TU CÁCH NÀO MÀ ĐƯỢC CHỨNG QUẢ NIẾT-BÀN
Phật giải về cái vô ngã
hán).
Các tỳ khưu này! Cái sắc thân chẳng phải là ta. Các tỳ khưu này! Nếu cái sắc thân là ta, thì nó không phải chịu điều đau đớn và khổ não, thì các thầy nên nói như vầy: ta muốn cái xác thân ta như thế này, ta không muốn nó như thế kia. Các tỳ khưu này! Bởi các sắc thân chẳng phải là ta, vì nó phải chịu đau đớn và khổ não, như vậy, các thầy không nên nói: ta muốn sắc thân ta như thế này ta không muốn nó như thế kia.
Các tỳ khưu này! Cái thọ chẳng phải là ta… Cái tưởng chẳng phải là ta… Cái hành chẳng phải là ta… Cái thức chẳng phải là ta... Các tỳ khưu này! Nếu nó phải là ta thì nó không phải chịu đau đớn và khổ não, thì các thầy nên nói như vầy: Ta muốn nó như thế này, ta muốn nó như thế kia. Nhưng các tỳ khưu này! Bởi thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải là ta, thì các thầy không nên nói như vầy: ta muốn nó như thế này, ta không muốn nó như thế kia.
Các tỳ khưu này! Các thầy tưởng thế nào? Các sắc thân được lâu dài hay là không được lâu dài?
- Bạch, nó không được lâu dài.
- Cái chi không được lâu dài là đau đớn hay không đau đớn? - Bạch, là đau đớn.
- Cái chi hay đau đớn và không được lâu dài, là phải chịu phép thay đổi luôn. Vậy bậc thiện trí thức thông rõ đạo lý, luận về sắc thân, có nên nói: cái này là ta, ta là cái này, cái này là của ta không?
- Bạch, không nên nói.
- Các tỳ khưu này! Các thầy tưởng thế nào? Cái thọ có được lâu dài không?... Cái tưởng có được lâu dài không?... Cái thức có được lâu dài không?... Cái hành có được lâu dài không?...
- Bạch, không được lâu dài.
- Cái chi không được lâu dài là khổ hay không khổ? - Bạch, là khổ.
- Cái chi không được lâu dài và chịu khổ não là phải chịu phép thay đổi luôn. Thế nào, bậc thiện trí thức thông rõ đạo lý, luận về cái ta, có nên nói: cái này là ta, ta là cái này, cái này là của ta không?
- Bạch, không nên nói.
Vì thế, các tỳ khưu này! Các sắc tướng trong đời trước, đời này hay đời sau, trong hay ngoài, dày hay mỏng, dơ hay sạch, xa hay gần, các cái ấy đều chẳng phải là ta, ta chẳng phải các cái ấy, cả thảy đều chẳng phải là của ta. Đó là điều mà bậc thông rõ đạo lý, phải suy xét như vậy. Như thế, các tỳ khưu này! Bậc thiện trí thức hiểu rõ đạo lý phải nói như vầy: cái ngũ uẩn mà ta có đây, ta biết nó chẳng phải là ta, nếu ta thấy rõ như vậy rồi, ta chẳng còn sa mê theo cõi trần này nữa, không sa mê thì ta chẳng còn tham lam, vọng tưởng, ta được vào Niết-bàn trọn vẹn vậy; cái kiếp này là kiếp chót của ta, ta sẽ vào chốn vĩnh an, ta chẳng còn biết cái thân nào khác hơn cái thân này nữa.
Trong kinh Phật diệt độ, Đế Thích có nói như vầy: