1 Kiểm tra nhập khẩu
a) Kiểm tra hồ sơ nhập khẩu.
b) Kiểm tra bên ngoài, chiều dày, kích thước, chất lượng mối hàn c) Thử hoạt động (đối với thiết bị áp lực trên phương tiện).
2 Kiểm tra trong chế tạo 2.1 Kiểm tra hồ sơ chế tạo 2.1 Kiểm tra hồ sơ chế tạo
+ Hồ sơ chế tạo phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm định. + Báo cáo kết quả kiểm tra của đơn vị chế tạo.
2.2 Kiểm tra bên trong, bên ngoài
+ Nhãn hiệu trên bình phải rõ ràng, đúng quy định. + Các chi tiết ghép nối phải chặt.
2.3 Kiểm tra chiều dày, kích thước, mối hàn phải phù hợp với quy định
của thiết kế
2.4 Thử thủy lực
(1) Áp suất thử khi xuất xưởng theo quy định ở Bảng 5.
Bảng 5. Áp suất thử thủy lực khi xuất xưởng
Áp suất thiết kế (bar) Áp suất thử thủy lực (bar) Ptk ≤ 5 2 Ptk nhưng không nhỏ hơn 2 Ptk > 5 1,5 Ptk nhưng không nhỏ hơn 10 Các bình đúc và chai không phụ thuộc
áp suất
1,5 Ptk nhưng không nhỏ hơn 5 (2) Thời gian duy trì áp suất thử:
+ 10 phút: Đối với bình có chiều dày thành đến 50 mm;
+ 20 phút: Đối với bình có chiều dày thành trên 50 mm đến 100 mm;
+ 30 phút: Đối với bình có chiều dày thành trên 100 mm và bình làm bằng thép nhiều lớp.
(3) Thử thủy lực đạt chất lượng khi + Không có hiện tượng nứt;
CÔNG BÁO/Số 789 + 790/Ngày 21-10-2017 49
QCVN 67:2017/BGTVT
+ Không phát hiện có biến dạng;
+ Áp suất không giảm khi duy trì ở áp suất thử. Nếu do xì hở ở các van, mặt bích mà áp suất thử không giảm quá 3% trong thời gian duy trì thì cũng được coi như việc thử thủy lực đạt yêu cầu.
3 Kiểm tra trong sử dụng 3.1 Thời hạn kiểm tra 3.1 Thời hạn kiểm tra
+ Thời hạn kiểm tra định kỳ cùng với thời điểm phương tiện đưa vào sửa chữa 3 năm/1 lần do cơ quan có thẩm quyền thực hiện.
+ Thời hạn kiểm tra hoạt động (vận hành) 1 năm/1 lần do Chủ phương tiện thực hiện.
3.2 Nội dung kiểm tra (1) Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật. (1) Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật. (2) Kiểm tra bên ngoài:
+ Biển hiệu kiểm tra trên bình phải rõ ràng, đúng quy định. + Trên thành bình không bị nứt, rạn, móp, phồng.
+ Mối hàn, mối đinh tán không bị rò hở. + Các chi tiết ghép nối phải chặt.
(3) Kiểm tra chiều dày, kích thước.
+ Chiều dày không nhỏ hơn giới hạn cho phép trong hồ sơ thiết kế. + Kích thước phải theo đúng hồ sơ kỹ thuật.
(4) Thử thủy lực.
+ Đối với các bình chịu áp lực có nhiệt độ làm việc đến 200oC, áp suất thử theo Bảng 6.
Bảng 6. Áp suất thử thủy lực trong sử dụng
Loại bình chịu áp lực Áp suất làm việc
cho phép (bar) Áp suất thử thủy lực (bar) Các bình, xitéc hoặc thùng (trừ bình đúc) Plv< 5 1,5 Plv nhưng không nhỏ hơn 2 Các bình, xitéc hoặc thùng (trừ bình đúc) Plv≥ 5 1,25 Plv nhưng không nhỏ hơn Plv + 3 Các bình đúc và các chai Không phụ thuộc áp
suất
1,5 Plv nhưng không nhỏ
50 CÔNG BÁO/Số 789 + 790/Ngày 21-10-2017
QCVN 67:2017/BGTVT
+ Đối với bình chịu áp lực tráng men, áp suất thử thủy lực theo quy định của nhà chế tạo, nhưng không thấp hơn áp suất làm việc cho phép. + Đối với bình chịu áp lực có nhiệt độ làm việc trên 200ºC đến 400ºC áp suất thử không nhỏ hơn 1,5 Plv. + Đối với bình chịu áp lực có nhiệt độ làm việc cao hơn 400oC áp suất thử không nhỏ hơn 2 Plv. (5) Thời gian duy trì áp suất thử là:
Bình chịu áp lực phải chịu áp suất thử trong thời gian 5 phút, sau đó giảm dần
đến áp suất làm việc và duy trì trong suốt thời gian kiểm tra. (6) Thử thủy lực đạt chất lượng khi:
+ Không có hiện tượng nứt;
+ Không tìm ra bụi nước, rỉ nước qua các mối nối; + Không phát hiện có biến dạng.