Tình hìn hở Việt Nam

Một phần của tài liệu Phạm Thanh Tịnh - 1800071 - Chuyên đề thực tế (Trang 30)

6. Cấu trúc của chuyên đề

1.5.2. Tình hìn hở Việt Nam

1.5.2.1. Nhận định chung

Theo nhận định của giới chuyên gia Việt Nam là quốc gia hội tụ những đặc điểm địa lý, khí hậu lý tưởng cho việc sản xuất các loại năng lượng tái tạo. Với vị trí địa lý có đường biển dài, thời tiết của khu vực nhiệt đới nhận được lượng nhiệt mặt trời tương đối lớn... đây là một trong những tiềm năng rất lớn để Việt Nam xây dựng và phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo như nhà máy năng lượng mặt trời, nhà máy năng

Việt Nam trong tương lai, cũng như an ninh năng lượng. Phát triển năng lượng tái tạo còn đang là cuộc chay đua năng lượng của các nước trên thế giới tạo nên vị thế cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới. Điều này cho thấy Việt Nam cũng không thể chẫm trễ trong lĩnh vực này, khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo để tạo sức cạnh tranh cho cả nền kinh tế.

Nhận thấy tầm quan trọng hàng đầu của ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, nên thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích phát triển nguồn năng lượng tái tạo. Bộ Công Thương cũng có Quyết định 2023/QĐ- BCT ngày 5/7/2019 phê duyệt “Chương trình phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam giai đoạn 2019 - 2025” và nhiều thông tư hướng dẫn cùng các chương trình kế hoạch triển khai thực hiện. Cùng với đó, phát triển nguồn năng lượng tái tạo song song với tăng cường hiệu quả sử dụng điện trọng sinh hoạt cũng như sản xuất nhằm giảm chi phí và các tác động tiêu cực đối với môi trường và sức khỏe người dân.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt 128,51 tỷ kWh, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2020; Trong đó, năng lượng tái tạo (gồm: điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) huy động được 14,69 tỷ kWh, chiếm tỷ trọng 11,4% trong tổng sản lượng.

Tỷ trọng sản lượng huy động của một số loại hình nguồn điện chính trên tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống như sau:

 Thủy điện huy động đạt 30,46 tỷ kWh, chiếm tỷ trọng 23,7%.  Nhiệt điện than huy động đạt 66,67 tỷ kWh, chiếm tỷ trọng 51,9%.  Tua bin khí huy động đạt 15,66 tỷ kWh, chiếm tỷ trọng 12,2%.

 Năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) huy động đạt 14,69 tỷ kWh, chiếm tỷ trọng 11,4%.

 Điện nhập khẩu đạt 624 triệu kWh, chiếm tỷ trọng 0,5%.  Nhiệt điện dầu huy động không đáng kể, đạt 02 triệu kWh.

1.5.2.2. Tiềm năng phát triển

Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam là một trong số 14 nước trên thế giới đứng đầu về tiềm năng thủy điện. Với thủy điện hiện nay Việt Nam có trên 120.000 trạm thủy điện, có tổng công suất ước tính đạt khoảng 300MW. Lợi thế đường biển dài theo chiều dọc đất nước, nên Việt Nam có nhiều tiềm năng khai thác năng lượng gió, tổng tiềm năng ước đạt 513.360 MW. Các khu vực đang được khai thác điện gió và có nhiều tiềm năng tập trung chủ yếu ở vùng duyên hải miền Trung, miền Nam, Tây Nguyên như: Ninh Thuận, Bình Thuận, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, … và các đảo.

Với vị trí địa lý nằm ở khu vực cận xích đạo, nên Việt Nam có nhiều tiềm năng tận dụng được nguồn năng lượng mặt trời, với tổng số giờ nắng cao lên đến trên 2.500 giờ/năm, tổng lượng bức xạ trung bình năm vào khoảng 230-250 kcal/cm2/ngày, theo hướng tăng dần về phía Nam. Đây là một lợi thế cho Việt Nam khai khác nguồn năng lượng tái tạo này, để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt người dân. Hiện nay, ngày càng nhiều hộ gia đình nhận thấy nhiều lợi ích từ việc sử dụng thiết bị tấm pin năng lượng mặt trời để sử dụng vào những nhu cầu hàng ngày, giúp tiết kiệm được một khoản chi phí cho gia đình.

Với sự phát triển bùng nổ của ngành năng lượng tái tạo ở các nước phát triển trên thế giới, nên xuất hiện ngày càng nhiều nhà đầu tư với số vốn lớn và nắm giữ công

nghệ và quy trình, kỹ thuật vận hành nhà máy năng lượng tái tạo. Đây cũng chính là một tiềm năng cho Việt Nam, để thu hút những ông lớn trong ngành này xuất khẩu đầu tư phát triển năng lượng tái tạo đang còn non yếu ở nước ta.

1.5.2.3. Định hướng phát triển

Nhận thức được tầm quan trọng của năng lượng tái tạo, Đảng, Nhà nước ta đã thể hiện sự quan tâm tới phát triển năng lượng tái tạo một cách xuyên suốt từ Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX của Đảng năm 2001. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2015 phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 và Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18 tháng 03 năm 2016 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến 2030 và các cơ chế chính sách khuyến khích về năng lượng tái tạo.

Cụ thể cơ chế khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo: Quy định trách nhiệm mua điện và ưu tiên huy động công suất từ nguồn năng lượng tái tạo: Bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo. Các nhà máy sản xuất điện từ nguồn năng lượng tái tạo được ưu tiên khai thác toàn bộ công suất và điện năng phát phù hợp với chế độ cung cấp nhiên liệu của khu vực nhà máy. Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi cho chủ đầu tư, đảm bảo họ sẽ được phát tối đa công suất và bán được toàn bộ sản lượng điện sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo.

Cơ chế hỗ trợ về giá điện: Sản lượng điện sản xuất từ nguồn thủy điện nhỏ, năng lượng gió, năng lượng sinh khối, chất thải rắn được mua với giá cao hơn giá mua điện từ nguồn năng lượng truyền thống (thủy điện lớn, nhiên liệu hóa thạch). Các cơ chế, chính sách khuyến khích khác: Bên cạnh các ưu đãi như trên, các dự án năng lượng tái tạo còn được hưởng trợ giá đối với sản phẩm của dự án theo cơ chế phát triển sạch (CDM), hưởng ưu đãi về mức vốn cho vay, thời hạn cho vay, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế sử dụng đất, thuê đất, thuê mặt nước, miễn

Trong bối cảnh chống biến đổi khí hậu và phát triển nền "kinh tế xanh" đang là những ưu tiên hàng đầu đối với nhiều quốc gia trên thế giới, năng lượng tái tạo ngày càng được chú trọng. Việt Nam cần phải phát triển nhanh hơn nữa, vừa tạo thế cạnh tranh trong thời kỳ “kinh tế xanh”, vừa là điểm then chốt để đạt mục tiêu “phát triển bền vững” của đất nước và cải thiện được môi trường, khí hậu bảo vệ sức khỏe người dân về lâu dài.

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ CÁC NHÀ MÁY ĐIỆN 2.1. Nhà máy thủy điện Sơn La

2.1.1. Lịch sử hình thành

Nhà máy được khởi công vào năm 2005 nhưng trước đó 30 năm những chuyến khảo sát đầu tiên đã được thực hiện bởi các chuyên gia viện Thủy điện và công nghiệp Moskva, công ty Electricity and Power Distribution của Nhật Bản, Cty Designing Research and Production Shareholding của Nga và SWECO của Thụy Điển.

Năm 2001, dự án Thủy điện Sơn La được đưa ra Quốc hội khóa X thảo luận, gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn do mực nước thiết kế cao lại nằm trong khu vực có thể có động đất, lo ngại các tác động về môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng... Do đó ngày 29 tháng 6 năm 2001, dự án Thủy điện Sơn La được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, nhưng chưa quyết phương án xây dựng. Tháng 12 năm 2002, Báo cáo nghiên cứu khả thi được thông qua tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XI. Phương án xây dựng công trình cũng được Quốc hội thông qua với mục tiêu phát điện tổ máy số 1 vào năm 2012 và hoàn thành toàn bộ công trình vào năm 2015.

Năm 2003, EVN đã hoàn chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi thực hiện phương án Sơn La. Công tác tái định cư cũng được bắt đầu triển khai thực hiện. Tháng 12/2003, những người thợ đầu tiên thuộc Tổng công ty Sông Đà có mặt tại công trường để triển khai xây dựng mặt bằng công trường và đồng thời tận dụng thời gian chuẩn bị công trường trong 2 năm (2004-2005) để thi công các công trình dẫn dòng. Ngày 15/1/2004, Thủ tướng đã ra quyết định số 09/QĐ-TTg phê duyệt dự án Thủy điện Sơn La.

Ngày 2/12/2005, công trình Thủy điện Sơn La được khởi công xây dựng. Trong quá trình thiết kế, thi công dự án đã được thay đổi nhiều so với phương án ban đầu như cao trình được hạ xuống từ khoảng 295 xuống còn 215-230, thay biện pháp đổ bê tông đập dâng bằng công nghệ dầm lăn với phụ gia khoáng là tro bay của Nhiệt điện Phả Lại, thay phương án từ nhà máy 8 tổ máy (8 x 300 MW) sang phương án nhà máy 6 tổ

tăng tính an toàn của đập các chuyên gia nước ngoài từ Nga, Châu Âu, Trung Quốc đã được mời giám sát, đóng góp bổ sung thêm những tiêu chuẩn rất chặt chẽ... Ngày 11 tháng 1 năm 2008, những khối bê tông đầm lăn đầu tiên được sản xuất. Tới ngày 25 tháng 8 năm 2010 kết thúc quá trình đổ bê tông đầm lăn đập chính nhà máy. Tháng 4 năm 2010 sau hơn 7 năm triển khai, các tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu đã hoàn thành công tác di chuyển toàn bộ các hộ dân ra khỏi vùng lòng hồ Thủy điện Sơn La. Ngày 15 tháng 5 năm 2010, các đơn vị thi công đã tiến hành đóng kênh dẫn dòng tích nước hồ chứa. Ngày 5 tháng 11 năm 2010, hồ chứa đã tích nước đến cao trình 189,3m đáp ứng cho phát điện tổ máy số 1. Ngày 20 tháng 8 năm 2010, rotor tổ máy số 1 đã được lắp đặt thành công. Ngày 7 tháng 1 năm 2011, tổ máy số 1 phát điện chính thức. Ngày 26 tháng 9 năm 2012, tổ máy 6 (tổ máy cuối cùng) của Nhà máy Thủy điện Sơn La đã hòa thành công vào điện lưới quốc gia.

2.1.2. Thông số kỹ thuật của nhà máy 2.1.2.1. Hồ chứa

Bảng 2.1: Thông số của hồ chứa

Diện tích lưu vực 43.760 km2

Lưu lượng trung bình nhiều năm 1.532 m3/s Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế p = 0,01% 47.700 m3/s

Mực nước chết 175.0 m

Mực nước dâng bình thường 215.0 m

Mực nước kiểm tra (ứng lũ PMF) 228.07 m

Dung tích chết 2.756 × 109 m3

Dung tích hữu ích 6,504 x 109 m3

Dung tích hồ 9,260 x 109 m3

Diện tích mặt hồ ứng với MNDBT 224 km2

Dung tích phòng lũ 7,0 x 109 m3

Hình 2.2: Hồ chứa của nhà máy thủy điện Sơn La [Wikipedia]

2.1.2.2. Đập chính ngăn sông

 Chiều cao lớn nhất: 138,1 m

 Chiều dài đỉnh đập: 1000 m - Tràn xả lũ:

 Xả mặt: 6 cửa (15,0 m x 13,0 m), cao trình ngưỡng 197,8 m.

 Xả đáy: 12 cửa (6,0 m x 10,0 m), cao trình ngưỡng 145,0 m.

2.1.2.3. Nhà máy thủy điện

- Số tổ máy: 6 máy x 400 MW - Công suất lắp máy: 2.400 MW

- Điện lượng trung bình năm: 10,227 tỷ kWh.

2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ

- Sản xuất điện và vận hành nhà máy thủy điện Sơn La ổn định, bền vững, hiệu quả cao; đảm bảo phát điện an toàn, liên tục cho các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng.

- Sản xuất và kinh doanh điện năng; tham gia thị trường điện lực theo lộ trình do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Quản lý vận hành Nhà máy thủy điện Sơn La.

- Thực hiện công tác chuẩn bị sản xuất cho các công trình thủy điện, năng lượng tái tạo mới khi được EVN giao.

- Tư vấn quản lý dự án; tư vấn khảo sát thiết kế, tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, lập dự toán; tư vấn thẩm tra và giám sát thi công công trình nguồn điện, các công trình đường dây và trạm biến áp.

- Xây lắp, giám sát lắp đặt thiết bị viễn thông - công nghệ thông tin.

- Sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp các công trình xây dựng, nhà cửa, kiến trúc, hệ thống công nghệ thông tin của các nhà máy điện và các công trình - thiết bị khác do EVNHPC SON LA quản lý.

- Mua bán, xuất nhập khẩu nhiên liệu, nguyên vật liệu, vật tư thiết bị ngành điện.

- Tư vấn quản lý dự án; tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, lập dự toán và giám sát thi công công trình viễn thông - công nghệ thông tin, các công trình công nghiệp và dân dụng.

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về quản lý vận hành các nhà máy thủy điện. - Thực hiện dịch vụ quản lý vận hành cho các nhà máy thủy điện bên ngoài EVN.

2.1.4. Cơ cấu tổ chức

Hình 2.3: Cơ cấu tổ chức [sonlahpc.com.vn]

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG HÀNH CHÍNH VÀ LAO ĐỘNG PHÒNG KẾ HOẠCH VÀ VẬT TƯ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG KỸ THUẬT VÀ AN TOÀN

2.1.5. Sản lượng điện của nhà máy

Sản lượng điện của nhà máy thủy điện Sơn La tính từ năm 2012 đến nay cho thấy điện năng sản xuất được thấp hơn so với chỉ tiêu giao nhưng không đáng kể, nhưng có vài năm điện năng sản xuất ra thấp hơn rất nhiều lên đến gần 30% chỉ tiêu giao.

Bảng 2.2: Tổng hợp sản lượng điện sản xuất và chỉ tiêu giao qua các năm (Số liệu được thống kê đến hết ngày 10/01/2022) [Công ty thủy điện Sơn La]

Năm Điện năng sản xuất

được (kWh) Kế hoạch giao (kWh)

Phần trăm đạt được so với kế hoạch (%) 2010 114739 2011 4978689.18 2012 7581000 7665647.42 101.12 2013 8097000 8477858.97 104.7 2014 8401000 8569207.62 102 2015 8217000 8322740.25 101.29 2016 8409000 8337034.43 99.14 2017 8374000 10651366.84 127.2 2018 8327000 10798452.25 129.68 2019 6553000 6555458.67 100.04 2020 7458000 7863471.85 105.44 2021 8391000 7132494.68 85 2022 167314.21

2.2. Nhà máy thủy điện Hòa Bình

2.2.1. Lịch sử phát triển

Công trình Thủy điện Hòa Bình – Công trình đầu mối đa chức năng, là nguồn điện chiến lược đa mục tiêu nằm ở bậc dưới cùng trong hệ thống bậc thang các công trình Thủy điện trên sông Đà. Công trình được khởi công xây dựng ngày 06 tháng 11 năm 1979 và khánh thành vào ngày 20 tháng 12 năm 1994. Trải qua 15 năm xây dựng, trên 4 vạn cán bộ công nhân Việt Nam và 2,5 nghìn lượt chuyên gia Liên Xô đồng cam chịu khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn để sớm đưa Công trình vào vận hành. Đây là biểu tượng sống động của tình hữu nghị sâu nặng giữa nhân dân hai nước Việt – Xô.

Ngày 09 tháng 11 năm 1988, Bộ Năng lượng ban hành Quyết định số 1307/NL- TCCB&ĐT thành lập Nhà máy Thủy điện Hòa Bình trực thuộc Công ty Điện lực Miền Bắc. Tháng 10/1994 Nhà máy Thủy Điện Hòa Bình trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Ngày 22 tháng 6 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 148/2006/QĐ-TTg thành lập Công ty mẹ – Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Nhà máy Thủy điện Hòa Bình được đổi tên thành Công ty Thủy điện Hòa Bình – Đơn vị thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Hiện nay, Công ty Thủy Điện Hòa Bình được tổ chức và hoạt động theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 215/QĐ-EVN ngày 27 tháng 5 năm 2019 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Tên gọi đầy đủ: Công ty Thủy điện Hòa Bình

Tên giao dịch tiếng Anh: Hoa Binh Hydro Power Company Tên gọi tắt: EVNHPC HOA BINH

Các mốc lịch sử và sự kiện quan trọng

 Khởi công xây dựng công trình: 06/11/1979

 Ngăn sông Đà đợt 1: 12/01/1983

 Ngăn sông Đà đợt 2: 09/01/1986

Một phần của tài liệu Phạm Thanh Tịnh - 1800071 - Chuyên đề thực tế (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w