triết học, tôn giáo, đạo đức… và các thể chế tương ứng của nó.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
a. Cơ sở hạ tầng quyết định.
- Cơ sở hạ tầng nào thì kiến trúc thượng tầng ấy.
- Cơ sở hạ tầng thay đổi thì sớm muộn kiến trúc thượng tầng cũng phải thay đổi theo, tuy nhiên trong điều kiện tồn tại nhiều quan hệ sản xuất khác nhau, kiến trúc thượng tầng bị chi phối cơ bản bởi quan hệ sản xuất thống trị.
b. Kiến trúc thượng tầng có vai trò hết sức to lớn đối với cơ sở hạ tầng:
Kiến trúc thượng tầng mặc dù bị cơ sở hạ tầng quyết định, nhưng nó có tính độc lập tương đối, khi đã sinh ra nó là lực lượng định hướng hay là nhân tố định hướng cho sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Nếu kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng là kiến trúc thượng tầng tiến bộ, nó sẽ thúc đẩy sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Nó khai thác những khả năng của quan hệ sản xuất khác nhau tạo nên những hình thức kinh tế phong phú để phát triển nền sản xuất xã hội. Trên cơ sở đó nó củng cố cơ sở hạ tầng và đặc biệt phát huy vai trò của cơ sở hạ tầng thống trị. Ngược lại, nếu kiến trúc thượng tầng không phù hợp với cơ sở hạ tầng, đặc biệt nó lạc hậu hơn cả cơ sở hạ tầng hoặc vượt quá giới hạn cơ sở hạ tầng cho phép nó sẽ trở thành lực cản đối với sự phát triển của cơ sở hạ tầng, kìm hãm cơ sở hạ tầng, làm suy yếu cơ sở hạ tầng, thậm chí có thể phá vỡ cơ sở hạ tầng.
c. Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng được thể hiện một cách tập trung nhất ở mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, trong đó kinh tế một cách tập trung nhất ở mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, trong đó kinh tế được hiểu là toàn bộ những quan hệ sản xuất hình thành kết cấu kinh tế của xã hội, còn chính trị được hiểu là mối quan hệ của các giai cấp, các tầng lớp xã hội đối với vấn đề chính quyền, chính trị còn được hiểu là toàn bộ những hoạt động của nhà nước và việc tham gia vào hoạt động của nhà nước. Trong mối quan hệ này chính trị bao giờ cũng là biểu hiện tập trung của kinh tế, nghĩa là nó phản ánh những khuynh hướng tất yếu của kinh tế, những nhu cầu phát triển kinh tế nhưng đồng thời chính trị không ưu tiên so với kinh tế. Vì chính trị giữ vai trò định hướng, liên quan đến chủ quyền dân tộc, liên quan đến chế độ chính trị xã hội, vì
3. Vận dụng vào Việt Nam.
- Cơ sở hạ tầng: Hiện nay cơ sở hạ tầng là một kết cấu kinh tế bao gồm nhiều quan hệ sản xuất khác nhau, đó là quan hệ sản xuất XHCN với các hình thức xí nghiệp, quốc doanh và kinh tế tập thể, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa với hình thức là các xí nghiệp tư bản tư nhân trong nước và nước ngoài, quan hệ sản xuất hỗn hợp là các xí nghiệp liên doanh, liên kết giữa nhà nước với tư nhân, giữ cơ sở kinh tế trong nước và ngoài nước, ngoài ra còn có các loại hình quan hệ sản xuất khác dưới những hình thức như kinh tế tự nhiên và kinh tế của những người sản xuất nhỏ. Trong cơ sở hạ tầng này, quan hệ sản xuất chủ nghĩa là nhân tố mới tiến bộ giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ nền kinh tế.
- Kiến trúc thượng tầng chính trị ở nước ta: Thể hiện ở những quan điểm chính trị và hệ thống chính trị. Về quan điểm chính trị chúng ta lấy hệ tư tưởng của giai cấp tư sản là tư tưởng chỉ đạo, đó là học thuyết Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Hệ tư tưởng này làm kim chỉ nam cho cách mạng nước ta, đã giúp nhân dân ta giành nhiều thắng lợi trong thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc, cũng như trong quá trình đổi mới vừa qua, hệ thống chính trị của nước ta là hệ thống chính trị nhất nguyên, đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản, đồng thời hệ thống chính trị này còn mang tính nhân dân rộng rãi, thể hiện ở việc xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân và các tổ chức quần chúng nhân dân có tính chất chính trị khác nhau.
Về cơ bản, đó là một hệ thống chính trị lành mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của đất nước. Trong thời kỳ đổi mới giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng ngày càng có mối liên hệ nội tạng chặt chẽ hơn. Đó là cơ sở để tạo nên những thành tựu cơ bản trong thời kỳ đổi mới.