của Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh, UBND các huyện, thị, thành phố tham dự và hơn 700 đại biểu là cán bộ đoàn viên thanh niên (ĐVTN), các doanh nghiệp trên địa bàn Long Xuyên.

THANH NIÊN AN GIANG KHỞI NGHIỆP KHỞI NGHIỆP

Ông Huỳnh Văn Thòn - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập Đoàn Lộc Trời trao tặng 10 tỷ đồng phát triển Quỹ hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp.

Để kịp thời định hướng cho đoàn viên, thanh niên trong khởi nghiệp, Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tỉnh An Giang phối hợp với các đơn vị trong và ngoài tỉnh tổ chức các Diễn đàn chia sẽ kinh nghiệm khởi nghiệp thành công, cách thức lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả. Đồng thời, tổ chức trưng bày, kết nối các ý tưởng, sản phẩm khởi nghiệp của đoàn viên, thanh niên trong các sự kiện lớn do Đoàn tổ chức.

Một điểm sáng nổi bật trong các hoạt động đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp chính là việc tổ chức thành công Cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp” tỉnh An Giang lần I năm 2017 thu hút đông đảo sự quan tâm, theo dõi và tham gia của lực lượng ĐVTN trong địa bàn tỉnh. Qua 4 tháng phát động và triển khai, vòng Chung kết đã diễn ra vào ngày 23/12/2017 vừa qua. Để Cuộc thi

“Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp” phổ biến rộng rãi đến tất cả đoàn viên, thanh niên nhất là thanh niên nông thôn; tháng 9 và 10/2017, Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp đã tích cực triển khai trực tiếp đến tất cả huyện, thị, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc. Trong tuyên truyền, Trung tâm còn kết hợp tập huấn Chuyên đề “Tìm ý tưởng kinh doanh”, từ đó giúp các bạn trẻ được lên tinh thần, năng động tích cực hơn để xây dựng một Dự án khởi nghiệp. Có 50 ý tưởng khởi nghiệp từ các bạn trẻ trong tỉnh gửi về Ban Tổ chức, qua chấm chọn có 25 dự án vào vòng Chung kết, tuy là những con số khá khiêm tốn nhưng phần nào đã thể hiện tinh thần hăng hái, quyết tâm của các bạn trẻ.

Trao giải Cuộc thi Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp lần thứ I năm 2017.

Từ những khát vọng giải quyết các yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống thường ngày, các tác giả đã tư duy sáng tạo và hình thành nên những ý tưởng/dự án nổi bật. Điển hình cho những ý tưởng/dự án tham gia dự thi phải kể đến như dự án “Trồng chuối già kết hợp trồng rau, nuôi cá theo hướng an toàn và sản xuất” của nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Tú, tuy đây là mô hình nông nghiệp quen thuộc nhưng nhóm tác giả đã cải tiến và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào dự án, mô hình này được ban giám khảo đánh giá cao về mức độ khả thi, mô hình có thể nhân rộng trong cộng đồng, đặc biệt dự án đã được đưa vào triển khai sản xuất thử nghiệm và đạt được kết quả khá tốt. Hoặc có thể kể đến Dự án “Tinh dầu trái Chúc” của nhóm tác giả Châu Hải Yến là một dự án đại diện cho lĩnh vực nông nghiệp, tác giả đã tận dụng lợi thế tự nhiên là trái Chúc - đặc sản của địa phương mình để định hướng phát triển sản phẩm, gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp từ cây trồng đặc thù của vùng Bảy Núi.

Những ý tưởng/dự án đạt giải Cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp” tỉnh An Giang lần I năm 2017 tuy còn ít so với tiềm năng của Tỉnh, nhưng đã thật sự có sự sáng tạo, nhiều ý tưởng/dự án có giá trị kinh tế - xã hội, có thể ứng dụng rộng rãi, tạo việc làm cho người dân địa phương. Các dự án đạt giải là niềm tự

hào của tỉnh nhà. Qua đó, tạo động lực, khích lệ tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên, giúp các bạn tự tin và tiếp tục sáng tạo. Sau Cuộc thi, Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp sẽ phối hợp các đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp thuộc các ban, ngành khác tiếp tục giúp đỡ thanh niên bằng cách: Hỗ trợ vốn; Bảo lãnh tín dụng cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa; Xây dựng thương hiệu; Giúp đỡ đầu ra sản phẩm và thành lập Doanh nghiệp.

Bên cạnh Cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp”, các bạn trẻ khởi nghiệp An Giang còn tham dự Cuộc thi “Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long” năm 2017 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ tổ chức. An Giang có 07 Dự án được gửi tham gia cuộc thi; Kết quả có 01 Dự án đạt giải Nhì đó là Dự án Sản xuất xe năng lượng phục vụ sản xuất nông nghiệp của tác giả Trần Trung Hiếu. Qua Cuộc thi, phần nào phản ánh được tiềm năng của tuổi trẻ An Giang, chỉ mới lần đầu tham gia Cuộc thi cấp khu vực nhưng kết quả đạt được đã khích lệ tinh thần, nâng cao ý thức sáng tạo trong khởi nghiệp của lực lượng trẻ tỉnh nhà.

Bên cạnh những thành quả bước đầu của phong trào đồng hành với thanh niên lập thân, khởi nghiệp vẫn còn một số hạn chế nhất định như: Một số cơ sở Đoàn trực thuộc chưa thật sự quan tâm đến hoạt động khởi nghiệp của đoàn viên, thanh niên tại địa phương, đơn vị; Nhận thức về khởi nghiệp của đoàn viên, thanh niên còn hạn chế, từ đó chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Trong năm 2018, Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tỉnh tiếp tục phát động Cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp” tỉnh An Giang lần II năm 2018; Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ các sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên. Bên cạnh đó, Trung tâm sẽ hoàn thiện mô hình “Vườn ươm Doanh nghiệp”; Vận hành “Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” nhằm hỗ trợ tối đa cho các ý tưởng/dự án có nhu cầu ươm tạo, vay vốn; Tổ chức các buổi tọa đàm, đối thoại, diễn đàn giao lưu về Khởi nghiệp; Xây dựng kế hoạch tập huấn “Khởi nghiệp - Tìm ý tưởng kinh doanh”, “Tuyên truyền chính sách khởi nghiệp” tại các huyện chưa có nhiều thành tích trong hoạt động khởi nghiệp.

Thanh niên An Giang luôn chủ động khởi nghiệp từ những làng nghề truyền thống.

Khởi nghiệp không phải là một con đường êm ả hay toàn hoa hồng mà đây là một thử thách đối với những người trẻ “dám nghĩ - dám làm”, để khởi nghiệp thành công thì những người trẻ phải có sự chuẩn bị tốt, xác định rõ mục tiêu và khả năng sẵn có của mình. Tuổi trẻ cả nước nói chung, tuổi trẻ An Giang nói riêng sẽ luôn phát huy sự sáng tạo, duy trì và lan tỏa rộng rãi tinh thần khởi nghiệp. Đối với những người mang trên mình trọng trách truyền lửa khởi nghiệp phải luôn nhiệt huyết, tìm kiếm và tôn vinh những ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp, đồng thời tạo cơ hội để tiếp cận và hỗ trợ cho những ý tưởng khởi nghiệp có triển vọng. Xây dựng cộng đồng khởi nghiệp, giúp thanh niên trao đổi, học hỏi và hỗ trợ nhau cùng phát triển, để đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh, đất nước./.

Khởi nghiệp với cây chuối

Là dự án xuất sắc dành giải nhất cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp” do Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp An Giang (Tỉnh đoàn) tổ chức, “Trồng chuối già kết hợp trồng rau, nuôi cá theo hướng an toàn và sản xuất phân hữu cơ” (lĩnh vực nông nghiệp) của nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Tú không chỉ được Hội đồng giám khảo đánh giá cao về tính khả thi, mà dự án còn thu hút sự quan tâm bởi sự độc đáo, mới lạ.

Vượt qua 25 dự án khởi nghiệp (KN )ở vòng chung kết, dự án “Trồng chuối già kết hợp trồng rau, nuôi cá theo hướng an toàn và sản xuất phân hữu cơ” được vinh danh trong đêm tổng kết và trao giải thưởng. Đó là niềm vui không chỉ của riêng tác giả, mà còn là tín hiệu đáng mừng cho những ai đang quan tâm đến thanh niên và dự án KN của họ. Bởi sự đầu tư nghiêm túc, chất lượng mà các thí sinh mang đến cuộc thi thể hiện sự mới mẻ và sáng tạo của tuổi trẻ.

Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên KN An Giang Lâm Thành Sĩ hy vọng: “Đây là bước khởi đầu tốt đẹp cho những dự án KN sắp tới của thanh niên, bên cạnh các bạn trẻ luôn có sự đồng hành của các ban ngành, đoàn thể và doanh nghiệp”.

Chia sẻ về dự án KN độc đáo của mình, chị Nguyễn Ngọc Tú (giảng viên Trường Cao đẳng nghề An Giang) tâm sự: “Sau những khóa học, bài học về sản phẩm đặc trưng của vùng, miền, tôi bắt đầu thử nghiệm trồng chuối.

Được sự ủng hộ và đồng hành của gia đình, ước mơ của tôi ngày càng hiện thực hóa. Chúng tôi bắt tay vào nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm trồng chuối của những người đi trước. Trên 1,5ha đất ruộng kém hiệu quả của gia đình, tôi và chồng tiến hành cải tạo để trồng chuối. Giống chuối chúng tôi chọn là chuối già lùn Nam Mỹ (nuôi cấy mô).

Nhưng khi bắt tay vào thực hiện thì phát sinh nhiều vấn đề hơn mình nghĩ. Cây chuối không hoàn toàn dễ trồng. Đặc biệt là giai đoạn cây con, chuối rất nhiều sâu bệnh, nếu không chăm sóc kỹ rất dễ “mất trắng”. Vượt qua giai đoạn đó, chúng tôi mới thở phào nhẹ nhõm. Khoảng 300 cây chuối là con số chúng tôi trồng thử nghiệm ban đầu”.

Ý định kết hợp trồng rau sạch kết hợp với chuối được nảy sinh khi chị Tú thấy khoảng cách các cây chuối còn khá trống. Thế là, chị trồng xen canh giống bầu sao. bắt 2 giàn giữa các mương nước và trồng trên dưới 20 dây bầu. Chuối chưa thu hoạch thì bầu đã bắt đầu ra hoa và kết trái. Bầu được trồng hoàn toàn tự nhiên, phân bón là phân chuồng.

Trung bình, 1 dây bầu cho năng suất 10kg. Vừa ăn, vừa biếu, vừa bán, vợ chồng chị Tú vẫn đạt lợi nhuận tương đối cao từ việc bán bầu sao. Dưới mương nước, chị Tú thả vài giống cá để nuôi. Tất nhiên, cá cũng được cho ăn hoàn toàn bằng thực vật, chứ không hề tốn tiền thức ăn nào. Rau quanh vườn chuối, bầu lủng lẳng phía trên, cỏ quanh nhà, thậm chí là chuối chín cái gì cá ăn được, chị Tú đều làm thức ăn cho cá.

Độc đáo nhất vẫn là cách vợ chồng chị tự sản xuất phân hữu cơ bằng việc tận dụng thân cây chuối sau khi thu hoạch, vừa tạo thêm nguồn thu, vừa tiết kiệm chi phí lại góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, an toàn, không độc hại.

“Nếu bỏ đi 1 lần mấy trăm thân cây chuối sẽ rất khó khăn, ảnh hưởng đến môi trường nên tôi đã học kinh nghiệm sản xuất phân hữu cơ. Thế là, tôi quyết định sử dụng thân chuối làm phân. Ủ và bón thêm ít Tricoderma (nấm), khoảng 15 ngày, tôi đã thu về phân hữu cơ từ thân chuối. Số phân đó tôi dùng để bón ngược lại cho cây chuối và dây bầu. Bản thân chuối có rất nhiều Kali nên sẽ là nguồn cung cấp dinh dưỡng “tuyệt vời” cho đất để nuôi cây phát triển”- anh Nguyễn Thành Luân (sinh năm 1985, chồng chị Tú) cho biết.

Trở lại với cây chuối, vợ chồng chị Tú bày tỏ, đợt vừa rồi do ảnh hưởng của thời tiết nên chuối không đạt năng suất cao nhất nhưng cũng đảm bảo chất lượng từ 18-20kg/buồng chuối. Tính luôn 2 lần thu hoạch, vườn chuối cho 5 tấn, với giá bán khoảng 5.000-6.000 đồng/kg (giá có thể cao hơn tùy thời điểm), trừ hết chi phí đầu tư, chị Tú thu về lợi nhuận khá cao.

Nằm trong 5 dự án được chọn vào “Vườn ươm doanh nghiệp” của tỉnh, nếu muốn phát triển thêm quy mô từ dự án, chị Tú sẽ được hỗ trợ nguồn vay với lãi

suất ưu đãi. “Vấn đề đầu ra là nỗi lo lớn nhất. Vừa rồi, chúng tôi phải mang đến tận TP. Hồ Chí Minh để bán. Nếu được công ty bao tiêu sản phẩm, chúng tôi tin việc KN từ dự án “Trồng chuối già kết hợp trồng rau, nuôi cá theo hướng an toàn và sản xuất phân hữu cơ” sẽ mang lại kết quả rất cao” - chị Tú bộc bạch.

Sao tháng Giêng

Đó là giải thưởng cao quý do Trung ương Hội sinh viên Việt Nam trao tặng cho những sinh viên (SV) vừa có thành tích học tập giỏi, năng động, tích cực tham gia các phong trào đoàn, hội, các hoạt động chia sẻ với cộng đồng. Bạn Phan Hoàng Sang, lớp DH15MT, Khoa Kỹ thuật - Công nghệ - Môi trường (Trường Đại học An Giang) là SV duy nhất của tỉnh trong 138 SV cả nước đạt được giải thưởng vinh dự ấy.

Với Sang, được vinh danh và nhận giải thưởng "Sao tháng Giêng" tại Hà Nội vào ngày 7-1 vừa qua là một dấu ấn, kỷ niệm về thời SV. Bởi, em đã “cháy” hết năng lượng của tuổi trẻ ra sức học tập, nghiên cứu và rèn luyện để trở thành một SV năng động thời hội nhập. Bước vào giảng đường đại học với bao ngỡ ngàng, lạ lẫm, vậy mà Sang đã nhanh chóng thích nghi và tìm được động lực, lý tưởng phấn đấu qua các chương trình giao lưu với các "Sao tháng Giêng", "SV 5 tốt" khóa trước. Sang hăng hái nhập cuộc trong các chiến dịch "Mùa hè xanh", "Tiếp sức mùa thi", hỗ trợ tân SV nhập học, sau đó đảm nhận bí thư chi đoàn lớp và ủy viên Ban chấp hành Đoàn khoa Kỹ thuật - Công nghệ - Môi trường.

Từ các hoạt động chung của trường như: văn nghệ, thể dục- thể thao, hội thi, hội thảo đến các hoạt động ngoại khóa chuyên môn, chương trình thiện nguyện đều có dấu ấn của Sang. Mới đây, Sang đã tham gia chương trình “Biển, đảo trong tim tôi”, với việc tặng cờ nước và vận động quần áo cũ, nhu yếu phẩm cho người dân nghèo ở quần đảo Hải Tặc (Kiên Giang), tổ chức chương trình “Tình nguyện mùa đông”, tặng áo ấm, tập sách cũ cho học sinh nghèo ở huyện đầu nguồn An Phú. Bên cạnh đó, Sang còn đảm nhận vai trò là Phó ban của Hội đồng hương học sinh - SV - giảng viên Kiên Giang tại An Giang, nhằm tạo sự kết nối, tương trợ giữa những người xa quê...

Một phần của tài liệu TAI LIEU SINH HOAT CHI DOAN THANG 01.2018 (Trang 45 - 53)