Hoàn điệu tín hiệu EFM

Một phần của tài liệu Giáo trình XỬ LÝ TÍN HIỆU AUDIO VÀ VIDEO - Chương 4 doc (Trang 25 - 26)

Các tín hiệu nhạc được lượng tử mỗi 16 bit được chia thành 8 bit cao và 8 bit thấp. Chúng được đổi thành dữ liệu 14 bit gọi là tín hiệu EFM. Tín hiệu 8 bit sẽ

phân biệt được 28=256 trường hợp, chúng chứa các dữ liệu 0 và 1 liên tiếp nhau.Tín hiệu EFM 14 bit được thiết lập theo luật 2 đến 10 bit “0” được kẹp giữa 2 bit “1”. Khi có sự xuất hiện liên tiếp các mức 0, điều đó có nghĩa là có sự hiện diện của thành phần DC của tín hiệu, mà có thể gây ra khó khăn lớn trong quá trình tái tạo dữ

liệu. Để giải quyết vấn đề này, một chuỗi dữ liệu không có các số 1 xuất hiện liên tiếp hoặc với số lượng từ 2 tới 10 số 0 được chọn từ 214 = 16.384 thành phần phân biệt của 14 bit dữ liệu. Dữ liệu đã được chọn này được tạo ra tương ứng với 8 bit dữ liệu để thực hiện biến điệu NRZI. Trong quá trình phát lại, các tín hiệu EFM 14 bit được đưa vào mạch hoàn điệu EFM. Mạch này được cài vào trong IC xử lý tín hiệu số (DSP). Mạch hoàn điệu EFM đối chiếu với bảng chuyển đổi 14-8 bit để được nạp vào ROM đểđổi dữ liệu 14 bit ra 8 bit.

4.5.2.6. RAM

Trong mạch DSP bộ nhớ RAM thực hiện chức năng lưu trữ tạm thời các dữ

liệu nhằm tăng tốc cho bộ xử lý số, đồng thời cũng làm các nhiệm vụ như

Loại bỏ bất ổn (Jitter): data đọc từ đĩa bị thay đổi do sự quay không đồng đều của đĩa. Sự thay đổi này gọi là sự bất ổn (Jitter). Sự bất ổn có thểđược loại trừ bằng cách ghi data chứa bất ổn đó lên RAM. Việc đọc data như thế nhờ một xung đồng hồ chính xác lấy ra từ dao động thạch anh.

Giải đan xen (de-interleave): thứ tự data bị thay đổi để ngăn ngừa các tín hiệu analog ở ngõ ra bị gián đoạn, hoặc gây ra bởi sai số data liên tiếp hoặc sự xáo trộn dữ liệu do sự trầy xước đĩa…Sự hoán đổi dữ liệu được thực hiện trên mỗi 4 khung (frame). Quá trình này được gọi là đan xen.

Trong quá trình tái tạo dữ liệu, cần phải lưu trữ dữ liệu trong 108 khung lên RAM để đưa ra theo thứ tự nguyên thuỷ của nó. Chức năng này gọi là giải đan xen (deinterleave).

Lưu trữ mã phụ: với lưu ý là 8 bit mã phụ data trong một khung được phân phối 98 khung cùng hình thành nên một mã phụ đơn. Như vậy, RAM lưu trữ 98 khung data mã phụ.

Nhận diện sai số và sửa sai: dữ liệu được tái tạo có thể chứa nhiều sai số hoặc mất dữ liệu do sự trầy xước của đĩa, bụi… khi “1” trở thành “0” và ngược lại, sẽ gây ra sự khiếm khuyết như trên, điều này được gọi là sự sai mã (Code Error).

Một phần của tài liệu Giáo trình XỬ LÝ TÍN HIỆU AUDIO VÀ VIDEO - Chương 4 doc (Trang 25 - 26)