Các vấn đề ảnh hướng đến quá trình phân loại

Một phần của tài liệu Báo cáo thiết kế hệ thống cơ điện tử phân loại sản phẩm theo kích thước (Trang 27 - 29)

Hiệu quả làm việc của sàng phụ thuộc vào nhiều nhân tố, có thể là điều kiện khách quan do nguyên liệu cung cấp vào sàng gây ra, hoặc do cấu tạo và nguyên lý làm việc của bản thân sàng gây ra.

2.1.1.1. Kích thước và hình dạng của nguyên liệu được phân loại

Kích thước của nguyên liệu được sàng có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sàng. Dựa vào kích thước và hình dạng nguyên liệu mà ta sử dụng kết cấu của mặt sàng cho phù hợp, mặt sàng được cấu tạo dạng lưới đan, tấm đục lỗ hoặc sử dụng các thanh ghi. Đối với mỗi hình dạng của nguyên liệu sàng thì có dạng mặt sàng phù hợp đảm bảo cho quá trình phân loại thuận lợi nhất.

2.1.1.2. Hình dạng và kích thước lỗ sàng.

Tùy theo năng xuất và độ lớn của vật liệu mà ta chọn hình dạnh kích thước của lưới cho phù hợp dựa vào một số tiêu chí sau:

- Lỗ sàng hình tròn thì cho sản phẩm dưới lỗ đồng đều hơn. Tuy nhiên với dạng lỗ tròn kích thước lớn nhất chui qua lỗ chỉ bằng khoảng 80-85% kích thước của hạt chui qua lỗ vuông có cùng kích thước.

- Đối với lỗ chữ nhật có bề rộng bằng kích thước lỗ vuông hay đường kính lỗ tròn thì vật liệu sàng có kích thước lớn hơn cả, để nhận được vật liệu có kích thước như lỗ tròn thì bề rộng chỉ lấy bằng 60-65% đường kính lỗ tròn. Một ưu điểm của lưới và tấm sàng có lỗ hình chữ nhật là tiết diện tự do (tiết diện sống ) lớn hơn, khối lượng bé hơn, năng xuất cao hơn, giá thành hạ hơn so với sàng có lỗ vuông và lỗ tròn. Nhưng mức độ đồng nhất của sản phẩm dưới sàng thấp.

- Kích thước lỗ lưới được chọn từ kích thước vật liệu như sau: +Khi d < 5mm, lấy lớn hơn 0,5 - 1 mm.

+Khi d = 5 - 25mm, lấy lớn hơn 1- 3 mm. +Khi d > 25mm, lấy lớn hơn 3 - 5mm.

28

2.1.1.3. Đặc tính chuyển động của sàng

- Trong thời gian nguyên liệu di chuyển trên mặt sàng thì mỗi dạng chuyển động của khung sàng sẽ làm cho quá trình rơi của nguyên liệu khác nhau. Với nguyên tắc chung là vật liệu phải trượt được trên mặt sàng thì quá trình sàng mới diễn ra. Dạng chuyển động cua khung sàng làm cho quá trình trượt khác nhau do vậy năng xuất cũng khác nhau.

2.1.1.4. Độ dốc mặt sàng

- Khi mặt sàng đặt nằm nghiêng thì kích thước của lỗ sàng chiếu xuống mặt phẳng nằm ngang sẽ nhỏ đi. Độ dốc của mặt sàng quá lớn thì nguyên liệu đi qua mặt sàng rất nhanh làm giảm hiệu suất của sàng. Đối với việc phân loại cá thì độ dốc của mặt sàng rất quan trọng, tạo điều kiện cho cá di chuyển được liên tục trên mặt sàng.

2.1.1.5. Chiều dày nguyên liệu cấp vào sàng

- Chiều dày lớp vật liệu trên sàng có ảnh hưởng lớn đến hiệu suất phân loại. Nếu lớp vật liệu quá dày thì những cục vật liệu ở trên mặt sẽ khó lọt qua mặc dù kích thước đủ nhỏ. Vì vậy lớp vật liệu càng mỏng thì hiệu quả quá trình sàng càng cao, nhưng năng suất lại giảm đi do vật liệu chuyển động nhanh hơn và dễ nhảy khỏi mặt sàng.

2.1.1.6. Biên độ và tần số dao động của khung sàng

- Khi các điều kiện khác như nhau, nếu tăng biên độ dao động thì có thể nâng cao được năng suất đến một mức độ nhất định. Tăng tần số dao động trong điều kiện cho phép của công nghệ làm tăng năng suất và hiệu quả của quá trình sàng.

2.1.1.7. Độ ẩm của vật liệu

- Độ ẩm của vật liệu ảnh hưởng tới quá trình sàng, đặc biệt là lớp nước nằm ngoài cục vật liệu. Phần lớn đối với các loại vật liệu độ ẩm làm cản trở quá trình phân loại, tuy nhiên đối với việc phân loại cá ta chủ động cấp thêm nước cho quá trình vì nó thuận lợi cho sự di chuyển của cá, giảm ma sát giữa cá và khung sàng.

29

Một phần của tài liệu Báo cáo thiết kế hệ thống cơ điện tử phân loại sản phẩm theo kích thước (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)