Công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp, đăng ký giao dịch bảo đảm, bồi thường nhà nước

Một phần của tài liệu 2. Du thao Bao cao tong ket (Trang 36 - 37)

II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ CỤ THỂ CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2018 TRONG CÁC LĨNH VỰC

5. Công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp, đăng ký giao dịch bảo đảm, bồi thường nhà nước

pháp, đăng ký giao dịch bảo đảm, bồi thường nhà nước

- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hiệu quả cho hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch. Trong đó, chú trọng tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình hành động quốc gia về đăng ký, thống kê hộ tịch; tổ chức sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Luật hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành.

- Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam sau khi có ý kiến của Thủ tưởng Chính phủ; tiếp tục triển khai Tiểu đề án “Giải quyết các vấn đề về quốc tịch, hộ tịch, hộ khẩu và các giấy tờ tùy thân khác cho người di cư tự do từ Campuchia về nước”; Đề án "Thỏa thuận giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước” trong giai đoạn gia hạn”.

- Tổ chức sơ kết việc triển khai thi hành Nghị định số 23/2015/NĐ-CP; tổng hợp những vấn đề vướng mắc trong thực tế để đề xuất hoàn thiện pháp luật về chứng thực. Tăng cường quản lý nhà nước công tác chứng thực, kịp thời phát hiện những thiếu sót và những khó khăn, vướng mắc để uốn nắn, giải quyết.

- Tiếp tục hoàn thiện thể chế về công tác nuôi con nuôi, trong đó tập trung xây dựng, trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi. Các Bộ, ngành liên quan và các địa phương triển khai hiệu quả Chỉ thị về tăng cường công tác nuôi con nuôi trong tình hình mới sau khi được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Tăng cường quản lý hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam. Tiếp tục thu hút các địa phương tham gia giải quyết việc nuôi con nuôi.

- Đẩy mạnh việc xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu LLTP, nhất là tại các địa phương. Xây dựng, triển khai thí điểm Giải pháp ứng dụng tin học hoá để tự đông hoá công tác xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu tại Bộ Tư pháp và một số Sở Tư pháp. Phấn đấu đẩy nhanh tiến độ cấp Phiếu LLTP phục vụ yêu cầu của người dân; đề xuất giải pháp để từng bước hạn chế tình trạng lạm dụng yêu cầu cấp Phiếu LLTP số 2.

- Xây dựng, triển khai Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay và tàu biển (thay thế Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BTP-BGTVT); Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (thay thế Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT). Nâng cao chất lượng cung cấp dịch

vụ công trong lĩnh vực ĐKGDBĐ, tạo sự thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp; phấn đấu tăng tỷ lệ đăng ký trực tuyến tại các Trung tâm Đăng ký.

- Tổ chức triển khai thi hành hiệu quả Luật TNBTCNN năm 2017; tiếp tục rà soát, xây dựng, sửa đổi và triển khai thi hành hiệu quả các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật, nhất là Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp cùng với các bộ, ngành, địa phương tập trung giải quyết các vụ việc bồi thường tồn đọng, kéo dài và các vụ việc đã được thụ lý theo quy định của Luật TNBTCNN năm 2009.

Một phần của tài liệu 2. Du thao Bao cao tong ket (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)