- Khái niệm: "Trong hóa học, ái lực điện tử là năng lượng được một nguyên tử, trung hoà điện tích và cô lập (ở thể khí), hấp thụ khi có một điện tử được thêm vào tạo thành khí ion có điện tích -1 điện tích nguyên tố. Nó có giá trị âm khi năng lượng được nhả ra."
- Đa số các nguyên tố hoá học có ái lực điện tử âm. Điều này nghĩa là chúng không cần nhận năng lượng để bắt điện tử; thay vào đó, chúng nhả ra năng lượng. Nguyên tử càng có nhiều khả năng bắt thêm các điện tử có ái lực điện tử càng âm. Clo là nguyên tố hoá học có ái lực điện tử mạnh
nhất; radon có ái lực điện tử yếu nhất.
- Mặc dù ái lực điện tử biến đổi khá hỗn loạn trong bảng tuần hoàn, một số quy luật vẫn có thể được phá hiện. Nói chung, phi kim có ái lực điện tử âm
hơn kim loại. Tuy nhiên, các khí hiếm là ngoại lệ, chúng có ái lực điện tử dương.
C.TÍNH CHẤT CỦA ÁI LỰC THEO NHÓM TH
Quy luật:
Các nguyên tố nhóm 17 (flo, clo, brôm, iốt, và astatin) có xu hướng bắt điện
tử và tạo ra anion có điện tích bằng -1 điện tích nguyên tố. Các khí
hiếm trong nhóm 18 đã có đủ bộ tám, và do đó việc thêm một điện tử đòi hỏi năng lượng lớn, tuy nhiên vẫn có thể thực hiện được.
Các nguyên tố nhóm 2, bắt đầu từ berili và nhóm 12 bắt đầu từ thiếc cũng có ái lực điện tử với giá trị dương vì chúng có vỏ s hay vỏ d đã điền đầy.
Các nguyên tố trong nhóm 15 có ái lực điện tử thấp và nitơ thậm chí có ái lực
điện tử với giá trị dương. Lý do là các vỏ điện tử được điền một nửa cũng khá bền.
Ái lực điện tử có giá trị tăng lên trong cùng một hàng từ trái qua phải (do bán
kính các nguyên tử giảm dần, làm gia tăng sức hút từ hạt nhân, và số điện tử trong vỏ ngoài tăng dần, khiến nguyên tử cân bằng bền hơn) trong bảng tuần hoàn và giảm đi khi đi từ trên xuống trong cùng một nhóm (do bán kính các nguyên tử và số điện tử ở vỏ ngoài tăng lên, các điện tử đẩy lẫn nhau, làm giảm mức độ cân bằng của nguyên tử).
C.TÍNH CHẤT CỦA ÁI LỰC THEO NHÓM TH
Ái lực điện tử không chỉ được định nghĩa cho các nguyên tố hoá học, mà còn áp dụng cho các phân tử. Ví dụ, ái lực điện tử của benzen là dương, còn
của naphtalen là gần bằng 0 và của anthracen là dương. Thí nghiệm in silico cho thấy ái lực điện tử của hexacyanobenzen mạnh hơn fulleren
+ Ái lực electron của nguyên tử là năng lượng tỏa ra hay hấp thụ khi một nguyên tử ở trạng thái khí nhận một electron để trở thành một ion mang điện
tích 1- cũng nằm ở trang thái đó .Đó là hiệu ứng năng lượng của quá trình : A(khí)+e -> A- (khí)
+ Ái lực electron của một mol nguyên tử được tính bằng kJ/mol.
+ Người ta quy ước đặt dấu - cho ái lực electron khi có sự tỏa ra năng lượng ,dấu + khi có sự hấp thụ năng lượng từ bên ngoài .
+Phần lớn các nguyên tố hóa học có ái lực E âm, nhưng các nguyên tố nhóm IIA, IIB và khí trơ có ái lực E dương.
+ Quy luật biến thiên ái lực E theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố hóa học không thật rõ rệt và nhất quán như các quy luật tìm thấy đối với độ âm điện và năng lượng ion hóa .
C.TÍNH CHẤT CỦA ÁI LỰC THEO NHÓM TH
+ Tuy nhiên ,cũng có thể rút ra một số nhận xét sau đây:
* Nhìn chung, các phi kim có ái lực E mang dấu âm với giá trị tuyệt đối lớn hơn kim loại .Các Halogen có ái lực E âm với giá trị tuyệt đối lớn hơn ở các nguyên tố khác của bảng tuần hoàn, vì nhóm nguyên tố này dễ thu thêm E . Khí hiếm có lớp E ngoài cùng bão hòa hoặc giả bão hòa, chúng khó thu thêm E nên có ái lực E dương .
* Phần lớn trường hợp,trong một nhóm A chiều tăng hạt nhân ái lực E âm có giá trị tuyệt đối giảm dần .
* Trong một chu kì, nhìn chung giá trị tuyệt đối của ái lực E âm tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
Nhưng các khí hiếm lại có ái lực E dương. Vì giữa độ âm điện và ái lực E phải có liên quan mật thiết đến nhau, Muliken(Mulliken scale) đã sử dụng các giá trị ái lực E và năng lượng ion hóa để xây dựng thang độ âm điện mang tên ông.
+ Điều đáng chú ý là trong khi khái niệm độ âm điện thường dùng cho các nguyên tử thì ái lực E lại còn được dùng cho cả các phân tử. Chẳng hạn, người ta đưa ra ái lực E dương cho Benzen, Antraxen, gần bằng 0 cho phân tử Naphtalen. Vì thế, ái lực E được dùng để giải thích khả năng phản ứng của nhiều chất hữu cơ.
C.TÍNH CHẤT CỦA ÁI LỰC THEO NHÓM TH
The End43 43