- 11 6Giai Đoạn 4 : Từ Năm 1954 –
Biến Cố Phật Giáo BắtĐầu Ngày 8-5-
Kể từ ngày Thủ tướng Ngô Ðình Diệm về Việt Nam chấp chánh 7-7-1954. Tại Nam Kỳ nói chung, Sàigòn, Gia Ðịnh, Chợ Lớn nói riêng, có nhiều biến động từ phía Thực dân Pháp, các Phe Nhóm, Ðảng Phái : Tướng Nguyễn Văn Hinh, Tướng Nguyễn Văn Vỹ, Tướng Bảy Viễn (Bình Xuyên), Tướng Nguyễn Thành Phương (Cao Ðài), Tướng Trần Văn Soái (Hòa Hảo) …
Miền Trung yên lặng. Huế chẳng những rất yên mà còn ủng hộ Ngô Ðình Diệm. Từ ngày 7-7-1954 đến ngày 7-5-1963, tại Huế trời thanh biển lặng. Có vài sự bắt bớ gọi là Gián điệp Pháp do Ðoàn Công tác Miền Trung thực hiện.
Về Tôn giáo thì phẳng lặng như nước Sông Hương. Riêng về Phật Giáo lại bình thản chẳng có gì đáng kể.
Duy chỉ có Dụ số 10 do Quốc trưởng Bảo Ðại cùng với Pháp ban hành. Thật là một hành động vô ý thức, xem Phật giáo như là một Hiệp Hội, chứ không phải là một Tôn Giáo như Thiên Chúa Giáo. Nhưng Phật Giáo vẫn âm thầm chịu đựng với sự bất công của dụ số 10 và cũng chẳng có cuộc đấu tranh nào trong suốt thời gian Chính phủ Ngô Ðình Diệm cầm quyền. Ngay cả sự giao hảo giữa Cố vấn Ngô Ðình Cẩn và các nhà lãnh đạo Phật Giáo tại Huế cũng rất tốt đẹp, thân thiện suốt cả thời gian dài không có chuyện gì xảy ra. Mãi đến biến cố 8- 5- 1963 cũng không phải phát xuất từ Phật Giáo, mà lại do từ Chính quyền Ngô Ðình Diệm qua lệnh “cấm treo cờ Phật Giáo”. Ðúng là “cây muốn lặng, nhưng gió không ngừng”.
Người viết quê tại Huế, sinh ra và lớn lên cũng tại nơi đây, nên muốn trình bày rõ cội nguồn để đánh tan các dư luận vô tình hay cố ý bóp méo sự thật của những người mang danh “trí thức” nhưng “kiến thức” lại quá hời hợt !
Nên viết lách thiếu thận trọng, thiếu trung thực gây nên sự mất đoàn kết giữa các Tôn giáo. Cuộc chiến chống Chủ nghĩa Cộng sản đang còn dang dỡ. Sự đoàn kết của các Tôn giáo lại là một điều rất quan trọng và tối cần thiết cho đường lối chính trị của một chế độ trong tương lai.
Câu chuyện khởi đầu từ một nguyên nhân rất tầm thường mà không ngờ đưa đến hậu quả khôn lường. Theo các nhân viên Cảnh sát và nhân chứng vẫn thường theo chân Tổng Giám mục Ngô Ðình Thục trong những chuyến đi đây đi đó có tiền hô hậu ủng, thì vào hôm trước ngày lễ Phật Ðản, Tổng Giám mục ngồi xe từ La Vang về, thấy cờ Phật Giáo treo nhiều quá. Ông cảm thấy khó chịu. Ông cho gọi Ðại biểu Chính phủ Hồ Ðắc Khương tới Tòa Tổng Giám mục và phiền trách sao đã có lệnh cấm treo cờ Tôn giáo và Ðoàn thể ngoài đường phố mà cứ để cho người ta treo bừa bãi như vậy ? Sau đó, Ông có gọi điện thoại
- 139 -
cho Ông em Tổng thống để cằn nhằn ? Chính ông Quách Tòng Ðức là Ðổng lý Văn phòng Phủ Tổng thống cũng không biết, vì đó là chuyện riêng của những người cùng trong gia đình. Còn ý kiến cho rằng Tổng Giám mục Ngô Ðình Thục đánh điện vào Phủ Tổng thống nói về chuyện cờ quạt là không
đúng. Nhưng có công điện từ Tòa Ðại biểu Chính phủ ngoài Huế gởi vào, xin chỉ thị của Trung Ương, vì tại đây treo nhiều cờ Phật giáo. Sở dĩ có chuyện như vậy, vì Ðại biểu Chính phủ, ông Hồ Ðắc Khương là người Phật giáo, cháu của Sư bà Diệu Không, cho nên Ông cũng phải nể Phật giáo.
Tại sao lại phải xin chỉ thị ? Bởi vì, trước đấy một thời gian, trong một dịp Tổng thống Ngô Ðình Diệm đi kinh lý miền Trung, tại Huế nhân có lễ lạc bên Công giáo. Ông đã nổi giận và ra lệnh qui định lại việc treo cờ Tôn giáo. Khi tới phi trường, Tổng thống Ngô Ðình Diệm thấy đầy những cờ của Tòa thánh Vatican. Tổng thống Diệm không xuống máy bay và ra lệnh dẹp bỏ hết cờ ông mới xuống. Ông nói: “Ông là Tổng thống nước Việt Nam Công Hòa chứ không phải là viên chức của nước Vatican”. Có lẽ tại các tín đồ hoặc giới chức thẩm quyền cấp thấp bên Công giáo không biết nên đã đem toàn cờ Vatican ra treo để đón Tổng thống.
Nhân dịp này, Tổng thống Ngô Ðình Diệm ra lệnh: “Bất cứ có lễ lạc gì thì cờ Tôn giáo chỉ treo trong khuôn viên Chùa hay Nhà Thờ. Tuy nhiên, người ta vẫn cứ làm trái với chỉ thị, nhất là vào dịp lễ kỷ niệm ngày nhậm chức của Giám mục Phạm Ngọc Chi trước lễ Phật Ðản không bao lâu; cờ Công giáo treo đầy đường mà không ai nói gì. Thế cho nên, lần này đến ngày Phật Ðản, dân theo đạo Phật cũng treo cờ ra ngoài khuôn viên, trên đường phố.
Khi bức điện văn ngoài Huế do Tòa Ðại biểu Chính phủ gởi vào Sàigòn, chẳng may lại trùng vào dịp cuối tuần, Ông Ngô Ðình Nhu đi Ðà Lạt săn bắn. Mọi lần, khi ông Quách Tòng Ðức lên trình việc với Tổng thống, ông Diệm ra lệnh
miệng rồi ông Ðức ghi vào sổ, đem trình ông Cố vấn Ngô Ðình Nhu duyệt lại. Bình thường, tất cả những lệnh miệng của Tổng thống Diệm là những lời nói nhiều khi nôm na không thành câu cú gì cả, có khi tối nghĩa. Do đó ông Nhu có nhiệm vụ sửa lại, rồi ông Quách Tòng Ðức mới cho đánh máy và chuyển đi. Lần này vì vắng ông Nhu, nên ông Quách Tòng Ðức nghe Tổng thống bảo đại khái: “Thì cứ thi hành cái lệnh cũ qui định việc treo cờ”. Ông Quách Tòng Ðức vốn là một công chức cao cấp rất gương mẫu, bèn cho đánh điện ra Huế nguyên văn theo lời của Tổng thống.
Thực ra, khi bảo ông Quách Tòng Ðức nhắc lại cái chỉ thị cũ, Tổng thống Ngô Ðình Diệm không hề có ý chèn ép Phật Giáo mà chỉ nghĩ đơn giản: “Ừ thì đã có lệnh cũ rồi, cứ theo đó mà làm, còn phải hỏi gì nữa!” Ông quên mất yếu tố là cờ đã treo rồi, nay thi hành lệnh cũ thì phải bắt dẹp bỏ hết cờ đi. Mà việc này thì đám thừa hành tại địa phương rất sốt sắng, vì nhiều lý do ! Cho nên, điện văn từ Phủ Tổng thống đánh ra Huế, Ðại biểu Chính phủ và Tỉnh trưởng đều
không biết vì hôm đó là ngày nghỉ, nhưng chùa Từ Ðàm đã biết, vì có tay trong làm việc tại Tòa Ðại biểu Chính phủ. Bên Phật giáo cho rằng Chính phủ cố tình chèn ép mình. Việc đến tai ông Cẩn. Ông Cẩn ra lệnh cho ông Tỉnh trưởng
- 140 -
Thừa Thiên Nguyễn Văn Ðẳng cho xe phát thanh đi nói rằng sẽ không có việc hạ cờ Phật Giáo, để trấn an. Nhưng rồi ở một số nơi, cờ Phật Giáo vẫn cứ bị hạ. Thế là sinh ra lớn chuyện ! Vì số người nịnh bợ, bất tài, nhưng rất tài để lập công.
Tổng thống Ngô Ðình Diệm thấy chuyện trở thành rắc rối, nên đã ra lệnh cho ông Cao Xuân Vỹ gọi điện thoại mời ông Cố vấn Ngô Ðình Nhu từ Ðà Lạt về gấp. Trong thời gian ông Vỹ đón ông Nhu từ phi trường về Dinh Gia Long, ngồi trên xe, ông Vỹ trình bày rõ ràng hết nội vụ cho ông Nhu nghe. Ông Cố vấn Ngô Ðình Nhu lẩm bẩm:
– “Mình chết rồi ! Hắn (Mỹ) đưa Tôn giáo vào trong chính trị là mình chết rồi ! Chuyện ni mình khó gỡ lắm ! Ðây là cái đại nạn cho Chính phủ”.
Rồi ông Cao Xuân Vỹ cũng được hai ông Diệm, Nhu nhờ về Huế giàn xếp vì ông Vỹ là người đạo Phật, nhưng không thành công. (NHTVST. VP. tr. 281.2.3) Dù cho đến ngày xóa bỏ Chủ nghĩa Cộng sản trên đất nước Việt Nam, vấn đề đoàn kết các Tôn giáo cũng rất cần thiết và là một nhu cầu tối quan trọng để xây dựng lại đất nước Việt Nam, vì Chủ nghĩa Cộng sản đã hủy diệt tình dân
tộc và niềm tin nơi Tôn giáo đến tận gốc rể.
Không biết tai họa từ đâu đến hay vận xui của đất nước, của chế độ nên đã xảy ra chuyện bất bình thường như thế. Thực ra chẳng có gì là trầm trọng cả.
Nói một cách rõ ràng: Ðừng có lệnh cấm treo cờ Phật Giáo. Và nếu cần phải có lệnh, thì lệnh ấy sẽ ban hành sau tháng 5, tháng 6, tháng 7 thì chẳng có gì xẩy ra. Sự việc đơn giản đến như thế thôi !
Thử đặt vấn đề ông Quách Tòng Ðức, Ðổng lý Vănphòng Phủ Tổng thống nêu lên ở đây không phải là để kết tội, nhưng để tìm ra sự sai trái, yếu kém về mặt suy xét, phán đoán sự việc quá nông cạn của nhân viên thừa hành đã làm cho một sự việc không có gì quan trọng, đưa đến một hậu quả tai hại khôn lường. Tổng thống Ngô Ðình Diệm chỉ ban “khẩu lệnh”, có nghĩa là sự việc không có tính cách quan trọng mà cũng không khẩn cấp gì cả. Tổng thống Diệm không ban “bút lệnh”, không phê, không ký một bản văn nào, mà chỉ nói miệng thôi. Ông
Ðổng lý Văn phòng không có bổn phận hay trách nhiệm gì phải thi hành ngay bằng “công điện hỏa tốc”, khi biết rằng Lễ Phật Ðản hàng năm đang cử hành trên toàn quốc.
Ông Quách Tòng Ðức có thể hoãn lại việc gởi “công điện” đến sau ngày Lễ Phật Ðản để chờ Cố vấn Ngô Ðình Nhu duyệt lại. Vì đây là vấn đề rất hệ trọng liên quan đến Tôn giáo, có ảnh hưởng sâu xa đến đường lối chính trị của một chế độ. Thế mà ông Quách Tòng Ðức không hỏi ý kiến bất cứ ai. Với chức vụ cao, Ðổng Lý Văn Phòng Phủ Tổng Thống, người ta không nghĩ rằng Ông không đủ sáng suốt để suy đoán được hậu quả tai hại khi Tổng thống Ngô Ðình Diệm là người Thiên Chúa Giáo mà ban lệnh cấm treo cờ Phật Giáo ? Xét cho kỹ, ông Quách Tòng Ðức đã làm một việc tắc trách, tạo thêm rối ren cho Miền Trung, gây thêm mâu thuẫn, hiểu lầm giữa Tôn giáo và chính quyền, nhất là Phật Giáo ?
- 141 -
Cho nên lỗi lầm trước tiên là do ông Quách Tòng Ðức phải gánh chịu, vì trong chức vụ Ðồng Lý Văn Phòng Phủ Tổng Thống, không có thẩm quyền để gởi một công điện hệ trọng như thế được. Công điện này phải do Bộ trưởng Phủ Tổng Thống, và cần phải nghiên cứu, cân nhắc cho kỹ trước khi trình lên Tổng Thống xét duyệt mới gởi đến các nơi liên hệ thi hành. Và nếu biết suy tính về thời gian, có thể kéo dài qua khỏi Lễ Phật Ðản, cờ Phật Giáo cũng đã hạ xuống rồi, thì đâu có chuyện gì xảy ra.
Thêm một điều lạ khó hiểu là tại sao không chờ Cố vấn Ngô Ðình Nhu về giải quyết, vì đây là vấn đề tối quan trọng của đất nước. Thật là một chuyện rất khó hiểu ? Tổng thống có thể trong cơn bốc đồng ra “khẩu lệnh” như thế, nhưng là nhân viên hành chánh cao cấp bên cạnh Tổng thống, ông Quách Tòng Ðức phải có trách nhiệm trình bày thiệt hơn. Nếu cảm thấy bất tiện thì trình với Tổng thống để xin ý kiến của Cố vấn Ngô Ðình Nhu. Ông Ðức có thể trình bày với Tổng thống – đó là chỉ thị của Cố vấn Ngô Ðình Nhu. Lẽ nào Ông lại tự tiện gởi đi một công điện tối quan trọng như vậy ?
Một nghi vấn khác – phải chăng ông Quách Tòng Ðức có liên hệ với Tình báo Mỹ – khi thấy Tổng thống có ban lệnh gì sai trái thì thi hành ngay để tạo sự mâu thuẫn và phẫn nộ của quần chúng. Hơn thế nữa, đối với Cơ quan Tình báo Mỹ có ai mà họ không mốc nối được. Ngay cả Ðại tướng Trần Thiện Khiêm, Trung tướng Ðặng Văn Quang đều là người của CIA Hoa Kỳ.
Bản công điện đó là nguyên do tạo ra biến cố đầu tiên, là một mồi lửa châm vào cuộc đấu tranh của Phật Giáo tại Huế. Ðối với Phật Giáo, công điện đó là một nguyên nhân, một chứng cớ chính đáng để Phật Giáo phát động cuộc đấu tranh ngay tại Ðại Lễ Phật Ðản sáng ngày 8-5-1963 tại Chùa Từ Ðàm, Huế.
Như đã nói về Dụ số 10 đặt Phật Giáo như là một Hiệp hội, không phải là một Tôn giáo như Thiên Chúa Giáo. Gần 9 năm cầm quyền, Chính phủ Ngô Ðình Diệm không hủy bỏ hay tu chỉnh, sửa đổi những sai lầm… Ðiều đó khiến cho phía Phật Giáo có sự bất mãn âm thầm chịu đựng cho đến khi có “công điện” cấm treo cờ Phật Giáo nhân ngày Ðại Lễ Phật Ðản thì phía Phật Giáo không còn chịu đựng được nữa những sự bất công của chính quyền. Chính vì hành động vô ý thức đã hạ cờ Phật Giáo đã gây nên sự xúc động lan rộng trong quần chúng, Phật Tử và các Tôn giáo khác.
Huế lại là trung tâm tín ngưỡng của Phật Giáo Việt Nam, đặc biệt là Phật Giáo miền Trung đặt hết niềm tin vào sự lãnh đạo của Tổng Hội Phật Giáo tại Huế. Về tổ chức các Cơ sở Phật Giáo rất chặt chẽ từ Khuôn Hội đến Tỉnh Hội, đặc biệt là Tổ chức Gia đình Phật Tử một sức mạnh của Giáo Hội được đào tạo, giáo dục với tinh thần
“Bi – Trí – Dũng”.
Cho nên khi phát động cuộc đấu tranh, tất cả đều tích cực tham gia và tất cả quần chúng Phật Tử tự cho mình có bổn phận cần làm sáng tỏ sự bất công của chính quyền đối với Phật Giáo, trong suốt thời gian dài (1954-1963).
Ðể sáng tỏ thêm từ đâu lại có khẩu lệnh của Tổng thống Ngô Ðình Diệm:
- 142 -
liên quan đến Phật Giáo. Người lãnh đạo quốc gia lúc đó là Tổng thống Ngô Ðình Diệm, nhưng thực ra Ông chỉ là nạn nhân của những hành xử không hợp lẽ thường của hai người trong gia đình Tổng thống là ông Anh (Giám mục Ngô Ðình Thục) và người em dâu (Bà Ngô Ðình Nhu).
Chính người cháu gọi ông Diệm bằng cậu là ông Nguyễn Văn Thành, hiện ở Virginia, một trong năm người trong gia đình đã nhận xác hai ông Diệm, Nhu vào chiều tối ngày 2 tháng 11 năm 1963, phải nói:
– “Lúc đó Phật Giáo đang tìm một cơ hội để làm lớn chuyện. Lệnh cấm treo cờ là bằng chứng cụ thể để Phật Giáo có lý do phát động phong trào tranh đấu đòi hỏi sự công bằng trong Tôn giáo. Chính quyền thiếu cân nhắc, thiếu suy xét nên ban hành lệnh cấm treo cờ là một sai lầm lớn. Người đầu tiên tỏ ra không hài lòng vì thấy cờ Phật giáo treo nhiều ngoài đường phố là Ðức cha Ngô
Ðình Thục. Do đó, chính Ðức cha Thục là người chịu trách nhiệm đầu tiên trao ngòi nổ cho phía Phật Giáo châm ngòi !”
Ông Nguyễn Văn Thành cũng đồng ý là nếu Ðức cha Thục không về Huế, làm giảm ảnh hưởng của ông Cẩn, thì ông Cẩn có thể giải quyết vụ Phật Giáo. Ông Cẩn tuy ít học nhưng khôn khéo, biết người biết ta, và nhất là có thân tình với Thượng Tọa Thích Trí Quang như chỗ bạn bè. Ngay khi vụ Phật Giáo bùng nổ, ông Cẩn đã gặp Thượng Tọa Thích Trí Quang và trách:
– “Tại sao Thầy làm như vậy ? Có gì sao Thầy không nói với tôi ?” (NHTVST. VP. tr. 281).
o0o
Nói thêm cho rõ, từ ngày Ðức cha Ngô Ðình Thục thụ phong Tổng Giám Mục tại Huế (11/4/1961), ảnh hưởng và uy thế của Cố vấn Ngô Ðình Cẩn bị giảm dần. Các tay chân, bộ hạ, các vị chức quyền, kể cả quân đội cũng như hành chánh đều quy tụ về với Tổng Giám Mục Ngô Ðình Thục. Vì lẽ đó, Ngô Ðình Cẩn cảm thấy bị mất quyền hành nên chẳng muốn can dự vào việc rối ren này. Theo lời ông Nguyễn Văn Thành cháu của ông Cẩn, thì ông Diệm đã nói:“Nếu Ðức cha Thục không về Huế làm giảm ảnh hưởng của ông Cẩn thì ông Cẩn có thể giải quyết vụ Phật Giáo”.
Ngay bức thư của ông Cẩn gởi vào cho Tổng thống, yêu cầu Tổng thống cẩn thận tối đa. Vào năm 1963 là năm mà về phong thủy, ngôi mộ của Cụ Ngô Ðình Khả sẽ có biến chuyển đưa đến những tai họa thảm khốc cho toàn thể gia đình. Ðức cha Ngô Ðình Thục khi nghe chuyện đó thì bảo ông Cẩn “ba láp” (tiếng Huế cho đó là bậy bạ, chẳng có gốc gác chân lý gì cả) không nên tin. Cấm ông