Phát triển cây thức ăn vào mùa thiếu cỏ

Một phần của tài liệu Dinh dương và Thức ăn cho bò part 8 pdf (Trang 27 - 29)

Cây thức ăn thân bụi có tiềm năng lớn về sản xuất một khối lượng lớn protein cho phát triển gia súc trong hệ thống chăn nuôi kết hợp cây thức ăn và nguồn thức ăn sẵn có ở ñịa phương. Cây thân bụi ñã từ lâu ñời là nguồn cellulose và protein có giá trị ñể sử dụng cho vật nuôi và ñộng vật hoang dã.

Những cây này ñặc biệt thích hợp trong ñiều kiện khắc nghiệt và khô cằn. Cây thân bụi có khả năng cung cấp nhiều thức ăn xanh có hàm lượng protein cao khi ñồng cỏ khô cằn và tàn lụi. Bởi vì những cây này bén rể sâu, có khả năng dự trữ nước và hút nguồn dinh dưỡng sâu trong lòng ñất. Nhiều cây có vi khuẩn liên kết với hệ thống rể ñể huy ñộng các nguồn khoáng cũng như photpho và ni tơ từ khí quyển ñể tạo thành hợp chất hữu cơ ở trong ñất.

Sự gia tăng dân số ở các nước ñang phát triển và sự giảm ñất canh tác cho phát triển cây thức ăn ñã làm tăng sự phụ thuộc của gia súc nhai lại vào nguồn thức ăn có chất lượng thấp, dựa vào phụ phẩm nông nghiệp giàu xơ và cạnh tranh nguồn thức ăn protein sẵn có. Cây thân bụi ñang ngày càng ñược xem là nguồn cung cấp năng lượng và protein ñể tăng sản lượng chăn nuôi gia súc nhai lại. Tiềm năng cây thức ăn cho gia súc nhai lại ñã ñược thể hiện ở các khía cạnh về giá trị dinh dưỡng, giá trị tiềm năng thức ăn và khả năng ứng dụng trong sản xuất. Các tiềm năng giá trị dinh dưỡng của cây thức ăn cho ñộng vật nhai lại ñược cân nhắc ở các khía cạnh như là: chất lượng cao, khả năng tiêu hóa cao. Khi bổ sung cây thân bụi vào khẩu phần cơ sở bị thiếu hụt dinh dưỡng ñã tăng cường sự phát triển của vi sinh vật dạ cỏ và nâng cao khả năng tiêu hóa cellulose trong dạ cỏ của gia súc nhai lại. Mặt khác thức ăn từ cây thân bụi ñã bổ sung nguồn vitamin và khoáng thiếu hụt trong nguồn thức ăn cơ sở.

Sử dụng thức ăn từ cây thân bụi ñã và ñang là khuynh hướng phát triển trong hệ thống chăn nuôi nhỏ (Devendra, 1983) và ñã ñạt ñược những kết quả tốt trong nghiên cứu và phát triển. Hàm lượng protein tiêu hoá của một số cây thân bụi cao hơn nhiều so với các nguồn thức ăn khác ñã ñược ghi nhận. Tuy vậy, cho ñến gần ñây nguồn thức ăn này vẫn bị lãng quên ở một số ñịa phương do thiếu kiến thức về sử dụng cũng như phát triển trong hệ thống nông nghiệp. Hàm lượng protein trong cây thân bụi diễn biến từ 14 - 25,8% và năng lượng trao ñổi (ME) trong khoảng 11,2 - 14,4 MJ/kg và ñặc biệt hàm lượng Ca cao (1,57 - 2,81%) ở các loại cây thức ăn khá phổ biến. Lá cây thân bụi có tỷ lệ protein tiêu hoá cao hơn nhiều so với các nguồn thức ăn khác.

Ở Sri Lanka, bổ sung 1,5 kg cám và 3 kg lá cây Anh ñào giả (Gliricidia

sp) cho một trâu Surti ñược nuôi bằng rơm xử lý urê ñã làm tăng ñáng kể sản

cây Anh ñào giả cho một bò sữa/ngày ñã làm tăng sản lượng và tỷ lệ mỡ sữa (Perdok và CS., 1984). Bổ sung lá cây Anh ñào giả ở các mức 0-30% trong khẩu phần cỏ voi cho bê sinh trưởng ñã làm tăng ñáng kể mức tăng trọng (Preston và Leng, 1987).

Devendra (1988) ñề nghị trong thực hành lượng lá cây thân bụi, ñặc biệt là cây họ ñậu bổ sung vào khẩu phần ăn cho gia súc nhai lại khoảng 30-50% dựa trên chất khô ăn vào hoặc 0,9-1,5% khối lượng cơ thể gia súc.

Thực tiễn sản xuất chăn nuôi ở các nước ñang phát triển ñã cho thấy giá trị của cây thân bụi ñã ñược trình diễn có hiệu quả ở nông hộ với nhiều hệ thống khác nhau (Devendra, 1991). Kinh nghiệm của một số nông dân chăn nuôi gia súc nhai lại ở Ninh Thuận cho biết sử dụng cành cây Thanh Long kết hợp với rơm khô cho gia súc nhai lại ñã giải quyết ñược sự thiếu hụt thức ăn và nước uống vào mùa khô hạn. Một số ñịa phương vùng núi ñã giải quyết thức ăn cho gia súc nhai lại trong mùa khô hạn bằng cành lá cây keo (Acacia) hoặc lá mít kết hợp với rơm rạ. Cây dâu, dâm bụt ñang là những cây thức ăn ñược lựa chọn ở nhiều nước trên thế giới (Tanzania, Ấn ðộ, Trung Quốc, Nhật Bản..) và cả ở nước ta. Các kết quả nghiên cứu cho thấy cây dâu, dâm bụt có tiềm năng lớn làm thức ăn cho gia súc nhai lại cả ở khía cạnh nông học và dinh dưỡng. Khi bổ sung vào khẩu phần cơ sở giàu xơ của gia súc nhai lại ñã làm tăng khả năng tiêu hóa, tích lũy ni tơ và sức sản xuất của gia súc (Nguyễn Xuân Bả, 2006)

Một phần của tài liệu Dinh dương và Thức ăn cho bò part 8 pdf (Trang 27 - 29)