Đặc trưng phân bố không gian của mây Titầng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn laser nd YAG biến điệu độ phẩm chất buồng cộng hưởng thụ động tích hợp trong hệ lidar di động quan trắc mây ti tầng cao​ (Trang 56 - 58)

Để xác định sự phân bố của lớp mây Ti tầng cao, chúng tôi sử dụng kỹ thuật thu tín hiệu tán xạ đàn hồi Mie ở cả chế độ ghi tương tự và đếm photon. Với hệ đo Lidar di động đã được tích hợp khối phát laser công suất cao đã cải tiến thực hiện quan trắc mây Ti tại ba nơi là Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Quảng Bình. Trong quá trình đo để nâng cao chất lượng tín hiệu khi sử dụng kĩ thuật đếm photon chúng tôi đồng thời sử dụng đầu thu quang điện là PMT gated được chế tạo tại nhóm Viện Vật lý Viện Khoa học Việt Nam [38].

Đối với hệ quan trắc tại trạm số 18 Hoàng Quốc Việt nhóm nghiên cứu duy trì thực hiện quan trắc liên tục theo thời gian dài để thông tin nghiên cứu có giá trị thống kê theo tháng, theo mùa và theo năm. Nhóm chúng tôi thực hiện quan trắc liên tục với quy luật đo đạc diễn ra 02 giờ mỗi phép đo, thực hiện 3 lần trong ngày và sau đó thống kê theo thời gian, theo từng phép đo và lấy trung bình theo thời gian thực hiện đo đạc. Những kết quả thống kê của phép quan trắc khí quyển bằng kỹ thuật Lidar đã được nhóm nghiên cứu Lidar - Viện Vật lý công bố trên tạp chí chuyên ngành [36] trong nước năm 2012. Tuy nhiên đối với hệ lidar di động mới thiết lập sử dụng laser di động có các đặc tính trên đây đã tiến hành quan trắc mây ti tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Quảng Bình trong những đợt quan trắc ngắn ngày trong năm 2016 và 2017.

Hình 3.8 là kết quả của phép đo liên tục trong thời gian 2,5 giờ. Qua phép đo đó cho phép xác định được sự thay đổi độ cao đáy và độ cảo đỉnh của lớp mây trong khoảng thời gian quan trắc từ 15h tới 17h 30 phút. Độ cao đáy của lớp mây thay đổi trong khoảng độ cao từ 10 km tới 12 km, trong khi đó độ cao đỉnh lớp mây gần như không thay đổi trong toàn bộ thời gian đo và giữ ổn định tại vị trí khoảng 16,2 km. Hình ảnh được vẽ theo thang màu và cho phép chúng ta đánh giá tương đối sự thay đổi mật độ các tinh thể băng tồn tại trong đám mây. Chúng ta thấy phần bố mật độ

của đám mây là không đồng đều và có sự thay đổi nhiều hơn ở lớp phía dưới của tầng mây. Điều đó có thể đánh giá về sự nhiễu động đang xảy ra mạnh mẽ hơn ở tầng khí quyển bên dưới lớp mây chúng ta quan sát được.

Hình 3.8. Là kết quả phép đo phân bố mật độ vật chất trong đám mây trôi qua vị trí đo theo thời gian từ 15 h tới 17h 30 phút tại Hà Nội.

Trong đợt khảo sát khí quyển tại Quảng Bình và TP Hồ Chí Minh bằng hệ lidar di động trên đây chúng tôi cũng đã thu được những kết quả tín hiệu tương tự. Như trong hình 3.9 là kết quả khảo sát đám mây di chuyển trên bầu trời Quảng Bình vào ngày 27/9/2016 lúc 23h 40’. Và hình 3.10 là kết quả khảo sát mây Ti tầng cao tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đỉnh lớp mây

Đáy lớp mây

Thơi gian thực

Hình 3.9. Hình ảnh mây Ti tầng cao được ghi nhận tại Quảng Bình bằng hệ lidar đàn hồi sử dụng laser xung di động được chế tạo tại Việt Nam.

Hình 3.10. Hình ảnh mây Ti tầng cao được nghi nhận tại thành phố Hồ Chí Minh bằng hệ lidar đàn hồi sử dụng laser xung di động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn laser nd YAG biến điệu độ phẩm chất buồng cộng hưởng thụ động tích hợp trong hệ lidar di động quan trắc mây ti tầng cao​ (Trang 56 - 58)