Tìm hiểu sơ lược về chính sách quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu Phương pháp phòng ngừa và quản trị rủi ro tỷ giá của các ngân hàng thương mại (Trang 33 - 36)

3. Quản trị rủi ro tỷ giá

3.4. Tìm hiểu sơ lược về chính sách quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng

Thương mại Cổ phần Quân đội MBBank

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2020 – MBBank)

Định hướng của MB là trở thành một tập đoàn tài chính đa năng. Do vậy, việc sử dụng các công cụ tài chính, trở thành hoạt động mang tính then chốt. Xét từ khía cạnh quản lý rủi ro, MB cần duy trì cơ cấu danh mục tài sản, công nợ và nguồn vốn (bao gồm các khoản mục nội bảng và ngoại bảng) vì mục tiêu an toàn, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Những rủi ro liên quan đến trao đổi ngoại tệ và thay đổi lãi suất được quản lý thông qua áp dụng hạn mức trạng thái nhằm hạn chế sự tập trung quá mức, đồng thời tham gia vào các hoạt động có tác dụng cân bằng lẫn nhau để giảm thiểu rủi ro. Thông qua việc nắm giữ nhiều tài sản là các công cụ tài chính có chất lượng cao giúp cơ cấu bảng cân đối kế toán hợp nhất của MB sẽ có đủ khả năng phòng ngừa rủi ro trọng yếu trong quá trình hoạt động kinh doanh và đảm bảo khả năng thanh khoản.

Thêm vào đó, MB cũng tham gia vào nhiều giao dịch phòng ngừa rủi ro liên quan đến các công cụ tài chính như các cam kết kỳ hạn ngoại tệ, cam kết hoán đổi ngoại tệ, cam kết hoán đổi chéo tiền tệ lãi suất cho mục đích quản lý rủi ro lãi suất và rủi ro tiền tệ.

MB thường tiến hành đánh giá chênh lệch lãi suất, so sánh với các thị trường trong nước và quốc tế để có những điều chỉnh kịp thời. Thêm vào đó, việc áp dụng các quy trình quản lý rủi ro nội bộ cũng trở nên hiệu quả hơn cho phép MB giám sát hiệu quả hơn các biến đổi và giảm các sai sót có thể xảy ra cũng như những thủ tục phức tạp không cần thiết.

Rủi ro tiền tệ là rủi ro mà giá trị của các công cụ tài chính bị biến động xuất phát từ biến động tỷ giá. MB được thành lập và hoạt động tại Việt Nam với đồng tiền báo cáo là đồng Việt Nam. Đồng tiền giao dịch chính của MB cũng là đồng Việt Nam. Các khoản cho vay khách hàng của MB chủ yếu bằng đồng Việt Nam và Đô la Mỹ. Một số tài sản khác của MB bằng ngoại tệ khác ngoài đồng Việt Nam và Đô la Mỹ. MB đã thiết lập hạn mức trạng thái cho từng loại tiền tệ dựa trên hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ của MB và các quy định của NHNN. Trạng thái đồng tiền được quản lý hàng ngày và chiến lược phòng ngừa rủi ro được MB sử dụng để đảm bảo trạng thái đồng tiền được duy trì trong hạn mức đã thiết lập.

Phân loại tài sản và công nợ theo loại tiền tệ đã được quy đổi sang VND tại ngày 31 tháng 12 năm 2020 như sau:

KẾT LUẬN

Trong thời kì kinh tế mở cửa và hội nhập hiện nay, ngoài các hoạt động kinh doanh truyền thống của ngân hàng thì hoạt động kinh doang ngoại tệ trở thành một hoạt động đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM trong nước tiếp cận với thị trường quốc tế, kích thích sự phát triển của nền kinh tế, đồng thời nâng cao vai trò của Việt Nam trên thị trường.

Tuy nhiên, lợi nhuận ngân hàng đạt được luôn luôn song hành với rủi ro, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn. Trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, ngân hàng luôn phải đối mặt với rủi ro tỷ giá, đây là rủi ro được coi là nguy hiểm nhất. Do đó yêu cầu ngân hàng phải có biện pháp quản trị rủi ro tỷ giá chặt chẽ phù hợp với tình hình kinh tế mới của đất nước. Để đáp ứng được điều này, các NHTM phải kịp thời nắm bắt, phân tích nguyên nhân biến động tỷ giá, hoàn thành tốt công tác dự báo tỷ giá, trên cơ sở đó lựa chọn các phương pháp quản trị rủi ro tỷ giá phù hợp, hạn chế đến mức thấp nhất tác động từ biến động của tỷ giá, phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng ổn định và bền vững của mình.

Một phần của tài liệu Phương pháp phòng ngừa và quản trị rủi ro tỷ giá của các ngân hàng thương mại (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)