PHẦN III: KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Bao cao thuc tap Giong (Trang 34 - 36)

Sau một tuần thực tập tại 3 địa điểm đã trình bày ở trên, chúng em đã hoàn thành 4 nội dung chính là:

- Thiết kế chuyển hoá rừng giống - Xây dựng vườn giống

- Tìm hiểu phương pháp nhân giống cho cây nông-lâm nghiệp - Tìm hiểu tiêu chí đánh giá một số loài cây ăn quả.

Ở nội thứ nhất, chúng em đã được rèn luyện kỹ năng sử dụng địa bàn, máy đo cao, thước kẹp kính để đo, đếm, xác định diện tích của lâm phần, của các chỉ tiêu đánh giá cây tuỳ thuộc mục đích kinh doanh ( như D1.3, Dt, Hvn, Hdc). Ngoài ra chúng em còn biết cách đánh giá rừng trồng tự nhiên, có thể xác định khu vực rừng đó có thể tiến hành chuyển hóa thành rừng giống được hay không. Lâm phần mà chúng em lựa chọn đã không đáp ứng được những yêu cầu (như đã phân tích) để có thể chuyển hóa thành rừng giống nên trong bài báo cáo đã không có phần xác định số cây cần tỉa thưa, số lần cần tỉa thưa, phương pháp tỉa thưa, dự trù kinh phí cho từng năm, hay trong cả thời gian chuyển hóa.

Ở nội dung thứ 2, chúng em đã biết cách xây dựng VG, bố trí theo khối hoán vị, sắp xếp 20 dòng cây mẹ trong các ô.

Ở nội dung thứ 3, sau khi được tham quan, giới thiệu, chúng em đã biết thêm nhiều giống cây ăn quả mới, các cách nhân giống vô tính được sử dụng nhiều nhất là phương pháp ghép (ghép mắt, ghép cành), có thể nhân rộng rất nhiều giống có phẩm chất tốt, đem lại hiệu quả kinh tế rất cao.

Ở nội dung cuối cùng, chúng em đã quan sát và nhận biết được qua hình thái bên ngoài các giống của 2 loài cây ăn quả là bưởi (Bưởi Diễn, bưởi Đoan Hùng, bưởi Phúc Trạch) và cam (cam Vinh, cam Canh).

Ngoài ra, chúng em còn tiến hành phỏng vấn 5 hộ gia đình, thống kê được những giống cây cây ăn quả đang được trồng tại vườn của họ. Chúng em đã biết thêm nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn sản xuất.

Trong suốt một tuần thực tập, chúng em đã gặp rất nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít những khó khăn.

- Thuận lợi: Chúng em đã có kiến thức về môn giống Cây trồng do cô giáo Khuất Thị Hải Ninh giảng dạy. Chúng em còn được cô giáo Nguyễn Quỳnh Trang, thầy giáo Hồ Hải Ninh tận tình hướng dẫn, được “Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả có múi” tạo điều kiện tham quan, giới thiệu các giống cây ăn quả, được 5 hộ gia đình (có tên) tạo điều kiện cho buổi phỏng vấn thành công,…

- Khó khăn: Điều kiện thời tiết trong thời gian thực tập không tốt (hầu hết các ngày đều mưa), gây ảnh hưởng đến việc tập trung, việc thực hiện công tác ngoại nghiệp,… Trong buổi phỏng vấn, vì vào giờ hành chính nên rất khó tìm kiếm được người dân đồng ý cho phỏng vấn, có nhiều trường hợp dù đã thực hiện phỏng vấn nhưng vẫn không thu thập được nhiều thông tin (do người phỏng vấn thiếu kinh nghiệm, do người dân không muốn trả lời)… Ngoài ra, do thời gian thực tập ngắn nên nhiều vấn đề chúng em còn chưa nắm thật chính xác.

Sau một tuần thực tập môn giống Cây trồng, chúng em đã được rèn luyện rất nhiều kỹ năng và bổ xung được nhiều kiến thức cho bản thân. Mặc dù đã hết sức cố gắng để hoàn thành bài báo cáo nhưng vì những lý do khách quan, chủ quan đã nêu trên, cũng như kinh nghiệm bản thân còn nhiều hạn chế, bài báo cáo chắc chắn sẽ tồn tại những thiếu sót nhất định, em rất mong được thầy, cô giáo nhận xét đánh giá để em có thể rút kinh nghiệm cho những lần thực tập tiếp theo cũng như khi ra công tác sau này.

Một phần của tài liệu Bao cao thuc tap Giong (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w