Tưởn g Nhân Dẫn Đến Tâm Buồn Lo

Một phần của tài liệu Phật Pháp Giữa Đời Thường (Trang 44 - 45)

Tâm Buồn Lo

Có một cô gái đến thăm một người bạn là sinh viên y khoa. Khi cô ta đến nhà chơi thì anh bạn đang ôn thi, tay cầm quyển sách còn tay kia luôn sờ nắn cái đầu lâu sọ người để học vị trí từng cái xương trên đó. Vì hiếu kỳ, cô ta cũng đưa tay sờ thử vì đinh ninh rằng đó không phải là sọ thật mà chỉ là mô hình dùng cho học tập. Lúc sau thì anh bạn cho cô biết đó là sọ người thật. Cô gái mặt mày liền tái xanh, liền chạy đi rửa tay, cọ xát chà rửa đến bao nhiêu lần mà vẫn chưa hết sợ. Anh bạn thấy vậy mới giải thích rằng đó là sọ của người hiến xác để phục vụ cho y học nên cần được trân trọng và không có gì phải sợ. Nghe thế cô ta mới yên lòng.

Trước sau chiếc sọ vẫn chỉ là chiếc sọ, một vật vô tri vô giác. Nhưng vì tưởng tượng, tâm cô gái đã đi từ trạng thái bình thường đến lo sợ. Tưởng là sản phẩm của tâm nên không thực có (vọng tưởng) nhưng nó lại là nguyên nhân dẫn dắt tâm đến mọi buồn vui, đau khổ. Khi có Tưởng thì không có Định Tưởng nên nó là kẻ thù của tâm an lạc. Tưởng dựa vào danh sắc mà sinh, kết hợp với tâm vọng để rồi phát triển, biến đổi không ngừng, từ tưởng này sinh thêm ra tưởng mới. Muốn diệt được Tưởng thì phải dùng đến trí Bát Nhã (Phật Nhãn) quán chiếu, soi rọi để thấy rõ được bản chất của sự vật, từ đó tưởng sẽ tự mất đi và trả ta về với tâm an lạc.

HCM, tháng 2, 2015 BTC

“Vì ‘tưởng’ không thực nên còn gọi là vọng tưởng. Nó là nguyên nhân của mọi buồn vui, đau khổ. Tưởng là kẻ thù của tâm an lạc vì khi có Tưởng thì không có Định...”

Một phần của tài liệu Phật Pháp Giữa Đời Thường (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)