Kiểm tra kết quả tập sự

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIỚI THIỆU LUẬT ĐẤU GIÁ TÀI SẢN, LUẬT LUẬT SƯ (SỬA ĐỔI) VÀ CÁC VĂN BẢN CÓ LIÊN QUAN (Trang 57 - 58)

IV. BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THÔNG TƯ 1 Bố cục của Thông tư

2. Khái quát những nội dung cơ bản của Thông tư 1 Về Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý

2.3.6. Kiểm tra kết quả tập sự

Thông tư quy định việc kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý được Bộ Tư pháp tổ chức tập trung và không quá 02 lần/năm cho phù hợp với đặc thù của công tác trợ giúp pháp lý. Bên cạnh việc quy định về những vấn đề như: đăng ký kiểm tra kết quả tập sự, thành lập hội đồng kiểm tra, các ban của hội đồng, các trường hợp miễn kiểm tra tập sự,…tương đồng với các lĩnh vực khác có tính đến đặc thù của công tác trợ giúp pháp lý thì việc kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý còn có những điểm mới so với các lĩnh vực khác như sau:

Thứ nhất, về hình thức kiểm tra: việc kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý bao gồm 02 phần: Phần viết tiểu luận và phần thi thực hành.

Tiểu luận được viết cơ sở yêu cầu tham gia tố tụng trong một vụ việc trợ giúp pháp lý cụ thể và được nộp về Hội đồng kiểm tra để chấm.

Phần thi thực hành: Thí sinh sau khi đạt kết quả phần viết tiểu luận phải chuẩn bị một vụ việc tham gia tố tụng cụ thể để xây dựng phương án giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý nhằm kiểm tra, đánh giá về năng lực, kỹ năng giải quyết yêu cầu của người được trợ giúp pháp lý trong việc thực hiện các vụ việc tham gia tố tụng. Phần thi thực hành do Hội đồng kiểm tra trực tiếp tiến hành.

Thứ hai, về cách thức tổ chức kiểm tra: Mỗi bài kiểm tra viết do 02 thành viên Ban chấm thi viết chấm và cho điểm độc lập theo thang điểm 100. Điểm bài kiểm tra viết là điểm trung bình cộng của hai thành viên. Trường hợp hai thành viên cho điểm chênh lệch nhau từ 20 điểm trở lên thì Trưởng ban chấm thi viết tổ chức chấm lần thứ ba vào bài kiểm tra của thí sinh, điểm chấm lần này là điểm chính thức của bài kiểm tra.

Kiểm tra thực hành do thành viên trong Hội đồng kiểm tra chấm và cho điểm độc lập theo thang điểm 100. Điểm kiểm tra thực hành là điểm trung bình cộng của các thành viên Hội đồng kiểm tra. Hội đồng kiểm tra tổ chức

58

chấm bài kiểm tra viết và thông báo điểm các bài kiểm tra cho các thí sinh, đồng thời đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông báo điểm, thí sinh không đồng ý với kết quả chấm bài kiểm tra viết của mình có quyền làm đơn phúc tra gửi Chủ tịch Hội đồng kiểm tra. Không phúc tra bài kiểm tra thực hành.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn phúc tra, Chủ tịch Hội đồng kiểm tra quyết định thành lập Ban phúc tra và tổ chức chấm phúc tra. Ban phúc tra có từ 03 người trở lên trong đó có 01 Trưởng Ban. Các thành viên Ban phúc tra không phải là thành viên Ban chấm thi viết. Cách thức tiến hành chấm phúc tra được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này. Kết quả phúc tra phải được Chủ tịch Hội đồng kiểm tra phê duyệt và là kết quả cuối cùng.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc phúc tra, Hội đồng kiểm tra có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt kết quả kiểm tra trước khi thông báo kết quả kiểm tra cho các thí sinh và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.

Thí sinh đạt yêu cầu kiểm tra phải có số điểm mỗi bài kiểm tra đạt từ 50 điểm trở lên.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết quả kiểm tra được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, Chủ tịch Hội đồng kiểm tra cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này (Mẫu TP-TGPL-07) cho thí sinh đạt yêu cầu kiểm tra.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIỚI THIỆU LUẬT ĐẤU GIÁ TÀI SẢN, LUẬT LUẬT SƯ (SỬA ĐỔI) VÀ CÁC VĂN BẢN CÓ LIÊN QUAN (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)