CHẤT HÓA HỌC

Một phần của tài liệu TDDT-2014-print (Trang 26 - 27)

Luật chung

 Viết trên giấy trắng, tránh dùng giấy quá thấm nước.

 Viết bằng bút học trò, cây tăm hay bất cứ vật gì miễn là vật đó không gây ra nhiều nét.

Các Chất Hoá Học Thường dùng

Nước trái cây: Dùng nước trái cây như chanh, hành, đào... để viết rồi đem phơi khô. - Giải: Hơ lửa. Chữ viết sẽ hiện lên mầu nâu (chanh), đen (hành), mầu xanh lá cây (đào)...

Xà bông (soap): Nước xà bông hòa đặc hay dùng 1 miếng xà bông viết trực tiếp nơi giấy.. - Giải: Nhúng mật thư vào nước.

Sáp (nến): Dùng sáp (nến) viết trên giấy. - Giải: Hơ lửa.

Mủ cây xương rồng và nước chanh: Trộn lẫn hai loại này rồi viết. - Giải: Úp lên mặt nước.

Nước cơm hay cháo lỏng: Dùng nước cơm hay cháo lỏng còn nóng bôi lên giấy, lấy bút chì viết mật thư trên giấy đó.. - Giải: Dùng Teinture d'iode bôi lên trên, đợi một lúc bản tin sẽ hiện ra.

Phèn chua và nước: Lấy một cục phèn chua, thấm nước rồi viết - hay dùng phèn chua đánh tan trong nước rồi viết. - Giải: Hơ lửa.

Huyết thanh: Máu đông đặc ta thấy có lớp nước nhờn màu vàng vàng trên mặt, dùng nước ấy để viết mật thư. - Giải: Úp lên mặt nước.

Ngũ bới tinh: Một vị thuốc bán tại các tiệm thuốc Bắc, sắc lên, dùng nước đó viết. - Giải: Úp lên mặt nước.

Mực Colbalt: 100 gram nước, pha 2-5 gram chlorure colbalt. - Giải: Hơ lửa, chữ viết hiện ra với mầu xanh da trời. Ngừng hơ, chữ viết sẽ mất đi.

Mực Ammoniac: 10 gram dầu gai, 200 gram Ammoniac pha trong 1 lít nước. - Giải: Nhúng nước, chữ viết hiện ra với mầu xám.

Một phần của tài liệu TDDT-2014-print (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)