Ưu và nhược điểm của phân tích kỹ thuật

Một phần của tài liệu Cách sử dụng và giao dịch trên phần mềm meta trader phân tích kỹ thuật trong kinh doanh ngoại hối (Trang 32 - 35)

2.1.Ưu điểm

 Phân tích kỹ thuật không cần quan tâm đến giá trị nội tại của giá mà chỉ quan tâm đến diễn biến của giá trong hiện tại và quá khứ. Đồng thời có thể áp dụng được trên tất cả các loại hàng hóa mà giá cả chịu tác động của mối quan hệ cung – cầu.

 Phân tích kỹ thuật giúp cho trader có thể đưa ra các dự đoán chính xác, xác định được các điểm ra/vào lệnh hợp lý để tăng lợi nhuận và hạn chế rủi ro.

 Được cung cấp một hệ thống các công cụ phân tích đa dạng, giúp các trader có thể lựa chọn công cụ phù hợp nhất với chiến lược của mình.

 Không cần tốn quá nhiều thời gian để nghiên cứu các yếu tố tác động đến giá như phân tích cơ bản, với phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư có thể mất ít thời gian hơn để nghiên cứu các công cụ như các mô hình giá, mô hình nến hay chỉ báo kỹ thuật vì thông tin về các công cụ này được chia sẻ rất rộng rãi do tính phổ biến của nó.

2.2.Nhược điểm

 Không phải tất cả các mô hình kỹ thuật, các chỉ báo đều hoạt động đúng, đặc biệt là trong những lúc thị trường bị tác động bởi những tin tức cực kỳ quan trọng

 Phân tích kỹ thuật có tính tương đối: với cùng một đồ thị giá và một chỉ báo kỹ thuật nhưng 2 trader sẽ cho ra kết quả phân tích khác nhau và rất có thể sẽ cho ra các dự đoán đối nghịch nhau về hướng đi của giá

 Phân tích kỹ thuật phụ thuộc vào tính chủ quan của trader: nếu nhà đầu tư tin vào thị trường bullish thì có thể kết quả phân tích sẽ nghiêng về hướng thị trường tăng và ngược lại.

III.Tại sao lại chọn phân tích kỹ thuật?

 Phân tích kỹ thuật đáp ứng được mục tiêu là dự đoán xu thế của giá trong tương lai. Nó dựa trên nghiên cứu diễn biến của giá trên đồ thị.

 Nếu nhà đầu tư sử dụng phân tích cơ bản phải chú ý đến rất nhiều yếu tố về vĩ mô và vi mô để phân tích, đánh giá giá trị và khả năng tăng giảm giá trong tương lai của một loại chứng khoán, thì các nhà đầu tư sử dụng phân tích kỹ thuật hầu như chỉ cần quan tâm đến 1 dữ liệu duy nhất, đó là giá. Mọi thông tin gây nên biến động giá cả, mọi lý do tăng giảm giá, sự mất cân bằng cung cầu chắc chắn đều phải phản ánh lên biểu đồ giá, vì giá là biểu hiện chân thực nhất của mọi thông tin.

 Mục tiêu của chúng ta khi đầu tư là để tìm kiếm lợi nhuận, chúng ta cần phải chọn mua vào những thời điểm mà cơ hội tăng giá là lớn nhất, mua một loại cổ phiếu tốt thì có ích gì khi sau đó giá của chúng lại xuống, hơn nữa giá cả và số lượng mua bán trên thị trường sẽ cho biết những rủi ro tiềm tàng hoặc những cơ hội nhanh hơn sự thay đổi số liệu trong phân tích cơ bản.

 Ngoài ra, các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ ít có điều kiện tiếp xúc với các nguồn tin tức hoặc dữ liệu chuyên sâu nên khả năng phân tích cơ bản có thể bị hạn chế nhưng dữ liệu giá cả và các công cụ phân tích kỹ thuật lại được các công ty môi giới cung cấp phổ biến, dẫn đến nhiều nhà đầu tư lựa chọn phân tích kỹ thuật như là phương pháp đầu tư chính yếu của.

 Đối với thị trường Forex, các nhà đầu tư trung hạn và ngắn hạn có xu hướng sử dụng phân tích kỹ thuật rộng rãi hơn. Forex là một thị trường rộng lớn và rất khó bị thao túng giá cả, vì vậy, sự hiệu quả của phân tích kỹ thuật đối với thị trường này được cho là cao hơn so với các thị trường khác.

 Phân tích kỹ thuật có tính linh hoạt rất cao, chúng ta chỉ cần học phân tích kỹ thuật chuyên sâu, với duy nhất 1 công cụ phân tích kỹ thuật là có thể tiếp cận tới rất nhiều thị trường hàng hóa khác nhau

Tài liệu tham khảo

[2]

B. Nến Nhật

Một phần của tài liệu Cách sử dụng và giao dịch trên phần mềm meta trader phân tích kỹ thuật trong kinh doanh ngoại hối (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)