6. Kết cấu tiểu luận
2.3.1. Logic học và các cột mốc lịch sử tại Việt Nam
Cách đây hàng nghìn năm, người Việt cổ đã biết hướng tư duy vào thực tiễn. Các họa tiết người, chim, hươu nhảy chạy bay vây quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ chứng tỏ người Việt cổ đã phần nào nắm được tính chu kỳ, qui luật tuần hoàn của bốn mùa. Hình khối cân xứng, hài hoà của trống đồng, sự phân bố đều đặn các điểm trang trí giữa các đường tròn đồng tâm trên mặt trống tuân theo chặt chẽ những luật đối xứng.Những điều đó cho phép chúng ta khẳng định rằng chủ nhân trống đồng đã có những khái niệm về hình học và số học ở một trình độ nhất định.
Sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, trí tuệ Việt Nam đã được khẳng định bằng một trường phái toán học Đại Việt độc đáo, uyên sâu với những tên tuổi lớn như Trạng Nguyên Mạc Hiển Tích, Mạc Đĩnh Chi, Lương Thế Vinh… Thế kỷ 20, dù đi qua biết bao biến cố, thử thách lớn lao của lịch sử, trí tuệ Việt Nam vẫn tiếp tục tỏa sáng, thăng hoa bằng những kỳ tích khiến nhân loại
phải ngả mũ kính phục. Không có một dân tộc nào trong một thế kỷ lại đánh bại hai cường quốc mạnh nhất thế giới. Dân tộc ấy tiếp tục đóng góp cho thế giới nhiều nhà khoa học lớn trong các lĩnh vực toán học, vật lý, triết học…trong những điều kiện khó khăn nhất về hoàn cảnh sống cũng như môi trường nghiên cứu. Một số trắc nghiệm về IQ, EQ, và những thành tích của trí tuệ Việt Nam trong các cuộc tranh tài với thế giới xưa và nay đều có những tấm gương đủ sức thuyết phục.
2.3.2. Logic học trên giảng đường ở Việt Nam
Hiện nay môn Logic học được giảng dạy ở nhiều trường đại học (ĐH) và cao đẳng (CĐ) nước ta, đặc biệt là ở các trường thuộc khối ngành khoa học xã hội và nhân văn, bao gồm cả kinh tế, luật.Trên thực tế, sinh viên các ngành này, đặc biệt là những sinh viên thi đại học khối C (không thi môn toán) gặp rất nhiều khó khăn khi học môn Logic, và kết quả học tập của họ chưa cao và không đáp ứng được yêu cầu của họ, hậu quả là sinh viên không yêu thích và học môn học này một cách thụ động. Nội dung môn Logic học hiện nay tập trung chủ yếu vào các phần: (1) các quy luật cơ bản của tư duy, (2) tam đoạn luận đơn, (3) chứng minh, bác bỏ và ngụy biện. Trong ba phần nêu trên, phần thứ ba được dành thời lượng rất ít, và chủ yếu là học lí thuyết. Các nội dung Logic học hiện đại được nghiên cứu từ cuối thế kỉ XIX, được ứng dụng rộng rãi trong các ngành khoa học và trong đời sống như đại số mệnh đề, hệ suy luận tự nhiên, Logic học vị từ, hợp giải (mệnh đề và vị từ), suy luận xác suất… gần như hoàn toàn không được đề cập trong chương trình môn Logic học của chúng ta. Lí do 3: Phương pháp giảng dạy môn Logic học của đa số các giảng viên hiện nay là thuyết giảng. Thời gian dành cho sinh viên thuyết trình, tranh luận, giải bài tập… còn rất ít. Một số giảng viên cho sinh viên thuyết trình một số nội dung thay cho việc giảng dạy các nội dung đó. Việc làm này rất dễ dẫn đến việc thay giảng viên bằng sinh viên, không lôi cuốn được sinh viên. Các phần mềm giúp giảng Logic học, các trò chơi logic… cũng rất ít được sử dụng. Phương pháp dạy này không phát huy được tính tích
cực của sinh viên. Thay vì được rèn luyện kĩ năng suy luận, kĩ năng chứng minh, bác bỏ, tranh luận… sinh viên – trong trường hợp tốt nhất – chỉ có được tri thức lí thuyết về các nội dung trên. Để có kết quả giảng dạy và học tập môn Logic học tốt hơn, chúng ta phải khắc phục được ít nhất là các lí do 2 và 3.
Nhiều góp ý xác đáng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy nghiên cứu môn Logic học đã được đề xuất bởi các chuyên gia:
Theo Th.S.Phạm Thu Trang, viện Thông tin khoa học xã hội (Viện Khoa học xã hội Việt Nam), đã suy nghĩ theo đúng logic sự vật ở trình độ tư duy trừu tượng, nhận thức lý trí quả thực không dễ dàng bởi nó phần nhiều trái ngược với những hiểu biết thông thường đã bám rễ sâu sắc trong ý thức của tuyệt đại đa số người học từ thuở ấu thơ.
Theo lý giải của Giảng viên Vũ Văn Cảnh – trường ĐHSP (Đại Học Thái Nguyên) thì ngoài trừu tượng cao, đây là môn học mà phần lớn học sinh phổ thông chưa từng được tiếp xúc. Hơn nữa lại được bố trí giảng dạy vào học ký I thứ nhất nên học sinh càng bỡ ngỡ do chưa có quen với môi trường, phương pháp học ở ĐH, khả năng tư duy. Theo TS. Phạm Quỳnh – NXB Giảo dục VN, mặc dù logic đã được đưa vào nghiên cứu và giảng dạy ở nước ta từ khá sớm, từ khoảng những năm 50 thế kỉ XX. Nhưng dường như từ đó đến nay, khung chương trình dạy đại cương vẫn không thay đổi. Nhiều giáo trình mới đã được xuất bản nhưng vẫn chưa có một sự thống nhất các hiểu các thuật ngữ cơ bản. Logic học trên thế giới đã có những bước tiến khá xa về phương diện lý thuyết.
Đưa ra một số điểm chưa thống nhất trong các tài liệu Logic học, Th.S. Nguyễn Thi Lan đề nghị, nên có một hội nghị khoa học thống nhất những nội dung trên, từ đó có một bộ giáo trình Logic học tương đối chuẩn trong phạm vi quốc gia; đồng thời kiến nghị Bộ GD&ĐT nên đưa môn học này thành môn học bắt buộc trong các trường chuyên nghiệp nhằm nâng cao năng lực tư duy
logic cho Sinh Viên, từ đó tăng sức cạnh tranh của nguồn nhân lực Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa.
Các quan tâm về các loại logic khác nhau giải thích rằng logic không phải là được nghiên cứu trong chân không. Trong khi logic thường có vẻ tự cung cấp sự thúc đẩy chính nó, môn học này phát triển tốt nhất khi lý do mà chúng ta quan tâm đến logic được đặt ra một cách rõ ràng.
Sống trong xã hội, mỗi người không tồn tại một cách cô lập mà luôn có mối quan hệ với nhau và tự nhiên. Cùng với ngôn ngữ, logic giúp con người hiểu biết nhau một cách chính xác và nhận thức tự nhiên đúng đắn hơn.
Trải qua quá trình lao động, tư duy logic của con người được hình thành trước khi có khoa học về logic. Tuy nhiên tư duy logic được hình thành bằng cách như vậy là tư duy logic tự phát. Tư duy logic tự phát gây trở ngại cho nhận thức khoa học, nó dễ mắc phải sai lầm trong quá trình trao đổi tư tưởng với nhau, nhất là những vấn đề phức tạp.
Logic học giúp chúng ta chuyển đổi lối tư duy logic tự phát thành tư duy logic tự giác. Tư duy logic tự giác đem lại những lợi ích sau:
Lập luận chặt chẽ, có căn cứ; trình bày các quan điểm, tư tưởng một cách rõ ràng, chính xác mạch lạc hơn. Vạch ra các thủ thuật ngụy biện của đối phương. Logic học còn trang bị cho chúng ta các phương pháp nghiên cứu khoa học: suy diễn, quy nạp, phân tích, tổng hợp, giả thuyết, chứng minh… nhờ đó làm tăng khả năng nhận thức, khám phá của con người đối với thế giới. Ngoài ra, logic còn có ý nghĩa đặc biệt đối với một số lĩnh vực, một số ngành khoa học khác nhau như: toán học, điều khiển học, ngôn ngữ học, luật học…
1. Nguyễn Thúy Vân, Nguyễn Anh Tuấn,Logic học đại cương, NXB ĐHQG HN, 2009.
2. Tô Duy Hợp, Nguyễn Anh Tuấn,Logic học, NXB Đồng Nai, 1997 3.Các quy luật logic hình thức cơ bản – Logic học đại cương– Nguyễn Tuấn Anh: https://hoctap24h.vn/cac-quy-luat-loguc-hinh-thuc-co- ban-logic-hoc-dai-cuong-nguyen-tuan-anh.
4. Phạm Đình Nghiệm,Nhập môn logic học, Nxb. Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2008.
5. Thạc sĩ Trần Hoàng, Giáo trình Logic học nhập môn, NXB Trường đại học Sư phạm Tp. HCM.