Đánh giá thực trạng áp dụng mô hình CAMELS tại hệ thống các NHTM

Một phần của tài liệu Khả năng áp dụng mô hình camels của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 34 - 35)

7. Kết cấu bài tiểu luận

2.3. Đánh giá thực trạng áp dụng mô hình CAMELS tại hệ thống các NHTM

biết, động thái giảm giá mua vào USD của NHNN sẽ phần nào giải tỏa áp lực từ khía cạnh nhập khẩu lạm phát.

"Dự trữ ngoại hối hiện nay đã cao hơn mức tiêu chuẩn, theo thang đo của IMF. Đồng thời, thanh khoản trên thị trường duy trì dồi dào, trong khi áp lực lạm phát còn hiện hữu, cho nên NHNN sẽ thận trọng hơn trong việc sử dụng kênh ngoại hối để cung cấp thanh khoản cho thị trường", các chuyên gia KBSV đánh giá.

Hơn nữa, Việt Nam hiện vẫn nằm trong danh sách theo dõi "thao túng tiền tệ" từ Mỹ, do vậy hành động của NHNN vừa có thể giúp giải tỏa áp lực lên VND (trong bối cảnh USD giảm giá), vừa tránh vi phạm tiêu chí thứ 3 (can thiệp ngoại hối ít nhất 6 tháng).

Đồng thời, việc không cho phép các NHTM hủy ngang trong hợp đồng mua kỳ hạn sẽ giúp NHNN bám sát hơn nguồn cung ngoại tệ thực tế của NHTM, tuy nhiên làm hạn chế tính linh hoạt trong dòng tiền của các NHTM.

2.3. Đánh giá thực trạng áp dụng mô hình CAMELS tại hệ thống các NHTMViệt Nam Việt Nam

Với vị trí là một quốc gia đang phát triển, có thị trường tài chính ngân hàng còn khá non trẻ, Việt Nam đang tận dụng lợi thế của người đi sau để học tập kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới trong đánh giá năng lực hệ thống ngân hàng. Từ năm 2019, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thống nhất một khung đánh giá ngân hàng cho toàn ngành trên tinh thần tiếp thu những ý tưởng từ bộ nguyên tắc CAMELS.

Từ năm 2008, NHNN đã ban hành Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN quy định xếp loại ngân hàng, dừng lại ở giới hạn cho các ngân hàng thương mại cổ phần. Bộ chỉ tiêu đánh giá xếp loại gồm 5 thành phần (giống như khởi đầu của CAMELS): vốn tự có, chất lượng tài sản, năng lực quản trị, kết quả hoạt động kinh doanh và khả năng thanh khoản.

Cuối năm 2018, NHNN cho ban hành Thông tư số 52/2018/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2019, quy định xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và thay thế hoàn toàn Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN. Quy định mới đã mở rộng đối tượng được điều chỉnh và đã có những chỉ dẫn cụ thể, chi tiết hơn trong từng cấu phần với cả những tiêu chí định tính và định lượng. Hệ thống tiêu chí được sử dụng để xếp hạng với các trọng số nhất định gồm có: vốn (20%), chất lượng tài sản (30%), quản trị điều hành (10%), kết quả hoạt động kinh doanh (20%), khả năng thanh khoản (15%) và mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (5%). Căn cứ vào mức xếp hạng đạt được, các ngân hàng được xếp vào một trong các hạng sau: Tốt (A) nếu có tổng điểm xếp hạng lớn hơn hoặc bằng 4,5; Khá (B) nếu tổng điểm xếp hạng nhỏ hơn 4,5 và lớn hơn hoặc bằng 3,5; Trung bình (C) nếu tổng điểm xếp hạng nhỏ hơn 3,5 và lớn hơn hoặc bằng 2,5; Yếu (D) nếu tổng điểm nhỏ hơn 2,5 và lớn hơn hoặc bằng 1,5; Yếu kém (E) nếu tổng điểm xếp hạng nhỏ hơn 1,5.

Theo quy định của Thông tư, thông tin đánh giá xếp hạng ngân hàng phải thực hiện lưu trữ và sử dụng kết quả xếp hạng theo quy định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành ngân hàng.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HỖ TRỢ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG MÔ HÌNH CAMELS TẠI HỆ THỐNG CÁC NHTM VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Khả năng áp dụng mô hình camels của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 34 - 35)