Hành vi mua sắm của người Việt Nam

Một phần của tài liệu Kế hoạch marketing quốc tế cho đồ nội thất, gia dụng ikea vào thị trường việt nam (Trang 26 - 29)

1. Phân tích khách hàng mục tiêu

1.1.1 Hành vi mua sắm của người Việt Nam

Người tiêu dùng Việt Nam có cái nhìn khá lạc quan về triển vọng kinh tế của nước nhà trong tương lai gần. Mức độ tin cậy trung bình của người tiêu dùng về tổng quan nền kinh tế là 7.5 trên 10. Không những thế, mức này còn tăng lên qua từng năm. Một xu hướng tương tự cũng có thể thấy ở mức độ tin cậy trong việc cải thiện mức thu nhập hộ gia đình.

Mức độ tin cậy của người tiêu dùng về tổng quan nền kinh tế và thu nhập hộ gia đình

Kể từ hậu Covid –19 và giãn cách xã hội, lối sống và quản lý tài chính của người Việt đã có thay đổi theo hướng tăng ý thức phòng ngừa những rủi ro trong tương lai. Theo số liệu khảo sát của Kantar, nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng cũng có nhiều thay đổi và hướngđến lối sống bền ổn, có lợi cho sức khỏe nên họ sẵn sàng ưu tiên chi tiêu cho những mặt hàng thiết yếu, nhanh và an toàn. Lối sống tại nhà gia tăng, thói quen“tự làm mọi việc” và nhu cầu trải nghiệm thương hiệu tại nhà vẫn tồn tại ngay cả khi kết thúc hạn chế xã hội và các cửa hàng mở cửa lại tại nhiều thị trường Đông Nam Á. Tại Việt Nam, 82% người tiêu dùng cho biết sẽ giảm tiêu thụ bên ngoài, dẫn đến doanh thu tăng cao của

các ngành hàng như sản phẩm sợi ăn liền, xúc xích tiệt trùng, thực phẩm chế biến món ăn và mayonnaise. Các FMCG như: thức uống có cồn và nước giải khát đã chứng kiến sự sụt giảm doanh số so với cùng kỳ năm ngoái (tính đến cuối tháng 6/2020).

Sựtăng giảm của mặt hàng FMCG

Người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ hiện đang dần ưa thích sự tiện lợi trong mua sắm và tiêu dùng, cùng với sự am hiểu và tiếp xúc với công nghệ, thương mại điện tử Việt Nam cũng đang phát triển rất mạnh mẽ.

Trong đó, mặt hàng được mua bán trực tuyến phổ biến nhất là thực phẩm, đồ uống (24%), tiếp sau đó lần lượt là các mặt hàng Mẹ và bé (20%); 3) Nhà cửa và đời sống (19%); 4) Thời trang và làm đẹp (17%); 5) Trò chơi trực tuyến (14%); 6) Đồ điện tử (13%); 7) Du lịch (đặt phòng trực tuyến) (12%); 8) Dịch vụ nghe nhạc trực tuyến (9,2%).

Bảng thống kê thường niên của We are Social và Hootsuite về 10 sản phẩm được mua bán trực tuyến phổ biến nhất

Có thể thấy dù ở kênh mua hàng trực tuyến hay truyền thống, mặt hàng thiết yếu (thực phẩm, đồ uống) vẫn là ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam. Nhu cầu về đời sống, sức khỏe tiếp theo sau như trang trí nhà cửa, nội thất, thời trang và làm đẹp, … Một xu hướng khác có thể thấy được, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm tới hàng nội địa. Theo nghiên cứu gần đây của Nielsen một công ty đo lường và phân -

tích dữ liệu toàn cầu, có 3 động lực chính ảnh hưởng đến hành vi và thói quen mua sắm của người tiêu dùng hậu Covid 19 trên toàn thế giới bao gồm: Chất lượng & hiệu quả; sản phẩm -

Kết quả khảo sát cho thấy, so với mức trung bình toàn cầu, người tiêu dùng Việt Nam có sự ưu tiên mạnh mẽ hơn đối với các sản phẩm địa phương, với 17% người tiêu dùng cho biết rằng họ chỉ mua hàng tiêu dùng nội địa và 59% nói rằng họ đa phần mua hàng tiêu dùng nội địa (so với mức trung bình toàn cầu là 11% và 54%). Thậm chí trước đại dịch, gần hai phần ba người tiêu dùng Việt (69%) sẵn sàng chi trả cao hơn cho các sản phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn, vượt xa mức mức trung bình toàn cầu là 49%. Xu hướng này dự kiến sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa, vì người tiêu dùng ngày càng tìm kiếm sự đảm bảo nhiều hơn sau đại dịch.

Tuy vậy, người tiêu dùng lại ít trung thành hơn với sản phẩm. Những thay đổi về công nghệ cũng dẫn tới sự chuyển hướng trong hành vi người tiêu dùng. Trước đây, nếu mua một sản phẩm sẽ có khoảng 80% cơ hội khách hàng sẽ mua lại sản phẩm đó nhưng hiện nay tỉ lệ đó chỉ còn 50%. Nguyên nhân là do họ cần sự thuận tiện, nếu sản phẩm tốt nhưng việc mua sắm khó khăn, phải đi xa để mua, hơn nữa nếu đó lại là các sản phẩm không khó để thay thế thì họ sẵn sàng rời bỏ.

Một phần của tài liệu Kế hoạch marketing quốc tế cho đồ nội thất, gia dụng ikea vào thị trường việt nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)