4.2.2.2.Nâng cao chất lượng của cơ chế phòng ngừa tình hình tội phạm

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án: Phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay. (Trang 26 - 28)

- Thực trạng phát hiện, xử lý của các cơ quan bảo vệ pháp luật (Cơ quan

4.2.2.2.Nâng cao chất lượng của cơ chế phòng ngừa tình hình tội phạm

trong lĩnh vực ngân hàng

-Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với ngân hàng và hoạt động ngân hàng thông qua việc chỉ đạo, xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật điều chỉnh hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng.

-Nâng cao cách thức tổ chức và phương thức hoạt động của chủ thể trực tiếp triển khai thực hiện phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh ngân hàng

-Nâng cao phương thức hoạt động của các ngân hàng thông qua đổi mới đầu tư mới và cải tiến qui trình nghiệp vụ.

-Tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật trong tổ chức và hoạt động của các ngân hàng thương mại, góp phần phòng ngừa tội phạm, hạn chế nguyên nhân, điều kiện phạm tội trong lĩnh vực ngân hàng.

-Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và cán bộ trong ngành ngân hàng - Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra trong phòng, chống vi phạm và tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng.

-Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng.

-Giải pháp phối hợp từ phía Cơ quan công an và các cơ quan tiến hành tố tụng về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng.

-Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, hợp tác quốc tế trong phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm có yếu tố nước ngoài liên quan đến lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam.

KẾT LUẬN

Tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng đã phát triển, ngày càng gia tăng trong những năm gần đây và đã gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng cho đời sống chính trị, kinh tế - xã hội ở ở Việt Nam. Đảng, Nhà nước ta đánh giá tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng là một trong những nguy cơ nghiêm trọng có thể làm cho tình hình tài chính quốc gia đối mặt với nguy cơ lớn.

Các tội phạm được thực hiện trong lĩnh vực ngân hàng rất đa dạng, không chỉ là các hành vi trực tiếp xâm hại đến hoạt động ngân hàng, mà còn là những tội phạm khác như: lừa đảo, tham nhũng, rửa tiền… Loại tội phạm này càng nguy hiểm hơn do người phạm tội là những người có chức vụ, quyền hạn, làm việc trong chính nội bộ ngành ngân hàng,..Trước diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, nhiệm vụ của nghiên cứu sinh là làm rõ khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm trước khi lý giải những vấn đề lý luận về phòng ngừa loại tội phạm này. Các nội dung lý luận được phân tích làm rõ đã góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận về phòng ngừa tội phạm nói chung và phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở nước ta nói riêng. Về phương diện thực tiễn, luận án đã tập hợp tài liệu, số liệu và phân tích về thực trạng tình hình, kết quả phòng ngừa và chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2020; phân tích quan điểm, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này trong thời gian qua, nêu được những mặt mạnh và những điểm chưa hoàn thiện của chính sách, pháp luật về phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng. Tương tự là những đánh giá, nhận xét về thực trạng công tác phòng ngừa loại tội phạm này trong thời gian qua, phân tích những nguyên nhân dẫn đến những bất cập, khiếm khuyết của công tác này. Đây chính là cơ sở thực tiễn quan trọng để nghiên cứu sinh có thể đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở chương 4 của luận án.

Qua lập luận và phân tích làm rõ các nội dung có liên quan, trong đó có các dự báo về tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng thời gian tới, cũng như dự báo những tác động ảnh hưởng đến hoạt động phòng ngừa tội phạm trong lĩnh

vực ngân hàng, nghiên cứu sinh đưa ra hệ thống các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng thời gian tới. Đây là các giải pháp vừa mang tính vĩ mô, vừa mang tính cụ thể và cần được triển khai đồng bộ để đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời, một trong những yếu tố hết sức quan trọng và không thể thiếu trong tổ chức triển khai có hiệu quả các giải pháp này đó là phải huy động được tinh thần đoàn kết thống nhất, sức mạnh tổng hợp không chỉ trong nội bộ ngành ngân hàng, mà với sự tham gia tích cực của các cơ quan, tổ chức và mọi công dân, đặc biệt là từ phía các cơ quan Thanh tra, Kiểm toán, cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân.

Mặc dù đã rất cố gắng, tuy nhiên trong quá trình thực hiện luận án, nghiên cứu sinh khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến góp ý, chỉ bảo của các chuyên gia, các nhà khoa học và các đồng nghiệp để luận án tiếp tục được bổ sung và hoàn chỉnh hơn.

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án: Phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay. (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w