PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình thừa cân béo phì của học sinh từ 11 15 tuổi tại một số trường trung học cơ sở thành phố huế (Trang 28 - 86)

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Chúng tôi chọn ngẫu nhiên 2 trƣờng trung học cơ sở đại diện ở Nam sông Hƣơng là trƣờng Phạm Văn Đồng, Nguyễn Thị Minh Khai và 2 trƣờng trung học cơ sở đại diện ở Bắc sông hƣơng là trƣờng Trần Cao Vân, Thống Nhất.

Theo hai bƣớc:

- Bƣớc 1: Phƣơng pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang để chọn ra nhóm thừa cân béo phì.

- Bƣớc 2: Nghiên cứu bệnh -chứng

2.2.2. Cỡ mẫu, chọn mẫu

2.2.2.1.Cỡ mẫu

Cỡ mẫu điều tra ngang theo công thức: n = 2 (1-/2) p(1-p) x DE = 1083 d2 Ta có: 2 (1-/2) =1,96 2 d2 sai số = (0,01)2

p: là tỷ lệ thừa cân điều tra trẻ của nghiên cứu, dự đoán p= 0,06. DE : hệ số thiết kế nghiên cứu cộng đồng dự kiến 2.

n= 1,962 0,06(1-0,06)/(0,01)2x 2 = 1083 Do chọn mẫu nghiên cứu 2 bƣớc nên hệ số nghiên cứu là 2

n = 1083 x 2 = 2166 Vậy cỡ mẫu nghiên cứu là: 2200

2.2.2.2. Chọn mẫu:Chọn mẫu ngẫu nhiên hai bƣớc:

- Bước 1: Chọn lớp

+ Trƣờng A (Trần Cao Vân) có 31 lớp tổng số 1492 gồm 4 khối lớp 6,7,8,9 Bốc thăm ngẫu nhiên chọn 16 lớp của 4 khối, khối lớp 6 có 7 lớp có 363 học sinh, khối 7 có 3 lớp 144 học sinh, khối lớp 8 có 3 lớp 113 học sinh và khối lớp 9 có 3 lớp 139 học sinh. Tổng số học sinh điều tra là 759.

+ Trƣờng B (Phạm Văn Đồng) có 32 lớp tổng số 1321gồm 4 khối lớp 6,7,8,9 Bốc thăm ngẫu nhiên chọn 12 lớp của 4 khối, khối lớp 6 có 8 lớp khám có 256 học sinh, khối lớp 7 có 4 lớp có 133 học sinh, khối lớp 8 có 3 lớp 73 học sinh và khối lớp 9 có 3 lớp 55 học sinh. Tổng số học sinh điều tra là 589.

+ Trƣờng C (Nguyễn Thị Minh Khai) có 31 lớp tổng số 500 gồm 4 khối lớp 6,7,8,9.

Khối lớp 6 có 5 lớp khám có 179 học sinh, khối lớp 7 có 4 lớp có 126 học sinh, khối lớp 8 có 3 lớp 110 học sinh và khối lớp 9 có 3 lớp 93 học sinh. Tổng số học sinh điều tra là 508.

. + Trƣờng D (Thống Nhất ) có 40 lớp tổng số 1772 gồm 4 khối lớp 6,7,8,9 Bốc thăm ngẫu nhiên chọn 12 lớp của 4 khối, khối lớp 6 có 8 lớp khám có 342 học sinh, khối lớp 7 có 3 lớp có 140 học sinh, khối lớp 8 có 3 lớp 116 học sinh và khối lớp 9 có 3 lớp 135 học sinh. Tổng số học sinh điều tra là 733.

Tổng số học sinh điều tra của 4 trƣờng là 2589 học sinh có độ tuổi từ 11- 15 tuổi.

- Bước 2: Nghiên cứu bệnh- chứng + Nhóm bệnh 215 em

 Xác định thừa cân –béo phì theo tiêu chí đánh giá thừa cân và tiêu chuẩn đánh giá béo phì theo tổ chức y tế thế giới.

+ Nhóm chứng : 430 em

2.2.3. Nội dung nghiên cứu

2.2.3.1. Tình hình thừa cân béo phì trẻ em

- Tỷ lệ thừa cân béo phì tuổi, giới.

-Tỷ lệ suy dinh dinh dƣỡng với tuổi, giới.

2.2.3.2.Liên quan đến thừa cân -béo phì

-Mối liên quan giữa tập quán ăn uống của trẻ với tình trạng thừa cân béo phì - Mối liên quan đến hoạt động thể lực của trẻ; đi bộ hay đi xe đạp, ô tô

-Mối liên quan giũa thời gian tĩnh tại , giải trí với tình trạng thừa cân-BP -Mối liên quan đến thời gian ngủ trong đêm với tình trạng thừa cân-BP -Trung bình vòng bụng (VB), vòng mông (VM), tỷ VB/VM.

2.2.4. Thu thập số liệu

Bƣớc 1: Huấn luyện cho cộng tác viên kỹ thuật cân, đo, cách ghi vào mẫu điều tra Bƣớc 2: Tiến hành cân, đo chiều cao, đo vòng thắt lƣng, vòng mông, kỹ thuật đo bề dày lớp mỡ dƣới da, cách tính chỉ số BMI.

- Cách đo chiều Cao: Đo chiều cao tuỳ thuộc vào lứa tuổi [1],[7]:

- Thu thập các thông tin khác

Dựa vào bộ câu hỏi đã in sẵn nhằm thu thập các thông tin liên quan đến tình trạng dinh dƣỡng của trẻ từ việc phỏng vấn học sinh cấp II các Trƣờng đƣa vào nghiên cứu.

-Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dƣỡng của trẻ

2.2.5.Chỉ tiêu đánh giá và phân loại bệnh: Thừa cân –béo phì

2.2.5.1. Đo chiều cao

-Thƣớc đo chiều cao: bằng thƣớc Stanley mã số 04-116 Microtoise của Pháp, có mức chia nhỏ nhất đến centimét(cm): Dùng thƣớc đo từ nền lên tƣờng đúng 2m, kẻ dấu, móc thƣớc vào. Ngƣời đƣợc đo bỏ guốc, dép, đứng quay lƣng vào tƣờng. Gót, bắp chân, vai và đầu theo một đƣờng thẳng đứng áp sát vào tƣờng, mắt nhìn thẳng phía trƣớc theo một đƣờng thẳng nằm ngang, hai tay bỏ thõng hai bên mình.Dùng thƣớc vuông góc áp sát đỉnh đầu. Đọc kết quả và ghi số centimét với một số lẻ ví dụ: 107,3 cm. Đơn vị biểu thị chiều cao (H): cm [14], [19],[43].

2.2.5.2.Ðo cân nặng : bằng cân KARASCAN (Bio Impedance Analyzer –BIA) cân phân tích trở kháng sinh học, khi nhập số liệu về chiều cao, tuổi, giới của trẻ vào bộ phận vi tính gắn liền với cân KARASCAN các thông số thu đƣợc từ loại cân này [9], [11], [19].

Hình 2.1. Kỹ thuật đo phân tích trở kháng sinh học bằng cân KARASCAN

- Chỉ số khối cơ thể: BMI đƣợc tính theo công thức: Cân nặng (kg)/Chiều cao (m2)

Sau khi có kết quả BMI, sử dụng bảng tham khảo chúng tôi sẽ tính đƣợc bách phân vị BMI theo tuổi và giới của từng trẻ so với quần thể tham khảo NCHS/WHO

Chỉ số cân nặng theo chiều cao (SD- Score hay Z – Score):

SD- Score hay Z – Score( Standard Deviation- Độ lệch chuẩn) đƣợc tính: Kích thƣớc đo đƣợc- số trung bìnhcủa quần thể tham chiếu SD- Score hay Z – Score =

Độ lệch chuẩn của quần thể tham chiếu

của các quần thể khỏe mạnh đã đƣợc xác định, ở đây quần thể tham khảo là quần thể NCHS/WHO [4], [39], [40].

- Mức chuyển hóa cơ bản BMR ( Basal Metabolic Rate): [Cân nặng(pound x 24/2.2] tƣơng đƣơng: Cân nặng(kg) x 24

- Tỷ lệ phần trăm mỡ của cơ thể BFP ( Body Fat Percentage): theo nguyên lý đo trở kháng sinh học cơ thể.

+Cách đo: Ấn nút nhập dữ liệu: Tuổi, giới, chiều cao (máy lƣu đƣợc 4 ngƣời). Khi màn hình hiển thị 0,0 kg. Bƣớc cả hai chân lên hai điện cực, hai tay nắm chặt hai diện cực( nắm theo rãnh của điện cực). Khi màn hình hiển thị trọng lƣợng cơ thể (BW) và thông báo sẵn sàng đo. Nắm chặt hai tay lại vào đầu, lƣng, hai đầu gối thẳng làm một góc 900

với cơ thể, nhìn thẳng về phía trƣớc. Trong 5 giây máy tự động đo và màn hình hiển thị chỉ số BFP,VFL, việc đo hoàn tất. Tiếp tục ấn nút thiết lập, sau 3 giây màn hình hiển thị chỉ số BMI, BMR. Việc đo hoàn tất, bƣớc xuống khỏi điện cực, cân tự động tắt nguồn.

Lƣu ý: +Khi lòng bàn tay , bàn chân khô: lau nhẹ bằng khăn ấm rồi đo +Khi lòng bàn tay , bàn chân quá lạnh: làm ấm tay chân rồi đo - Thời gian đo: sau ăn sáng 2 giờ, sau ăn trƣa 2 giờ

- Đối tƣợng khi đo: không uống rƣợu, không uống nhiều nƣớc, không tắm, không sốt, hoặc cảm lạnh.

2.2.5.3. Vòng bụng, vòng mông, tỷ lệ vòng bụng/vòng mông

Trẻ đứng thẳng, tƣ thế thoải mãi, tay buông lỏng, thở bình thƣờng, đo sau lúc cân và lấy chiều cao.

-Vòng bụng (wait): Đo bằng thƣớc dây không bị co dãn của Trung Quốc, ghi theo cm với 1 số lẻ.trẻ đứng thẳng tƣ thế thoải mãi, tay buông thỏng, thở bình thƣờng, đo sau khi cân và đo chiều cao.

+Vòng bụng: đo vòng nhỏ nhất ở bụng đi qua điểm giữa bờ dƣới xƣơng sƣờn và đỉnh mào chậu trên mặt phẳng ngang.

-Vòng mông (hip): cũng bằng thƣớc dây Trung quốc, đo vòng lớn nhất đi qua mông, vòng đo ở mặt phẳng ngang.

Sau đó tính tỷ lệ vòng bụng/ vòng mông, ghi kết quả với 2 số lẻ [15], [19].

2.2.5.4. Đo bề dày lớp mỡ dưới da[11], [19], [27], [69].

- Dụng cụ đo: Sử dụng thƣớc đo lớp mỡ dƣới da Harpenden Skifold Caliper (tên thị trƣờng HOLTAIN của Thụy Sĩ) có đối chiếu với thƣớc kẹp chuẩn có độ chính xác 0,05 mm.

Hình 2.2. Thƣớc đo bề dày lớp mỡ da Hiệu Harpenden Skifold

-Hai vị trí để đo là vị trí cơ tam đầu và góc dƣới xƣơng bả vai bên trái + Cách sử dụng:

* Cầm thƣớc bằng tay phải, hƣớng mặt đọc kết quả quay về phía ngƣời đo. * Dùng bàn tay trái véo da sát tới cân cơ nông và đo bề dày của lớp da véo lên bằng ngón cái và ngón trỏ. Kết quả đo đƣợc bằng hai lần bề dày của da và lớp mỡ dƣới da ở vùng đo. Chúng tôi đo 2 điểm, mỗi điểm đo 2 lần để lấy số trung bình.

+ Đọc kết quả theo vị trí mũi tên đánh dấu đã chỉ. + Ghi kết quả đo đƣợc bằng đơn vị milimét (mm).

- Tại vị trí cơ tam đầu (Triceps): tay trái của trẻ thỏng tự nhiên, ngƣời đo đứng sau lƣng trẻ.Véo da ở điểm giữa mặt sau cánh tay trái cho sát tới lớp cân cơ nông và đo bề dày nếp da đã véo lên theo tiến trình nhƣ nói ở trên. Khi đo bề mặt

của compa song song với trục cánh tay.

-Tại vị trí góc dƣới xƣơng bả vai (Subscapular): Ngƣời đo lần theo cột sống để xác định bờ xƣơng vai và góc dƣới xƣơng này. Ở trẻ béo nên quặt nhẹ tay trái của trẻ ra sau sẽ xác định đƣợc góc dƣới xƣơng bả vai dễ hơn. Sau đó véo da tại vị trí đã xác định và cách đo cũng tiến hành theo tiến trình nhƣ nói ở phần trên.

Hình 2.3. Kỹ thuật đo bề dày lớp mỡ dƣới da vị trí cơ tam đầu và gốc dƣới

xƣơng bả vai - Nhận định kết quả đo bề dày nếp gấp da

Sau khi có kết quả đo nếp gấp da cơ tam đầu và góc dƣới xƣơng vai, chúng tôi tra bảng để xác định bách phân vị nếp gấp da của trẻ theo tuổi và giới so với quần thể tham khảo NCHS/WHO

2.2.5.5. Thu thập chỉ số nhân trắc

Các biểu mẫu điều tra các chỉ số nhân trắc và các yếu tố nguy cơ xem phụ lục 1, 2.

Gồm có: tuổi, giới, chiều cao, cân nặng, chỉ số cân nặng/chiều cao, BMI, vòng thắt lƣng, vòng mông, tỷ lệ vòng thắt lƣng/vòng mông, bề dày nếp gấp da tại vị trí cơ tam đầu và bề dày nếp gấp da góc dƣới xƣơng bả vai.

-Tuổi: Chúng tôi sử dụng cách tính tuổi hiện đang đƣợc dùng trong các tài liệu của TCYTTG và ở nƣớc ta. Đó là cách tính tuổi quy về tháng và năm gần nhất [10], [13], [14]. Theo cách tính này thì một trẻ 1 tuổi đƣợc tính từ ngày tròn từ ngày

tròn 1 năm đến 1 năm 11 tháng 29 ngày. Ví dụ một trẻ sinh ngày 2/1/2005 sẽ đƣợc tính 1 tuổi trong khoảng thời gian tính từ 2/1/2005 đến 1/1/2006 (kể cả 2 ngày 1/1/2005 và 2/1/2006).

Dựa vào cách tính trên đến thời sẽ thu thập số liệu, dự kiến trong nghiên cứu của chúng tôi sẽ gồm có các tuổi: 11, 12, 13, 14, 15.

2.2.6. Đánh giá tình trạng dinh dƣỡng

2.2.6.1. Thừa cân

- Thừa cân đƣợc chẩn đoán nhƣ sau:

+ Từ 11 tuổi trở lên: Theo khuyến nghị của tổ chức y tế thế giới trẻ em từ 10-19 tuổi thì xử dụng chỉ số khối cơ thể BMI theo tuổi và giới để đánh giá tình trạng dinh dƣỡng và phối hợp với bề dày nếp gấp da để dánh giá thừa cân – béo phì [7], [17], [43]. Do đặc điểm của lứa tuổi này là cơ thể đang phát triển, chiều cao chƣa ổn định lƣợng mỡ dự trữ thay đổi với tuổi và lƣợng mỡ dự trữ khác biệt giữa con trai và con gái nên không thể dùng cùng ngƣỡng BMI nhƣ ngƣời trƣởng thành mà BMI đƣợc tính theo giới và tuổi của trẻ [7].

Nếu BMI của em học sinh theo tuổi và giới tƣơng ứng của NCHS ta có: >85% và 90% bách phân vị BMI : Thừa cân mức I

>90% và  95% bách phân vị BMI : Thừa cân mức II > 95% bách phân vị BMI : Thừa cân mức III

Thừa mỡ: Theo tiêu chuẩn của WHO [14], một đứa trẻ đƣợc chẩn đoán là thừa mỡ khi bề dày nếp gấp da cơ tam đầu và góc dƣới xƣơng bả vai > 90 bách phân vị theo tuổi và giới so với quần thể tham khảo NCHS/WHO [14], [86], [94].

2.2.6.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán mức độ béo phì

Theo tiêu chuẩn của WHO [14], [26], [27], [86], [94]. Béo phì = Thừa cân + Thừa mỡ Béo phì nhẹ = Thừa cân nhẹ + Thừa mỡ

Béo phì trung bình và nặng = Thừa cân trung bình và nặng + thừa mỡ

Từ tháng 2 năm 2000, cơ quan khu vực Thái Bình Dƣơng của tổ chức y tế Thế giới (WPRO) và Hội nghiên cứu béo phì quốc tế đã phối hợp với viện nghiên

cứu bệnh đái tháo đƣờng quốc tế(IDI), đã đƣa ra chỉ tiêu phân loại béo phì cho cộng đồng các nƣớc châu Á(IDI & WPRO, 2000) nhƣ sau:

Bảng 2.1. Phân loại TC-BP của TCYTTG (1998) và của IDI & WPRO, 2000 [15]

Phân loại TCYTTG, 1998 BMI(kg/m2)

IDI & WPRO, 2000 BMI(kg/m2) Nhẹ cân < 18,5 <18,5 Tình trạng DD bình thƣờng 18,5-24,9 18,5-22,9 Thừa cân 25,0 23,0 Tiền béo phì 25,0-29,9 23,0-24,9 Béo phì độ I Béo phì độ II Béo phì độ III 30,0-34,9 35,0-39,9  40,0 25,0-29,9  30,0

Nhƣ vậy, theo bảng phân loại dành cho cộng đồng các nƣớc châu Á thì ngƣời Việt Nam chúng ta chỉ nên có BMI từ 18,5- 22,9 [45]. Thông thƣờng đối với các bạn gái trẻ, chỉ số BMI lý tƣởng nhất là từ 18,5-20. Còn đối với phụ nữ trung niên và lớn tuổi lý tƣởng là 20-22 [45].

2.2.6.3. Tiêu chuẩn loại trừ

- Loại trừ các béo phì thứ phát béo phì do nguyên nhân nội tiết, do khiếm khuyết di truyền, do dùng thuốc chẳng hạn nhƣ dùng corticoid dài ngày trong điều trị hội chứng thận hƣ [6], [8].

2.2.6.4. Phân loại hiểu biết của học sinh về cách nuôi dưỡng

- Chúng tôi sử dụng bảng câu hỏi đã soạn sẵn để phỏng vấn các yếu tố cá nhân, yếu tố gia đình. Dựa vào số phần trăm câu hỏi các em học sinh trả lời đúng các nội dung về nuôi dƣỡng, chăm sóc trẻ chia thành các mức độ [15]:

+ Tốt: trả lời đúng trên 80%

+ Không tốt: trả lời đúng dƣới 80% số câu hỏi.

-Lúc phỏng vấn chúng tôi cố gắng đảm bảo nguyên tắc sau: + Tôn trọng ngƣời đƣợc phỏng vấn, không bình luận.

+Tạo nên sự cởi mở tin cậy ở đối tƣợng.

+ Không bình luận về câu trả lời của họ, không tác động làm ảnh hƣởng đến sự trung thực của câu trả lời, các vấn đề đƣợc đề cập sâu dần một cách có trình tự.

+Thái độ luôn kiên nhẫn trung thành, chân tình luôn tỏ ra chăm chú trong khi trò chuyện.

2.2.7. Xử lý số liệu

- Các số liệu về nhân trắc, các yếu tố nguy cơ đƣợc xử lý bằng các thuật toán thống kê thông thƣờng với sự hỗ trợ của các phần mềm vi tính SPSS 15.0

- Các test đƣợc sử dụng gồm: χ2, t-test.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. TÌNH HÌNH THỪA CÂN BÉO PHÌ CỦA TRẺ EM TỪ 11-15 TUỔI TẠI 4 TRƢỜNG THCS THÀNH PHỐ HUẾ

3.1.1. Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu

3.1.1.1. Đặc điểm đối tượng điều tra

Bảng 3.1. Phân bố tuổi và giới của học sinh trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai

Tuổi Nam Nữ Tổng n % n % n % 11 64 26,3 58 21,9 122 24,0 12 61 25,1 70 26,4 131 25,8 13 50 20,6 63 23,8 113 22,2 14 50 20,6 52 19,6 102 20,1 15 18 7,4 22 8,3 40 7,9 Tổng số 243/508 47,8 265/508 52,2 508 100

Tổng số học sinh trong nhóm điều tra của Trƣờng Nguyễn Thị Minh Khai gồm 508 em, trong đó nam : 243 em chiếm tỷ lệ 47,8% , nữ: 265 em chiếm tỷ lệ 52,2%.

Bảng 3.2. Phân bố tuổi và giới của học sinh trường THCS Phạm Văn Đồng

Nhóm tuổi Nam Nữ Tổng n % n % n % 11 99 36,4 118 37,2 217 36,8 12 84 30,9 104 32,8 188 31,9 13 43 15,8 45 14,2 88 14,9

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình thừa cân béo phì của học sinh từ 11 15 tuổi tại một số trường trung học cơ sở thành phố huế (Trang 28 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)