Một số giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật môi trường

Một phần của tài liệu Thực trạng vi phạm pháp luật về môi trường ở nước ta hiện nay (Trang 26 - 31)

3. Phương pháp nghiên cứu

3.3 Một số giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật môi trường

Một là, xây dựng pháp luật về môi trường ở Việt Nam cần xuất phát và nằm

trong tổng thể các chính sách, định hướng mang tính quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Sửa đổi, bổ sung các văn bản hiện hành để khắc phục tính thiếu nhất quán, không cụ thể, không rõ ràng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực BVMT. Ban hành văn bản mới để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực

BVMT cho đến nay chưa điều chỉnh. Sửa đổi cơ bản Luật BVMT và các quy định liên quan đến môi trường trong các ngành luật, chú trọng các yếu tố môi trường trong các ngành luật, chú trọng đến các yếu tố tài nguyên môi trường thiên nhiên, đồng thời giải quyết mối quan hệ giữa Luật BVMT và các văn bản luật chuyên ngành điều chỉnh về môi trường, phát huy đồng bộ sức mạnh của các biện pháp được quy định trong luật hành chính, hình sự, dân sự, kinh tế trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, đặc biệt là các biện pháp kinh tế để bảo đảm sự hài hoà giữa phát triển kinh tế và yêu cầu BVMT.

Hai là, xã hội hóa các hoạt động thực hiện pháp luật về BVMT bằng cách tăng

cường sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc tham gia quản lý, tổ chức thực hiện và giám sát công tác BVMT. Chính quyền các cấp cần phối hợp và hỗ trợ về mọi mặt để phát huy tối đa vai trò công tác xã hội, đa dạng hoá các hoạt động BVMT, có cơ chế khuyến khích mọi thành phần kinh tế thực hiện dịch vụ BVMT. Xây dựng mối quan hệ cộng tác giữa các tổ chức đảng - Nhà nước - Mặt trận, đoàn thể - doanh nghiệp. Nội dung của việc xã hội hóa công tác BVMT là huy động ở mức cao nhất sự tham gia của xã hội vào công tác BVMT; xác lập các cơ chế khuyến khích, các chế tài hành chính, hình sự và thực hiện một cách công bằng, hợp lý đối với tất cả các cơ sở nhà nước và tư nhân khi tham gia hoạt động BVMT; nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội trong công tác BVMT; đưa BVMT vào nội dung hoạt động của các khu dân cư và phát huy vai trò của các tổ chức này trong công tác BVMT;

Ba là, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường, đặc biệt là hợp tác

quốc tế về pháp luật. Cần tìm cơ chế thích hợp để đẩy mạnh hơn nữa việc nội luật hoá các cam kết quốc tế về BVMT mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia và xác định rõ hiệu lực pháp lý của cam kết quốc tế đó. Đồng thời, cần phải xây dựng cơ chế bảo đảm thực thi hiệu quả các cam kết quốc tế đó tại Việt Nam. Mở rộng hợp tác quốc tế về môi trường trên tinh thần tôn trọng và thực hiện nghiêm túc các công ước quốc tế mà nước ta ký kết tham gia. Ưu tiên mở rộng quan hệ quốc tế về BVMT trong phạm vi khu vực

dưới hình thức thiết lập các chương trình, dự án đa phương và song phương. Chú ý mở rộng mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi;

Bốn là, tăng nguồn chi cho sự nghiệp BVMT. Từ năm 2006, ngân sách cho

BVMT đã được bố trí thành một nguồn riêng (chi sự nghiệp môi trường) với quy mô không thấp hơn 1% tổng chi ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, nhằm giải quyết những vấn đề môi trường cấp thiết, cần phải tăng chi ngân sách. Tăng mức chi cho sự nghiệp BVMT cần phải cải thiện được chất lượng môi trường hướng đến một nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, tăng thụ hưởng cho người dân.

KẾT LUẬN

“Giống như với dịch Covid-19, chúng ta có quan điểm bảo đảm môi trường và chống ô nhiễm môi trường như chống giặc. Với tinh thần đoàn kết của nhân dân sẽ giúp cho Luật Bảo vệ môi trường đi cuộc sống để bảo đảm chất lượng cho sức khỏe

người dân” 1

Đúng như thế, vấn đề vi phạm pháp luật về môi trường dẫn tới gây ô nhiễm môi trường luôn là vấn đề chưa được giải quyết triệt để dù đã xuất hiện từ rất lâu, dù nó vẫn luôn là vấn đề gây nguy hiểm trực tiếp cho con người, xã hội, quốc gia. Muốn phát triển đất nước, điều kiện tiên quyết là phải có một môi trường sạch, an toàn và lành mạnh. Để làm được điều đó, nhà nước cũng như pháp luật phải mạnh tay xử lý những kẻ vi phạm pháp luật để răn đe cho người sau. Bên cạnh đó, việc chung tay giữ gìn ý thức của người dân về môi trường sống xung quanh vẫn luôn là điều cần thiết bởi ông cha ta từng nói “Đoàn kết là sức mạnh”, chỉ khi mọi người xem trọng vấn đề môi trường hiện nay và đoàn kết bảo vệ nó từ những việc làm đơn giản hằng ngày thì xã hội và đất nước mới có thể được tiếp thêm sức mạnh, trở nên bền vững và phát triển.

Hãy xem trọng vấn đề bảo vệ môi trường và thực hiện nghiêm túc pháp luật về môi trường!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Pháp luật đại cương

2. Bộ Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam 3. Các thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường 4. baotanghochiminh.vn

5. Viện nghiên cứu lập pháp thuộc ủy ban thường vụ quốc hội 6. drepanetworld.org

Một phần của tài liệu Thực trạng vi phạm pháp luật về môi trường ở nước ta hiện nay (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)