‒ Rà soát kết cấu hạ tầng và dịch vụ logistics tại các thành phố; Kết nối giữa vùng mật độ thấp với thị trường; Bổ sung kết nối với các hỗ trợ kinh tế và xã hội; Đầu tư vào khả năng phục hồi thông minh dựa trên mức độ quan trọng và rủi ro; Thúc đẩy vận tải đa phương thức như một chiến lược bền vững; Tập trung đầu tư cho hạ tầng logistics, cụ thể là cải thiện kết nối đường thủy, đường bộ, tận dụng tốt đường sắt, phát triển đường hàng không; Xây dựng các trung tâm chiếu xạ, kiểm định tại các vùng nông nghiệp trọng điểm.
‒ Nâng cao, cải tiến hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tại Việt Nam về: Các môi trường đào tạo (Đại học, Cao đẳng, Trung cấp), Khung chương trình đào tạo; Các nghiệp vụ kỹ năng cơ bản được áp dụng thực tế...; Mở rộng hoạt động đào tạo Logistics ngắn hạn nhằm nâng cao kiến thức tổng thể hoặc nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý; Khuyến khích, thúc đẩy hoạt động tự đào tạo tại các doanh nghiệp; Thành lập Hiệp hội Đào tạo Logistics nhằm trao đổi, hỗ trợ, chia sẻ và sử dụng hiệu quả nguồn lực trong đào
tạo; Mở rộng quy mô tổ chức các buổi Hội thảo với chuyên đề “Phát triển Nguồn nhân
lực Logistics”.
‒ Xây dựng các kế hoạch cụ thể về việc thực hiện và phát triển các dự án Trung tâm Logistics loại I, II, II cụ thể ở các tỉnh thành có vị trí và năng lực chiến lược như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bà Rịa-Vũng Tàu...; Xem xét kỹ các dự án về mặt hoạt động, vị trí, quy mô, chủ đầu tư… để lựa chọn thực hiện các dự án một cách có hiệu quả; Thu hút, tìm kiếm và lựa chọn các đối tác tư nhân có năng lực tốt trong lĩnh vực logistics trong nước và nước ngoài để thực hiện các dự án PPP; Thực hiện quản lý các dự án trong suốt quá trình xây dựng để đưa vào hoạt động nhằm đảm bảo thực hiện đúng tiến độ và đúng mục đích.
‒ Nghiên cứu, đầu tư xây dựng mô hình trung tâm logistics tổng hợp, tập trung, quy mô lớn, phát triển đầy đủ các chức năng của một trung tâm logicstics góp phần vào sự tăng trưởng của quốc gia; Cấu trúc của các trung tâm logistics quốc gia cần được định hướng phát triển thành các cụm trung tâm logistics; Phát triển đa dạng các loại hình logistics: logistics đầu vào, logistics trong kho hàng, logistics đầu ra, logistics thu hồi theo hướng tích hợp nhiều dịch vụ với công nghệ hiện đại, chuyên nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Báo cáo Logistics Việt Nam 2017.
2 Báo cáo Logistics Việt Nam 2018.
3 Báo cáo Logistics Việt Nam 2019.
4 Quyết định số 1012/QĐ-TT ban hành ngày 03/07/2015 của Thủ Tướng Chính Phủ “Về việc phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.
5 Phạm Trung Hải (2019). Phát triển ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam:
h tt p://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/phat-trien-nganh-dich-vu-logistics-tai-viet- nam-306129.html
6 Lâm Nguyễn (2020). Quy mô logistics Việt Nam đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á: h tt p://kinhtedothi.vn/quy-mo-logistics-viet-nam-dung-thu-3-khu-vuc-dong-nam-a- 365655.htmlA
7 Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (2019)
8 Theo Nghiên cứu đề xuất mô hình và các giải pháp đầu tư xây dựng trung tâm
Logistics phục vụ cảng cửa ngõ quốc tế hải phòng tại Lạch Huyện – tác giả Lê Đăng
Phúc
9 European Intermodal Programs: Planning, Policy, and Technology
10 Master in Economics and Business: Master specialization Urban, Port & Transport Economics – tác giả Benjamin Vrochidis)