sự thật.
sự thật.
- Diệt đế: Quả thật có một cứu cánh chấm dứt sự sinh hữu qua việc đình chỉ tham ái. Đó là một sự sinh hữu qua việc đình chỉ tham ái. Đó là một sự thật. - Đạo đế: Quả thật có một con đường để thực hiện sự đình chỉ tham ái. Đó là một sự thật.
- Đạo đế: chắnh là Bát Thánh Đạo. Trong đó, Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, được gọi chung là Giới học. Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm gọi chung là Định học. Chánh Định được gọi là Tuệ Học. Bát Thánh Đạo (tức Ba Vô Lậu Học) còn được gọi là con đường Trung Đạo, nằm độc lập với hai con đường sinh phong cực đoan: Khổ Hạnh (lý tưởng giải thoát đặt trên cơ sở pháp môn hành đạo ép xác khắc khổ quá đáng) và Lợi Dưỡng (lý tưởng giải thoát được thực hiện bằng cách hưởng thụ khoái lạc). Với trắ tuệ thực nghiệm có được từ con đường Trung Đạo, các đệ tử của Đức Phật sẽ luôn nhận thức được bản chất Vô Ngã của mọi hiện tượng tồn tại thay vì không có chánh tri kiến thì người ta luôn ngộ nhận và tìm cái Tôi hư vọng, tách rời hải triều với đại dương. Trong khi đó, vạn hữu luôn có mặt thông qua sự tương tác giữa các nhân duyên (điều kiện) khác nhau theo một quy luật mà Đức Phật gọi là nguyên tắc Y Tương Sinh và nay ta còn gọi là Giáo Lý Duyên Khởi (Paticcasamuppàda). Không thực hiện được công phu phát triển trắ tuệ này thì việc chứng ngộ Bốn Thánh Đạo là điều không thể có được.
Về cái gọi là con người, theo Phật giáo bao gồm 5 thành tố:
Sắc uẩn: thể xác sinh lý;
Thọ uẩn: mọi cảm giác của thân tâm; Tưởng uẩn: kinh nghiệm không có ý thức;
Hành uẩn: khuynh hướng hoạt động của ba thức trên.
Thức uẩn: khả năng nhận biết đơn thuần của ý thức.
Các thành tố này luôn là vô ngã, vô thường và khổ nạn, phiền phức.
Theo Phật giáo, con người có thể nâng cao nhân cách và sinh thú (chổ tái sinh) bằng cách tu tập thiền định, đặc biệt là bốn pháp Phạm trú: Từ, Bi, Hỷ, Xả (hiểu theo nghĩa chuyên môn của Phật học nguyên thủy).
Dựa vào những nét đại lược trên đây về Phật giáo, trên cái nhìn tổng quan, ta có thể thấy là Phật giáo phủ nhận tắn ngưỡng Phệ Đà (Veda) Phật giáo có nhiều điểm khác với giáo lý Áo Nghĩa Thư (Upanishad) cũng của Bà-la-môn giáo, như một số điểm về vấn đề luân hồi, nghiệp báo, thiên giới, địa ngục, bản chất đau khổ của sinh hữu và cứu cánh chấm dứt tái sanh.
III.- CÁC HỆ PHÁI PHẬT GIÁO
Dòng giáo lý Thượng Toạ Bộ (Theravàda) tức hệ thống Phật Giáo Nguyên Thủy được truyền thừa từ các Trưởng Lão buổi đầu, còn có tên gọi theo hậu sử là Hìnàyana (Tiểu Thừa).
Theo thời gian, một tôn phái hùng hậu ra đời, có quan điểm kình chống với Phật giáo truyền thống và thường được biết tới qua tên gọi Đại Thừa hay Đại Thặng (Mahàyana). Thời điểm khai sinh đắch xác của Đại Thừa Giáo vẫn còn mơ hồ. Theo các di liệu lịch sử tương đối cụ thể thì chắc là vào khoảng thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch.