Cũng giống như các cấu tạo của các cầu vòm thông thường. Việc lựa chọn sơ đồ kết cấu và kích thước hệ giằng dựa vào tính toán điều kiện thỏa mãn khả năng chịu lực gió theo phương ngang và điều kiện ổn định cho các mặt phẳng vành vòm. Cấu tạo của giằng gió rất đa dạng và thường được lựa chọn theo khoảng cách của hai vành vòm.
Hệ giằng gió đơn giản nhất là sử dụng các thanh ngang đặc liên kết hai vòm. Loại này chủ yếu áp dụng khi khoảng cách giữa hai vành vòm không lớn. Khi khoảng cách giữa hai vành vòm lớn, để tiết kiệm và tăng khả năng ổn định ta sử dụng hệ giằng gió dạng khung chữ K, dạng tam giác v.v... Ngoài ra một bộ phận khá quan trọng của giằng gió là liên kết ngang khu vực đầu cầu, được thiết kế chịu lực ngang lớn nên có cấu tạo phức tạp hơn, kích thước lớn hơn và sơ đồ cấu tạo phụ thuộc vào tĩnh không của cầụ
Hình 2-31. Hình ảnh hệ giằng gió
2.2.5. Chân vòm
Chân vòm là nơi tập trung nhiều cấu kiện của cầu nên có cấu tạo và đặc điểm chịu lực rất phức tạp.
Hình 2-32. Chi tiết điểm chân vòm
Về cơ bản chân vòm bao gồm các bộ phận nhưHình 2-32 với các chi tiết như
sau:
- Chi tiết B nhằm mục đích để neo cáp dựứng lực. Các kích thước xác định dựa trên diện tích cần thiết đủ để bố trí cáp và chiều dày thỏa mãn chịu được lực do cáp và vòm truyền xuống.
- Chi tiết C có tác dụng phân phối lực lên gối, đồng thời làm tăng chiều dài
- Chi tiết E là sườn tăng cường cho tấm B. Kích thước chọn theo kinh nghiệm. - Chi tiết D có tác dụng chịu momen dưới tác dụng của tải trọng ngang cầu và momen cục bộ lớn tại chân vòm. Do đó, kích thước xác định theo điều kiện kiểm toán các trạng thái giới hạn.
2.3. CÔNG NGHỆ THI CÔNG CẦU VÒM DÂY TREO DẠNG LƯỚI
Thông thường, kết cấu nhịp vòm thép bao gồm vành vòm, dầm chủ, dầm ngang v.v… được chế tạo tại nhà máy thành các mô đun và vận chuyển, tập kết tại bãi thi công để lắp dựng. Sau đó vận chuyển vòm thép ra vị trí bến, đưa xuống hệ nổi và chở đến vị trí xây dựng và cẩu lắp nhịp vòm thép vào vị trí. Đây cũng là biện pháp thi công được áp dụng cho cầu vòm Bình Lợi và Mỹ Lợi của Việt Nam với chiều dài nhịp 150m.
Tùy điều kiện thực tế, công tác cẩu lắp vòm từ hệ nổi vào vị trí có thể thực hiện theo các phương án sau :
- Dùng cẩu có sức nâng lớn nâng hạ kết cấu vòm thép vào vị trí. Phương án thi công này đòi hỏi phải cẩu sức nâng lớn. Điều này tùy thuộc vào năng lực vật tư của nhà thầụ
Hình 2-33. Dùng cẩu lắp đặt vòm vào vị trí
- Dùng hệHeavy Lifting, có thể kết hợp trụ tạm kéo kết cấu vòm từ hệ nổi và sàng ngang vào vị trí. Thực hiện phương án thi công này có nhiều cách, tùy thuộc vào
điều kiện thực tế. Có thể chế tạo kết cấu vòm, vận chuyển và lắp đặt bằng hệ heavy lifting hoặc kết hợp đà giáo trụ tạm, lắp dựng ngay tại công trường.
Hình 2-34. Dùng hệ heavy lifting lắp đặt vòm vào vị trí
Ngoài ra, tùy đặc thù địa hình, thủy văn có thể áp dụng các biện pháp thi công khác. Cầu vòm Savier Island được thi công bằng biện pháp dùng xà lan kết hợp hệ đà giáo chở kết cấu vòm và sàng ngang vào vị trí. Nhược điểm chính của phương án này là hệđà giáo đỡ vòm được đặt trên xà lan phải cao hơn cao độ đỉnh trụ, do đó rất khó giữổn định khi vận chuyển dầm, rủi ro khá caọ
Hình 2-37. Thi công vòm Souvie Island bằng chở nổi
Cầu vòm Applo Cộng hòa Séc được lắp dựng tại bờ dọc theo sông, sau đó dùng hệ xà lan xoay kết cấu nhịp một góc 900đểđặt vào gốị
Hình 2-38. Thi công vòm Appolo (Cộng hòa Séc)
Lắp dựng vòm theo phương pháp sử dụng tháp dây thiên tuyến. Đây cũng là biện pháp thi công phổ biến cho các cầu vòm ống thép nhồi bê tông.