V. Những giải pháp để hạn chế sự phân hóa giàu nghèo ở nước ta hiện nay ?
5.2. Những giải pháp cấp bách nhằm hạn chế sự phân hóa giàu nghèo
Điều tiết tăng thu nhập cho tầng lớp nghèo:
Nhà nước dùng tiền ngân sách để hỗ trợ cho người nghèo, những người gặp rủi ro, khuyết tật... thông qua các chương trình kinh tế - xã hội, các quỹ trợ cấp quốc gia, trợ cấp, tín dụng, ưu đãi... Ngoài ra còn các cuộc vận động đóng góp vào quỹ xoá đói giảm nghèo, giúp đỡ vùng thiên tai... Nhà nước còn tăng cường các dịch vụ công như dự án y tế công cộng, bệnh viện miễn phí cho người nghèo, chương trình nước sạch, chăm sóc người già cô đơn, trẻ em mồ côi. Hộ đói nghèo được miễn giảm các khoản đóng góp xã hội do địa phương qui định để xây dựng cơ sở sản xuất, dịch vụ... được miễn giảm các khoản thuế như thuế nông nghiệp, thuế doanh thu.
Vấn đề việc làm luôn là vấn đề bức xúc trong mọi thời đại. Hiện nay nước ta có khoảng hơn 8 triệu người cần phải giải quyết việc làm nhất là trong tình trạng giá thị trường ngày càng có nhiều biến động và tăng cao như hiện nay. Theo Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã hội các giải pháp để giải quyết việc làm trong thời gian tới:
- Phát triển kinh tế.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
- Thực hiện các hoạt động hỗ trợ việc làm như:
- Chương trình trợ giá vốn và công nghệ. Phát triển các trung tâm dịch vụ giới thiệu việc làm, tổ chức điều tra, thu nhập thông tin về thị trường lao động.
- Giải quyết lao động dôi dư.
Chính sách đối với người có công với cách mạng
- Đối với dân tộc thiểu số.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau đòng bào dân tộc nhất là vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa đang gặp rất nhiều kho khăn . Nhà nước đã và đang tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp để phát triển kinh tế xã hội miền núi như các chương trình chiến lược phát triển kinh tế miền núi, các chương trình xoá đói giảm nghèo…
- Điều tiết giá cả, quan hệ cung cầu trên thị trường nhằm bảo đảm ổn định sản xuất và mức sống của những người có thu nhập thấp .
Với chính sách cho vay ưu đãi: Chúng ta phải có chính sách trợ giúp tín dụng cho vay vốn với điều kiện ưu đãi từng nguồn tín dụng của Ngân Hàng phục vụ người nghèo, quĩ xoá đói giảm nghèo, các chương trình xoá đói giảm nghèo.
Tóm lại, khi biết được nguyên nhân lý giải cho bất bình đẳng đến phân hóa giàu nghèo, hiểu bất bình đẳng kinh tế, trong thu nhập, theo dân tộc, theo vùng miền. Nắm rõ sự chênh lệch giàu – nghèo ở Việt Nam, phân hóa giàu nghèo đã góp phần khơi dậy tính năng động xã hội trong con người ở nhiều nhóm xã hội, kích thích họ tìm kiếm và khai thác cơ may, vận hội để phát triển vượt lên. Kích thích sự sáng tạo của con người, nhằm tạo môi trường cạnh tranh quyết liệt, qua đó sàng lọc và tuyển chọn những thành viên vượt trội, tạo động lực cho sự phát triển của mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực hay mỗi địa phương.
Thực hiện công bằng tránh bất bình đẳng trong kinh tế, hiệu quả, điều tiết hợp lý phân phối thu nhập, hạn chế phân cực xã hội, thúc đẩy chế độ an sinh xã hội. Quản lý phát triển xã hội bền vững, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, nhất là tập trung xây dựng hệ thống cơ sở vật chất y tế, giáo dục, hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng yếu thế, trợ cấp thất nghiệp...
Như vậy, để phát triển bền vững, chúng ta cần chú trọng đến phát triển vùng, sao cho khoảng cách chênh lệch giữa các vùng, miền phải giảm đi tương đối, theo hướng các vùng kém phát triển phải tăng tốc nhanh hơn các vùng phát triển khác, để sự chênh lệch giàu nghèo có xu hướng giảm đi, để an sinh xã hội thực sự phổ cập toàn diện đến tất cả mọi người.
Do đây là một đề tài khá mới, việc tìm kiếm, xử lý tài liệu còn gặp nhiều hạn chế nên chắc chắn bài tiểu luận còn gặp một số thiếu sót. Em rất mong sự đóng góp của cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Kinh tế Chính Trị Mác-Lênin -NXB Chính trị Quốc Gia-2005
2. Giáo trình Xã hội học kinh tế T.S. Vũ Thị Thùy Dung
3. Phạm Văn Dũng (cb)- Kinh tế học phát triển-NXB giáo dục-1997
4. Ha, Thai. "Xu Hướng Bất Bình Đẳng Trong Phân Phối Thu Nhập Ở Việt Nam Giai Đoạn 2016-2020". General Statistics Office Of Vietnam, 2021, https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/06/xu-huong-bat-binh-dang- trong-phan-phoi-thu-nhap-o-viet-nam-giai-doan-2016-2020/. Accessed 30 Dec 2021.
5. Tapchicongsan.Org.Vn, 2021, https://www.tapchicongsan.org.vn/nghien- cu/-/2018/820729/gia-tri-binh-dang---tieu-chi-quan-trong-cua-chu-nghia-xa-hoi.aspx. Accessed 30 Dec 2021.
6. "34. Những Giải Pháp Để Hạn Chế Sự Phân Hóa Giàu Nghèo Ở Nước Ta Hiện Nay ?". Thanhtien109.Blogspot.Com, 2011, https://thanhtien109.blogspot.com/2011/05/34- nhung-giai-phap-e-han-che-su-phan.html. Accessed 30 Dec 2021.
7. "Phân Hoá Giàu Nghèo" Khái Niệm Và Chỉ Tiêu Đánh Giá - Dân Kinh Tế". Dân Kinh Tế, 2014, http://www.dankinhte.vn/phan-hoa-giau-ngheo-khai-niem-va-chi-tieu-danh- gia/. Accessed 30 Dec 2021.
8. "Tác Động Của Phân Hóa Giàu Nghèo Đối Với Nền Kinh Tế- Xã Hội Việt Nam Hiện Nay - VOER". Voer.Edu.Vn, 2021, https://www.voer.edu.vn/m/tac-dong-cua-phan-hoa- giau-ngheo-doi-voi-nen-kinh-te-xa-hoi-viet-nam-hien-nay/3d7d409f. Accessed 30 Dec 2021.
9. Nhìn, Góc, and Bức Nam. "Bức Tranh Toàn Cảnh Sự Phân Hóa Giàu Nghèo Ở Việt Nam Motbahai". Motbahai, 2019, http://motbahai.com/buc-tranh-toan-canh-su-phan-hoa- giau-ngheo-o-viet-nam/. Accessed 30 Dec 2021.