Phần đầu tư ô tô Kim Sơn giai đoạn 2019-2020-2021

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ LỰC LƯỢNG BÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ Ô TÔ KIM SƠN (Trang 36 - 91)

Số lao động tại công ty

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của công tyX

X Chỉ tiêu 2019 2020 2021 Số lượng Tỷ trọn g Số lượng Tỷ trọn g Số lượng Tỷ trọn g Giới tính Nam 25 69,44 30 75,00 9 60,00 Nữ 11 30,56 10 25,00 6 40,00 Độ tuổi 18-25 15 41,67 20 50,00 8 53,33 25-35 8 22,22 8 20,00 4 26,67 30-35 9 25,00 10 25,00 2 13,33 35-40 4 11,11 2 5,00 1 6,67 Trình độ học vấn Đại học 17 47,22 31 77,50 15 100,0 0 Cao đẳng 8 22,22 9 22,50 0,00 Tổng số lao động 36 100 40 100 15 100 (Nguồn: phòng hành chính nhân sự) Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng số lượng nhân viên của công ty thay đổi rõ rệt theo từng năm. Cụ thể là năm năm 2020 tổng nhân viên trong công ty tăng 4 người, tương ứng với tỷ lệ tăng là 11.11% so với 2019. Từ năm 2021 tổng nhân viên giảm xuống một mức báo động so với 2020 là 25 người, tương ứng với tỷ lệ giảm là (62.5)% so với 2020.

Về cơ cấu lao động theo giới tính nam luôn nhiều hơn nữ giới do môi trường công việc này cơ bản nam luôn luôn am hiểu hơn về xe

hơn nữ giới. Ta có thể thấy qua năm 2020 số lao động nam là 30 người tương ứng tỷ lệ tăng hơn năm 2019 là 20%.

Về độ tuổi của lực lượng lao động của công ty qua bảng 2.1 ta có thể thấy công ty luôn hướng đến lực lượng lao động trẻ giàu nhiệt huyết. Vì đặc thù của công việc nên công ty tuyển dụng toàn những nhân viên trẻ để ăn nói linh hoạt dễ chiếm được lòng khách hàng.

Về trình độ học vấn của lực lượng lao động của công ty đa số lực lượng trình độ đại học luôn chiếm % cao hơn trình độ cao đẳng. Ví dụ như năm 2019 trình độ đại học chiếm đến 17 người trình độ cao đẳng chỉ có 08 người. Điều này chứng tỏ công ty rất chú trọng đến bộ máy quản lý cũng như các cán bộ chủ chốt trong công ty.

2.1.4.2 Cơ sở vật chất

Bảng 2.2. Cơ sở vật chất của công ty

STT LOẠI CƠ SỞ VẬT CHẤT ĐƠN VỊ TÍNH SỐ LƯỢNG

1 Showroom ô tô M2 4500

2 Máy tính để bàn Cái 250

3 Bàn ghế làm việc Cái 40

4 Bàn tiếp khách Cái 3

5 Sofa tiếp khách Cái 2

6 Quầy lễ tân Cái 1

7 Điều hòa Cái 20

8 Quạt Cái 7

9 Máy in Cái 3

10 Tủ hồ sơ Cái 3

(Nguồn: Phòng kế toán)

Nhìn chung trang thiết bị và cơ sở vật chất của công ty đã bước đầu đáp ứng được nhu cầu của nhân viên. Tuy nhiên, một số trang thiết bị đã cũ làm cho năng suất hiệu quả công việc không được nhanh chóng gây mất nhiều thời gian cho giải quyết công việc như máy photo, máy in,... và còn thiết một số trang thiết bị phục vụ cho

công việc khác như máy điều hòa, quạt nước... gây ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần làm việc cho các nhân viên làm việc, nhất là trong mùa hè nóng bức.

2.1.4.3 Tài chính

Bảng 2.3 Bảng cân đối kế toán Công ty năm 2019- 2021

(Đơn vị tính: đồng)

TÀI SẢN

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 2020/2019 2021/2010

Chênh lệch TL (%) Chênh lệch TL (%) A. TÀI SẢN NGẮN HẠN

13,676,383,159 10,232,038,818 4,719,346,818 -3,444,344,341 -25.18% -5,512,692,000 -53.88%

I. Tiền và các khoản tương đương

tiền 3,552,461,779 2,068,803,381 1,055,089,724 -1,483,658,398 -41.76% -1,013,713,657 -49.00% II. Đầu tư tài chính ngắn hạn

- - - - - - -

III. Các khải phải thu ngắn hạn

7,048,855,360 5,320,354,387 2,072,719,116 -1,728,500,973 -24.52% -3,247,635,271 -61.04% IV. Hàng tồn kho 2,781,702,791 2,647,473,889 1,513,090,785 -134,228,902 -4.83% -1,134,383,104 -42.85% V. Tài sản ngắn hạn khác 293,363,229 195,407,161 78,447,193 -97,956,068 -33.39% -116,959,968 -59.85% B. TÀI SẢN DÀI HẠN 7,410,562,356 5,925,231,378 3,893,950,071 -1,502,330,978 -20.18% -2,031,281,307 -34.28%

I. Các khoản phải thu dài hạn

- - - - - - -

II. Tài sản cố định

7,329,808,519 5,863,846,815 3,849,620,448 -1,465,961,704 -20.00% -2,014,226,367 -34.35% III. Bất động sản đầu tư

IV. Tài sản dở dang dài hạn

- - 1,776,004 - - 1,776,004 -

V. Đầu tư tài chính dài hạn

- - - - - - -

VI. Tài sản dài hạn khác

80,753,837 51,384,563 42,553,619 -29,369,274 -36.37% -8,830,944 -17.19% TỔNG CỘNG TÀI SẢN 21,086,945,515 16,147,270,196 8,613,296,889 -4,939,675,319 -23.43% -7,533,973,307 -46.28% NGUỒN VỐN C. NỢ PHẢI TRẢ 7,094,699,031 7,813,261,791 4,987,396,858 718,562,760 10.13% -2,825,864,933 -36.17% I. Nợ ngắn hạn 3,592,813,802 4,311,376,562 1,485,511,629 718,562,760 20.00% -2,825,864,933 -65.54% II. Nợ dài hạn 3,501,885,229 3,501,885,229 3,501,885,229 0 0.00% 0 0.00% D. VỐN CHỦ SỞ HỮU TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 21,806,945,515 16,625,270,196 3,625,900,031 -4,939,675,319 -23.43% -12,521,370,165 -77.54% (Nguồn: Phòng kế toán)

Thông qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình tài sản của Công ty trong 3 năm 2019,2020,2021 có nhiều biến động.

Đánh giá biến động về tài sản

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy tài sản ngắn hạn của công ty giảm dần qua các năm, năm 2020 tài sản ngắn hạn là 10,232,038,818 VND giảm 25.18% so với năm 2019, năm 2021 tài sản ngắn hạn là 4,719,346,818 VND giảm 53,88% so với năm 2020. Đặc biệt, trong năm 2021 các khoản phải thu ngắn hạn giảm mạnh, giảm 61.04% so với năm 2020. Nguyên nhân của việc tài sản ngắn hạn giảm dần qua các năm vì trong 2 năm 2020, 2021 dịch covid đã tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế của đất nước ta, làm cho ngành kinh tế suy thoái đi và hầu hết các doanh nghiệp bị mất đi 20% – 50% doanh thu. Đặc biệt trong năm 2021, mọi chỉ số về tài sản ngắn hạn đều bị giảm vượt mức 40 - 50% so với năm trước nên Tài sản ngắn hạn giảm.

Tương tự như tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn của công ty giảm rõ rệt qua từng năm, nhưng có tính ổn định, có thể hiểu là do khấu hao tài sản cố định là chủ yếu. Năm 2021 tài sản cố định giảm mạnh 34.28% so với năm 2020 do công ty tiến hành thanh lý 1 số tài sản cố định đã cũ và không cần dùng đến như: cần nâng xe ô tô, cẩu móc động cơ, kích cá sấu,…tiến hành đầu tư lại trang thiết bị mới nên năm 2020 có tài sản dở dang dài hạn là 1,776,004 VND.

Tổng tài sản của công ty nhìn chung giảm đều qua 3 năm. Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình dịch bệnh covid vào năm 2020 và đỉnh điểm là năm 2021 đã làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh chung của cả công ty.

Đánh giá biến động về nguồn vốn

Giống như tài sản, nguồn vốn của công ty cũng giảm dần qua các năm. Năm 2020 nợ ngắn hạn là 4,311,376,562 VND tăng 20.00 % so với năm 2019. Sự tăng lên của nợ ngắn hạn cho thấy năng lực tự chủ của công ty ngày càng thấp và cho thấy cơ cấu tài chính của công ty đang gặp rủi ro. Năm 2021 nợ ngắn hạn là giảm mạnh 65.54% so với năm 2020. Mặc dù tổng tài sản trong năm 2021 giảm mạnh nhưng công ty đã tiến hành thanh lý một số tài sản cố định, vì thế, nợ ngắn hạn năm 2021 cũng giảm mạnh. Mức nợ dài hạn luôn nằm ở con số gần 4 tỷ VND/ năm. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến sự tăng giảm của tổng nguồn vốn trong doanh nghiệp.

Có thể nói với số nợ ngắn hạn giữ ở mức 56-70 % là tương đối ổn định. Sự giảm xuống của nợ ngắn hạn trong năm 2021 cho thấy mặc dù kinh doanh bị giảm sút nhưng nhờ thanh lý tài sản cố định mà công ty đã thanh toán được gần 4 tỷ VND nợ ngắn hạn của năm 2020. Sự bình ổn của nợ dài hạn cho thấy năng lực tự chủ của công ty ngày càng cao và làm cho cơ cấu tài chính của công ty ít rủi ro hơn.

Đánh giá chung

Đánh giá tổng quát về tài sản và nguồn vốn của công ty ta thấy hai yếu tố này đều có sự biến động nhẹ trong các năm 2019 – 2020, năm 2021 mọi hoạt động mua bán của công ty bị giảm sút vì dịch covid nhưng bằng sự . Có thể nói Công ty Cổ phần đầu tư ô tô Kim Sơn tuy doanh thu không cao bằng các doanh nghiệp đối thủ nhưng qua bảng cân đối kế toán có thể cho thấy rằng công ty đang hoạt động ổn định và muốn duy trì sự ổn định đó.

2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần đầu tư ô tô Kim Sơn

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư Ô tô Kim Sơn năm 2019 – 2020 – 2021

(Đơn vị tính: đồng)

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 2020/2019 2021/2020

Tương đối Tuyệt đối

(%) Tương đối Tuyệt đối (%)

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 83.038.255.341 58.126.778.739 27.900.853.795 -24.911.476.602 -30,00% -30.225.924.944 -52,00% 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 861.892.763 706.752.066 826.899.917 -155.140.697 -18,00% 120.147.851 17,00% 3. Doanh thu thuần 82.176.362.578 57.420.026.673 27.073.953.878 -24.756.335.905 -30,13% -30.346.072.795 -52,85% 4. Giá vốn hàng bán 74.635.692.170 52.322.692.172 279.267.006.002 -22.312.999.998 -29,90% 226.944.313.830 433,74%

5. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ (3 - 4) 7.540.670.408 5.097.334.501 1.953.790.486 -2.443.335.907 -32,40% -3.143.544.015 -61,67% 6. Doanh thu hoạt động tài chính 2.693.907.113 1.936.907.113 384.696 -757.000.000 -28,10% -1.936.522.417 -99,98% 7.Chi phí bán hàng 2.083.885.024 1.699.111.500 407.039.685 -384.773.524 -18,46% -1.292.071.816 -76,04% 8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.579.000.000 1.728.339.018 1.025.887.193 -850.660.982 -32,98% -702.451.825 -40,64% 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh ( 5 + 6 -7 -8 ) 5.571.692.497 3.606.791.096 521.248.304 -1.964.901.401 -35,27% -3.085.542.791 -85,55% 10. Thu nhập khác 11. Chi phí khác 3.500.000 2.670.000 500.000 -830.000 -23,71% -2.170.000 -81,27% 12.Lợi nhuận khác ( 10 - 11 )

13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 5.568.192.497 3.604.121.096 521.248.304 -1.964.071.401 -35,27% -3.082.872.791 -476,80% 14. Thuế TNND (20%) 1.113.638.499 720.824.219 104.249.661 -392.814.280 -35,27% -616.574.558 -476,80% 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp ( 13 - 14)

4.454.553.998 2.883.296.877 416.998.644 -1.571.257.121 -35,27% -2.466.298.233 -476,80%

Nhìn vào bảng số liệu kinh doanh của công ty vào năm 2019 – 2020 – 2021 xu hướng chững lại do tình hình dịch bệnh covid cả thế giới đều rơi vào khủng hoảng nên công ty cũng có quá nhiều biến động.

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong ba năm 2019 – 2020 – 2021:

Nhận xét chi phí:

Nhìn vào bảng 2.4, ta thấy phần chi phí của doanh nghiệp gồm 2 loại chi phí : chi phí bán hàng và chi phí quản lý , chi phí bán hàng chiếm chủ yếu. Có thể thấy, chi phí tăng giảm đột biến qua các năm trong giai đoạn 2019 – 2021. Vào năm 2020 mức giảm là 32,98% so với năm 2019 ở chi phí quản lý doanh nghiệp. Sang năm 2021 lại giảm xuống 40,64% . Đối với chi phí bán hàng, vào năm 2020 mức giảm tương đối là 18,46% so với năm 2019 và năm 2021 giảm mạnh xuống 76,04% so với năm 2020 ở chi phí bán hàng. Nhìn chung, chi phí bán hàng giảm hơn một nửa so với năm trước. Nguyên nhân có thể nói là trong năm 2020 và 2021, doanh thu từ hoạt động bán hàng của công ty bị giảm lần lượt là 30% và 52% nên công ty đã đầu tư mạnh vào chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp so với doanh thu thuần để cải thiện doanh thu. Đồng thời trong năm 2021 tình hình dịch covid bùng phát mạnh mẽ nên công ty đã cắt giảm tất cả các khoản chi phí có thể, bên cạnh đó không tổ chức các buổi hội nghị, sự kiện chăm sóc khách hàng hay tri ân khách hàng như mọi năm để giảm chi phí trong năm này.

Nhận xét về doanh thu

Nguồn doanh thu của công ty hình thành từ hai nguồn đó là doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu từ hoạt động tài chính. Trong đó bán hàng và cung cấp dịch vụ là chủ yếu, một phần nhỏ trong đó là doanh thu từ hoạt động tài chính, cụ thể là doanh thu từ chứng khoán và cho thuê bất động sản của công ty.

Nhìn vào bảng 2.4, ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm dần. Nếu năm 2020 mức giảm so với năm 2019 chỉ là 30% thì năm 2021 lại giảm mạnh 52% so với năm 2020, tương đương với giảm 30,225,924,944 VND. Đây là mức giảm cao nhất trong giai đoạn 2019 - 2021. Để lý giải sự tăng giảm không đều này có thể giải thích qua những nguyên nhân sau:

- Thứ nhất: Giai đoạn bắt đầu từ năm 2013 cho đến trước năm 2020, thị trường xe ô tô ở Việt Nam có dấu hiệu nóng lên, thông qua việc doanh số bán hàng của các hãng xe trong nước tăng dần qua các năm.

- Thứ hai: Vào năm 2020, nền kinh tế nước ta phải chịu hậu quả nặng nề từ dịch Covid. Các doanh nghiệp trong nước doanh thu đều bị giảm đi từ 30 – 50%. Theo số liệu thống kê từ Báo cáo ngành ô tô, doanh thu ngành ô tô của nước ta giảm 32,8% trong năm 2020.

- Thứ ba: Dòng xe Subaru mang tính thể thao còn khá mới mẻ đối với người tiêu

dùng, không được phần lớn người sử dụng ô tô tại Việt Nam ưa chuộng. Chính vì thế, trong những năm 2019 và năm 2020, doanh nghiệp đã tập trung đầu tư vào chi phí Marketing để quảng bá sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Nhưng trong năm 2021, doanh thu bị giảm mạnh đi dẫn đến việc công ty ít đầu tư cho việc quảng bá sản phẩm xe Subaru.

Nhận xét lợi nhuận:

Ta có thể nhận xét về tình hình lợi nhuận Công ty cổ phần đầu tư ô tô Kim Sơn như sau:

Về lợi nhuận sau thuế cũng giảm dần qua 3 năm 2019 – 2021. Có thể thấy, doanh thu từ hoạt động kinh doanh năm 2020 giảm 35,27% thì năm 2021 mức giảm tăng mạnh lên 476,8%. Để giải thích cho điều này có thể kể đến nguyên nhân sau:

- Đầu năm 2020, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp đã bị giảm nên công ty đã tiến hành đầu tư mạnh vào các chi phí bán hàng, chi phí quản lý bán hàng, chi phí Marketing để tăng doanh số vào cuối năm và cho những năm sau.

Nhưng trong năm 2021, vì tình hình dịch Covid 19 bùng phát mạnh mẽ nên lợi nhuận của công ty đã bị giảm. Chính vì thế, sự đầu tư vào các chi phí của năm 2020 có thể nói là không có tác dụng với doanh nghiệp trong năm 2021.

Cuối cùng tổng lợi nhuận sau khi tính thuế TNDN (20%) của Công ty cổ phần đầu tư ô tô Kim Sơn 2019, 2020, 2021 lần lượt là 4,5 tỷ đồng và 2,8 tỷ đồng và hơm 400 triệu VNĐ. Với mức lợi nhuận này có thể nói là thấp so với rất nhiều doanh nghiệp ô tô khác nhưng xét về mức độ chênh lệch phần trăm trong giai đoạn 2020 – 2021 lại không đáng kể. Điều này cho thấy răng công ty đã hoạt động ổn định trong khi giai đoạn dịch Covid -19 làm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nước ta và đối với một công ty sản phẩm còn chưa được tiếp cận đến nhiều người sử dụng xe ô tô như vậy. Theo các dự báo thì đến năm 2022 – 2025 tình hình thị trường xe ô tô sẽ có xu hướng tăng lên rất nhiều vì một số thay đổi của luật thuế xuất nhập khẩu ô tô và tình hình cải thiện kinh tế của nước ta.

Qua phân tích số liệu báo cáo hoạt động kết quả kinh doanh trên ta có thể tình hình hoạt động kinh doanh của công ty tương đối ổn định trong 2 năm đầu và năm 2021 do tình hình dịch bệnh covid quá phức tạp nên công ty bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì vậy khi tình hình kinh tế đang dần ổn định công ty cần có những biện pháp để cải thiện lại tình hình kinh doanh của công ty.

2.2 Thực trạng công tác quản trị lực lượng bán tại Công ty Cổ phần đầu tư ô tô Kim Sơn

2.2.1 Tổ chức lực lượng bán hàng tại Công ty Cổ phần đầu tư

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ LỰC LƯỢNG BÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ Ô TÔ KIM SƠN (Trang 36 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w