Mọi hành vi khai thác cây rừng trái phép gây đều cấu thành Tội hủy hoại rừng (Điều 243 BLHS).

Một phần của tài liệu Nhận định môn luật hình sự phần các tội phạm (có đáp án chi tiết theo 4 cụm) năm 2022 (Trang 44 - 72)

rừng (Điều 243 BLHS).

Nhận định sai.

Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp quy định trong Đ.243 thì mới đủ điều kiện để cấu thành Tội hủy hoại rừng (Đ.243). Còn hành vi khai thác cây rừng trái phép không thuộc trường hợp quy định tại Điều 243 thì sẽ cấu thành Tội vi phạm quy định về khai khác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (Điều 232). Ngoài ra, nếu đối tượng tác động là rừng sản xuất, rừng trồng mà người khai thác trái phép không phải là chủ sở hữu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các điều luật tương ứng quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” .

CSPL: Điều 243, 232 - BLHS 2015

tiểu mục 1.2 mục 1 phần IV TTLT 19/2007.

“1.2. “Hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng” là ngoài hành vi khai thác trái phép cây rừng còn có hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng.

Trường hợp khai thác trái phép rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao cho tổ chức, tập thể, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp mà người được giao đã bỏ vốn đầu tư trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ... thì bị xử lý như sau:

a) Nếu chủ rừng khai thác cây rừng trái phép thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 175 BLHS;

b) Nếu người khai thác cây rừng trái phép mà không phải là chủ rừng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các điều luật tương ứng quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của BLHS”

46. Mọi hành vi phá rừng trồng trái phép gây hậu quả nghiêm trọng đều cấu thành Tội hủy hoại rừng (Điều 243 BLHS). thành Tội hủy hoại rừng (Điều 243 BLHS).

Nhận định sai.

Hành vi phá rừng trồng trái phép gây hậu quả nghiêm trọng ngoài cấu thành Tội hủy hoại rừng (Đ.243) còn có thể cấu thành các tội được quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” BLHS 2015. Nếu người thực hiện hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng mà không phải là chủ sở hữu rừng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các điều luật tương ứng quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” BLHS.

CSPL: điểm b tiểu mục 1.2 mục 1 phần IV TTLT 19/2007.

47. Mọi hành vi buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm đều cấu thành Tội vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật quý, hiếm đều cấu thành Tội vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm (Điều 244 BLHS).

Vì Đối tượng tác động trong điều này là các loại động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Vì vậy hành vi buôn bán trái pháp động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm chưa đủ để cấu thành Tội vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm (Điều 244 BLHS).

48. Mọi hành vi thải ra môi trường chất thải rắn thông thường trái với quy định của pháp luật thì cấu thành tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235 BLHS). định của pháp luật thì cấu thành tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235 BLHS).

Nhận định sai.

Vì đối với hành vi thải chất thải rắn thông thường thì cần đạt đến khối lượng do luật quy định thì mới cấu thành Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235 BLHS). Cụ thể là từ 200.000kg đến dưới 500.000kg đối với chất thải rắn thông thường. Nếu như chưa đủ định lượng theo quy định của Luật thì không đủ điều kiện để cấu thành tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235 BLHS).

CSPL: Đ.235.1.d – BLHS 2015

49. Mọi hành vi đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam đều cấu thành tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 239 BLHS). chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 239 BLHS).

Nhận định sai.

Vì không phải đối mọi hành vi đưa chất thải vào lãnh thổ VN đều cấu thành tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 239 BLHS). Có nhiều hành vi khác nhau đưa chất thải vào VN và đối với mỗi loại hành vi khác nhau đều có một mức định lượng khác nhau. Nếu người vi phạm thực hiện hành vi với đúng định lượng mà luật quy định thì mới cấu thành Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 239 BLHS).

Câu 50: Mọi trường hợp trồng cây thuốc phiện đã được giáo dục nhiều lần mà còn vi phạm đều cấu thành Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma túy theo Điều 247 BLHS.

Nhận định sai

Vì Hành vi trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma túy cấu thành tội phạm khi hành vi này đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống.

CSPL: điểm a khoản 1 Điều 247 BLHS năm 2015.

Câu 51: Hành vi làm cho chất ma túy từ loại ma túy này chuyển thành loại ma túy khác một cách trái phép là hành vi cấu thành Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248 BLHS).

Nhận định đúng

Vì theo khoản 1 Điều 248 BLHS năm 2015 thì: “Người nào sản xuất trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”. Và sản xuất trái phép chất ma túy” là làm ra chất ma túy (chế biến, điều chế…) bằng thủ công hoặc có áp dụng khoa học công nghệ từ cây có chứa chất ma túy, từ các tiền chất và các hóa chất hoặc làm ra chất ma túy này từ chất ma túy khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc không đúng với nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Cspl: Tiết 2.1 mục 2 phần II Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC- TANDTC-BTP

Khoản 1 Điều 248 BLHS năm 2015

Câu 52: Mọi trường hợp vận chuyển trái phép chất ma túy đều cấu thành Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250 BLHS).

Nhận định sai

Vì “vận chuyển trái phép chất ma túy” là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào (có thể bằng các phương tiện

khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy…; trên các tuyến đường khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện…; có thể để trong người như cho vào túi áo, túi quần, nuốt vào trong bụng, để trong hành lý như vali, túi xách v.v…) mà không nhằm mục đích mua bán, tàng trữ hay sản xuất trái phép chất ma túy khác.

Ví dụ: Người giữ hộ, hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy cho người khác, mà biết rõ mục đích mua bán trái phép chất ma túy của người đó, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy với vai trò đồng phạm.

Cspl: Tiết 3.2 mục 3 phần II Thông tư 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC- BTP

Câu 53: Mọi trường hợp cất giấu bất hợp pháp chất ma túy là hành vi cấu thành tội Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249 BLHS).

Nhận định sai

Vì “Tàng trữ trái phép chất ma túy” là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong vali, cho vào thùng xăng xe, cất giấu trong quần áo, tư trang mặc trên người hoặc theo người…) mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy. Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không ảnh hưởng đến việc xác định tội này.

Cspl: Tiết 3.1 mục 3 phần II Thông tư 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC- BTP

Câu 54: Chiếm đoạt trái phép chất ma túy nhằm mục đích bán lại chất ma túy đó cho người khác thì phạm Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251 BLHS).

Nhận định đúng

Vì người này chiếm đoạt trái phép chất ma túy nhằm mục đích bán lại chất ma túy đó cho người khác nên cấu thành Tội mua bán trái phép chất ma túy do buôn bán trái phép chất ma túy không phụ thuộc vào nguồn gốc do đâu mà có chất ma túy này.

cspl: Điều 251 BLHS 2015

Câu 55: Hành vi mua bán trái phép chất ma túy qua biên giới là hành vi cấu thành Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS)

Nhận định sai

Vì người phạm tội buôn lậu chỉ có một hành vi khách quan là buôn bán trái phép Việc buôn bán trái phép được thể hiện ở chỗ mua hoặc bán không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép xuất, nhập khẩu và các quy định khác của Nhà nước về hải quan. Mục đích của người phạm tội là thụ lợi bất chính từ hành vi buôn lậu. Biểu hiện của mục đích thu lợi là người phạm tội tìm cách trốn thuế xuất nhập khẩu. Đối với hành vi mua bán mua bán trái phép chất ma túy qua biên giới không thể xem là hành vi cấu thành tội buôn lậu do ma túy là chất cấm và tội mua bán trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 251 Bộ luật hình sự năm 2015

Cspl: điểm g khoản 2 Điều 251 BLHS năm 2015

Trắc nghiệm: Cụm 3:

Câu 56. Mọi hành vi chiếm đoạt chất ma túy đều cấu thành Tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252 BLHS).

Nhận định sai.

"Chiếm đoạt chất ma túy" là hành vi (hành động) của chủ thể thực hiện một trong các hành vi trộm cắp, lừa đảo, tham ô, lạm dụng tín nhiệm, cưỡng đoạt, cướp, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt chất ma túy của người khác. Trường hợp người có hành vi chiếm đoạt chất ma túy nhằm mục đích bán lại chất ma túy đó cho người khác, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh đầy đủ đối với hành vi đã thực hiện theo Điều 253 BLHS

Câu 57. Mọi trường hợp mua trái phép chất ma túy đều cấu thành Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251 BLHS).

Nhận định sai

Trường hợp một người biết là chất ma túy giả nhưng làm cho người khác tưởng là chất ma túy thật nên mua bán, trao đổi… thì người đó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm về ma túy mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật hình sự, nếu thỏa mãn các dấu hiệu khác nữa trong cấu thành tội phạm của tội này.

Câu 58. Không phải mọi hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy đều cấu thành Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 253 BLHS).

Nhận định sai

Đối với người thực hiện hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy để sản xuất trái phép chất ma túy thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất trái phép chất ma túy quy định tại Điều 248 BLHS.

Câu 59. Người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy biết bản thân họ đã nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người sử dụng chất ma túy thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với tình tiết định khung tăng nặng “gây bệnh nguy hiểm cho người khác” (điểm g khoản 2 Điều 255 BLHS).

Nhận định sai

Trường hợp người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy biết bản thân họ hoặc người khác đã nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người sử dụng chất ma túy thì cùng với việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 255 của BLHS, người này còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lây truyền HIV cho người khác theo quy định tại Điều 148 của BLHS hoặc tội cố ý truyền HIV cho người khác theo quy định tại Điều 149 của BLHS.

Câu 60. Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy không chỉ cấu thành Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 256 BLHS).

Nhận định sai

Người nào bán trái phép chất ma túy cho người khác và còn cho họ sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu hoặc quản lý của mình để sử dụng trái phép chất ma túy thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy theo Điều 251 BLHS, người đó còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy theo Điều 256 BLHS;

Câu 61. Mọi trường hợp mua bán trái phép thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần đều cấu thành Tội vi phạm về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần (Điều 259 BLHS).

Nhận định sai

Chỉ có những người nào có trách nhiệm trong việc sản xuất, vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam, kê đơn, bán thuốc, giám định, nghiên cứu chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần thực hiện mới cấu thành Tội vi phạm về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần (Điều 259 BLHS).

Câu 62. Chủ thể của Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần (Điều 259 BLHS) là bất ky người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định.

Nhận định sai

Chỉ có những chủ thể nào có trách nhiệm trong việc sản xuất, vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam, kê đơn, bán thuốc, giám định, nghiên cứu chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.

Cụm 4:

Câu 1. Hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong công trường thi công gây tai nạn chết người thì có cấu thành Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS).

Sai. Vì theo khoản 1 Điều 3 TTLT 09/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC- TANDTC quy định thì hành vi khách quan của Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS) phải là hành vi tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định; trường hợp điều khiển phương tiện trong công trường thi công sẽ không được xem là đang tham gia giao thông đường bộ, hậu quả làm chết người thì sẽ không cấu thành tội này. Nhưng trong trường hợp trên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội có liên quan khác như Tội vô ý làm chết người (Điều 128); Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, về an toàn ở những nơi đông người (Điều 295),...

Câu 2. Không cấu thành Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260) khi hành vi vi phạm chưa gây thiệt hại cho tính mạng hoặc chưa gây thiệt hại nghiệm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác.

Sai. Theo khoản 4 Điều 260 BLHS có quy định hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ có khả năng thực tế dễn đến hậu quả gây thiệt hại cho sức khỏe, tính mạng hoặc chưa gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác nếu không ngăn chặn kịp thời. Theo khoản này thì chưa có hậu quả trên thực tế xảy ra nhưng vẫn cấu thành tội phạm này.

Câu 3. Mọi hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng người khác thì chỉ cấu thành Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260).

Sai. Vì dấu hiệu của mặt chủ quan của tội phạm trong tội này là người phạm tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thực hiện hành vi là do vô ý hoặc do lỗi hỗn hợp (cố ý về hành vi, vô ý về hậu quả). Do đó, trong trường hợp người phạm tội cố ý thực hiện hành vi vi phạm (chạy nhay, vượt ẩu,...) gây hậu quả làm chết người thì sẽ cấu thành Tội giết người (Điều 123).

Câu 4. Người đua xe trái phép gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của

Một phần của tài liệu Nhận định môn luật hình sự phần các tội phạm (có đáp án chi tiết theo 4 cụm) năm 2022 (Trang 44 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)