Phương hướng hoàn thiện kếtoán bán hàng và xác định kết quả bán

Một phần của tài liệu 423 hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH kinh doanh thương mại anh huy,khoá luận tốt nghiệp (Trang 88 - 99)

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ

BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH KINH DOANH THƯƠNG MẠI ANH HUY

3.1 Định hướng phát triển công ty trong 5 năm tới của công ty TNHH KDTM

Anh Huy:

- Với phương châm iiChat lượng là hàng đầu” Công ty TNHH KDTM Anh Huy luôn không ngừng hoàn thiện mình, để mang đến cho khách hàng những sản

phẩm sữa tốt nhất và sẽ vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục tiêu đề ra. - Công ty hướng tới thành công bằng việc cung cấp cho khách hàng những sản

phẩm và dịch vụ tốt nhất, nhằm mang lại sự hài lòng và lợi ích tối đa cho khách

hàng.

- Củng cố, hoàn thiện và mở rộng thị trường tiêu thụ, không chỉ tại các địa phương lân cận mà trên địa bàn toàn huyện Thanh Oai.

- Tăng cường đào tạo, khuyến khích tính ham học hỏi, cập nhật kiến thức của nhân viên để ngày càng nâng cao trình độ về chuyên môn và hiệu quả công việc.

3.2 Phương hướng hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bánhàng hàng

tại công ty TNHH KDTM Anh Huy:

3.2.1 Sự cần thiết hoàn thiện:

Trong nền kinh tế thị trường không ngừng phát triển sôi động như hiện nay. Nhà nước ta đang khuyến khích các doanh nghiệp phát triển, mở rộng đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng những chính sách, ưu đãi riêng. Công ty TNHH KDTM Anh Huy, với vai trò là một doanh nghiệp thương mại cũng là một nhân tố đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế cả nước. Vì vậy, việc điều hành kinh doanh sao cho đạt hiệu quả là vô cùng quan trọng. Điều này đòi

Khóa luận tốt nghiệp 72 Học viện Ngân hàng

phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn.

Để thực hiện được những điều trên thì kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng của Công ty TNHH KDTM Anh Huy phải được tổ chức một cách khoa học, hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị đảm bảo tính hiệu quả, tiết kiệm chi phí và mang tính khả thi. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn tồn tại nhiều hạn chế, phần nào làm giảm bớt đi vai trò của kế toán trong đơn vị. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng thì công ty TNHH KDTM Anh Huy cần phải từng bước hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại đơn vị mình.

3.2.2 Nguyên tắc hoàn thiện:

Việc hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng cần đáp ứng các yêu cầu sau:

S Thứ nhất: Các doanh nghiệp phải tuân thủ đúng theo chế độ kế toán và tài chính hiện hành.

Các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động trong nền kinh tế thị trường với sự điều tiết của nhà nước thông qua Luật kế toán, các thông tư, quyết định và hướng dẫn ban hành. Vì vậy, việc hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tại doanh nghiệp phải xây dựng dựa trên chế độ quản lý tài chính và chế độ quản lý kế toán hiện hành. Việc tuân thủ chế độ kế toán hiện hành thể hiện thông qua việc tuân thủ sử dụng hệ thống tài khoản, hệ thống sổ sách kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính và các chuẩn mực do Nhà nước ban hành.

S Thứ hai: Các biện pháp hoàn thiện công tác kế toán phải phù hợp với đặc điểm kinh doanh, trình độ quản lý của doanh nghiệp.

Mỗi một doanh nghiệp đều có những đặc điểm hoạt động kinh doanh, những phương thức quản lý và điều hành riêng biệt. Vì vậy, không thể áp dụng các quy định trong các chế độ kế toán một cách cứng nhắc cho tất cả các doanh nghiệp mà phải linh hoạt, đảm bảo vừa phù hợp với doanh nghiệp, vừa phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Các quy định của nhà nước chỉ mang tính chất hướng dẫn chung cho tất cả các doanh nghiệp. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần phải biết cách vận dụng phù hợp với đặc điểm riêng của công ty mình. Ngoài ra, việc áp dụng cũng phải

kho để có thể cập nhật nhanh tình hình về giá và không dồn công việc vào cuối tháng để giảm bớt áp lực công việc. Với đặc điểm ngành nghề kinh doanh của

doanh nghiệp là các mặt hàng kinh doanh đa dạng cả về chủng loại và số lượng

Khóa luận tốt nghiệp 7 3 Học viện Ngân hàng

đảm bảo tính thống nhất về phương pháp đánh giá, sử dụng chứng từ, hệ thống tài khoản...

S Thứ ba: Ke toán bán hàng phải đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin chính xác, phù hợp, kịp thời cho các đối tượng liên quan.

Nhiệm vụ quan trọng nhất của kế toán là cung cấp thông tin kinh tế - tài chính cho các nhà quản lý để đưa ra những quyết định kinh tế kịp thời, hiệu quả giúp doanh nghiệp không ngừng phát triển. Vì vậy, thông tin kế toán phải mang tính chính xác, rõ ràng, dễ hiểu, các số liệu kế toán có sự liên kết chặt chẽ để thuận lợi cho việc kiểm tra đối chiếu. Đặc biệt, trong thời điểm nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, thông tin kế toán cần đảm bảo tính kịp thời.

S Thứ tư: Tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả.

Tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu chung của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đều mong muốn sẽ thu được hiệu quả cao nhất bằng cách tối thiểu hóa chi phí từ đó dẫn đến tối đa hóa lợi nhuận. Vì vậy, các nhà quản lý luôn phải cân nhắc tính khả thi và hiệu quả giữa các phương án kinh doanh sao cho phù hợp nhất và hiệu quả nhất với đặc điểm doanh nghiệp. Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng cũng phải đảm bảo yếu tố này. Phương pháp kế toán bán hàng cần đảm bảo tiêu chí cung cấp thông tin kịp thời, hữu ích với chi phí thấp nhất có thể, giảm thiểu tối đa những phần việc không cần thiết.

Nhìn chung, các nhà quản lý của công ty muốn nâng cao hoạt động công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng cần có cái nhìn đúng đắn về tình hình thực tế tại doanh nghiệp, phát huy được những điểm mạnh và khắc phục những yếu kém còn tồn tại trong doanh nghiệp. Hơn nữa, cần xây dựng hệ thống kế toán bán hàng đảm bảo tính khoa học, chính xác, kịp thời, tiếu kiệm từ đó nâng cao hiệu quả công tác kế toán bán hàng, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn.

3.3 Một số giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty:

> Thứ nhất là:

Sang kỳ kế toán tiếp theo, Công ty nên thay đổi phương pháp tính giá xuất

SV: Nguyễn Thị Kim Thoa Lớp: K19KTB Khóa luận tốt nghiệp 74 Học viện Ngân hàng

cùng với hoạt động xuất, nhập kho thường xuyên, công ty nên áp dụng phương pháp “Bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập”, theo phương pháp này có thể tính ngay được giá trị hàng xuất kho từng lần, do đó đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý. Trị giá vốn hàng xuất kho sẽ tương đối xát so với giá thị trường của nó. Vì vậy, chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo tài chính sẽ có ý nghĩa thực tế hơn. Cụ thể:

Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hóa kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và giá trị đơn vị bình quân. Giá đơn vị bình quân được tính theo công thức sau:

Đơn giá (Trị giá vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ +Trị giá vật tư hàng hóa nhập

xuất trước lần xuất thứ i)

kho = --- lần thứ (Số lượng vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Số lượng vật tư hàng hóa

> Thứ hai là: về việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi

Công ty nên trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi để giảm thiệt hại đến mức tối thiểu của các khoản dự phòng phải thu khó đòi có thể xảy ra. Do khách hàng của công ty đều là các đại lý và các cửa hàng lấy hàng với số lượng lớn nên thường chưa thể thanh toán ngay, đều này dẫn đến rủi ro về các khoản nợ phải thu khó đòi. Vào cuối niên độ kế toán, nhân viên kế toán căn cứ vào các khoản nợ phải thu xác định được là khó đòi hoặc có khả năng không đòi được để trích lập dự phòng tương ứng. Công ty phải dự kiến được mức tổn thất có thể xảy ra và tiến hành trích lập cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng từ chứng minh các khoản nợ trên là khó đòi.

- Hiện nay, doanh nghiệp đang cho phép hầu hết các khách hàng nợ từ 1 tuần đến 4 tuần để đạt mục tiêu về doanh số. Tuy nhiên, tại một số những cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ, vòng quay vốn chậm khiến doanh nghiệp không thể thu hồi được vốn

Khách hàng Ngày giao dịch Thời hạn nợ Tổng phải thu Đã thanh toán Còn phải thu Quá hạn

Khóa luận tốt nghiệp 7 5

Học viện Ngân hàng

đúng thời hạn làm ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của công ty. Vì vậy, công ty chỉ nên cho nợ đối với khách hàng thân thiết và luôn đảm bảo trả nợ đúng thời hạn, đặc biệt là đối với những đơn hàng lớn.

Lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi được thực hiện vào cuối niên độ kế toán, trước khi lập báo cáo tài chính. Mức lập dự phòng phải thu khó đòi và việc xử lý xóa nợ phải thu khó đòi phải tuân theo chế độ tài chính hiện hành:

“ - Đối với khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng cụ thể như sau:

+ Từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm: 30% giá trị khoản nợ + Từ 1 năm đến dưới 2 năm: 50% giá trị khoản nợ + Từ 2 năm đến dưới 3 năm: 70% giá trị khoản nợ + Từ 3 năm trở lên: 100% giá trị khoản nợ

- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ chốn,

đang bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.. .thì doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất không thể thu hồi được để trích

lập dự phòng.

- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch

toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp.”

Một số bút toán ghi nhận: Theo quy định tại Thông tư 133/2016/TT-BTC về việc trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi

- “Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán

thì số

chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp.

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý kinh doanh Có TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản

SV: Nguyễn Thị Kim Thoa Lớp: K19KTB Khóa luận tốt nghiệp 76 Học viện Ngân hàng

doanh nghiệp.

Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản

Có TK 642 - Chi phí quản lý kinh doanh.”

Ví dụ 4: Do công tác thu hồi nợ chưa tốt, nên phát sinh một số khoản phải thu quá hạn nhưng chưa được thanh toán. Dựa vào sổ chi tiết công nợ với khách hàng, kế toán tổng hợp được một số khoản nợ phải thu quá hạn của công ty tính đến ngày 31/12/2019 như sau:

Bảng 3.1: Bảng tổng hợp các khoản thu quá hạn thanh toán (Trích Phòng Tài chính - Kế toán công ty Anh Huy)

Đại lý

Kim Mai 13/03/2019 30 ngày 40.345.120 30.000.000 10.345.120

8 tháng 18 ngày Đại lý Hòa Bình 02/05/2019 30 ngày 76.237.346 46.000.000 30.237.346 6 tháng 29 ngày Siêu thi Mini Sơn Huyền 22/06/2019 30 ngày 65.346.671 40.346.671 25.000.000 5 tháng 8 ngày ...

Với trường hợp của Đại lý Kim Mai nợ đã quá hạn thanh toán 8 tháng với số tiền là 10.345.120 đồng. Vì vậy, mức trích lập cho khoản dự phòng khoản phải thu này là 30% tương ứng 10.345.120 x 30% = 3.103.536 đồng. Ngày 31/12/2019, khi lập báo cáo tài chính kế toán ghi nhận:

Nợ TK 642: 3.103.536 đồng Có TK 2293: 3.103.536 đồng

> Thứ ba là:

- Là một doanh nghiệp thương mại, chuyên cung cấp các mặt hàng thực phẩm với sự đa dạng về chủng loại nên công ty luôn phải đối mặt với việc hàng hóa tồn kho bị hư hỏng, hết hạn, mất giá trị. Nhưng hiện tại doanh nghiệp không hề trích lập

Khóa luận tốt nghiệp 7 7

Học viện Ngân hàng

dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thể hiện rất rõ trên Báo cáo tình hình tài chính của các năm. Vì vậy, hàng kỳ bộ phận kế toán của doanh nghiệp phải tiến hành trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào chi phí để tránh tổn thất.

Phương pháp hạch toán: Theo quy định tại Thông tư 133/2016/TT-BTC về việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

- “Khi lập báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này lớn hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh

lệch, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2294)

- Khi lập báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tòn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch,

ghi:

Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2294) Có TK 632 - Giá vốn hàng bán

- Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với vật tư, hàng hóa bị hủy bỏ do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, hư hỏng, không còn giá trị sử

dụng, ghi:

Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2294)

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (nếu số tổn thất cao hơn số đã lập dự phòng) Có TK 152, 153, 155, 156.”

> Thứ tư là:

Mục tiêu của Công ty Anh Huy trong thời gian tới là không ngừng mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới có ý định hợp tác lâu dài, hoạt động ổn định và đa dạng hóa các mặt hàng hướng đến đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường tiêu thụ. Do vậy, để thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp đến được với khách hàng thì việc quảng cáo và có những chính sách ưu đãi khi mua hàng là điều rất cần thiết.

Tuy nhiên việc quảng cáo, tiếp thị hiện tại của công ty hầu như chưa có. Vì vậy, để có thể tiếp cận với khách hàng, công ty cần có những giải pháp quảng cáo tiếp

Tên sản phẩm

Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV

Khóa luận tốt nghiệp 7 8 Học viện Ngân hàng

bùng nổ công nghệ thông tin, các khách hàng thường xuyên tìm kiếm thông tin trên Internet. Do vậy, Công ty nên giao cho phòng kinh doanh đảm nhận nhiệm vụ quảng bá công ty rộng rãi trên trang Web và Facebook - Mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay.

Cùng với đó, công ty nên xây dựng chính sách bán hàng hấp dẫn với khách hàng như chiết khấu thương mại với những đơn hàng có giá trị lớn, chiết khấu thanh toán cho khách hàng thanh toán trước hạn,.. .Đây đều là những chính sách vô cùng quan trọng góp phần đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ sản phẩm cũng như tăng cường tốc độ quay vòn vốn của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 423 hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH kinh doanh thương mại anh huy,khoá luận tốt nghiệp (Trang 88 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w