Núi lửa St Helens phun trào vào tháng 5/

Một phần của tài liệu Giả thuyết kiến tạo mảng (Trang 44 - 52)

• Trong khi toàn bộ mảng Nazca đang dần chìm

xuống rãnh thì phần sâu nhất của mảng đang chìm này bị gãy ra thành những mảnh nhỏ hơn bị kẹt rất lâu trước khi thình lình di chuyển để tạo ra những trận động đất mạnh với sức tàn phá lớn.

• Ngày 9/6/1994, một trận động đất mạnh 8,3 độ

Richter đã xảy ra ở độ sâu 636 km, cách thủ đô La Paz, Bolivia khoảng 320 km về phía Đông Bắc.

Nằm trong khu vực chìm giữa mảng Nazca và

mảng Nam Mỹ, đây là trận động đất rộng nhất và sâu nhất từng được ghi nhận ở Nam Mỹ.

Hội tụ đại dương - đại dương.

• Khi hai mảng hội tụ vào nhau thì rãnh đại dương

được hình thành.

• Hội tụ đại dương - đại dương còn dẫn đến việc

hình thành cung đảo núi lửa. Trong hàng triệu năm, dung nham và đất đá núi lửa tích tụ trên nền đáy

biển cho đến khi chúng trồi lên khỏi mặt biển tạo nên một vành đai hình cung gọi là cung đảo núi lửa.

• Mảng đang chìm xuống còn là nguồn tạo ra sức ép khi hai mảng tương tác với nhau dẫn đến những trận động đất thường xuyên có cường độ từ trung bình cho đến mạnh.

Hội tụ giữa thạch quyển có cấu trúc vỏ đại dương với thạch quyển có cấu trúc vỏ đại dương

• Rãnh Mariana (song song với quần đảo

Mariana) là nơi mảng Thái Bình Dương di chuyển nhanh hội tụ với mảng Philippin di chuyển chậm

hơn.

Rãnh Mariana - nơi hội tụ giữa mảng Thái Bình Dương và mảng Philippin

Hội tụ lục địa - lục địa.

Khi hai lục địa va chạm nhau, không lục địa nào bị chìm xuống bởi vì đá ở phần lục địa là tương đối nhẹ. Do đó, hai lớp vật chất cùng bị đùn lên tạo thành các dãy núi uốn nếp.

Hội tụ giữa thạch quyển có cấu trúc vỏ lục địa với thạch quyển có cấu trúc vỏ lục địa

Dãy Himalaya và cao nguyên Tây Tạng lân cận với độ cao khoảng 4600 m là điển hình của một trong các hệ quả ấn

tượng và dễ thấy nhất của sự hội tụ lục địa - lục địa. Đây là kết quả của sự va chạm giữa mảng Ấn Độ và mảng Âu–Á.

Sự va chạm giữa mảng Ấn Độ và mảng Âu – Á hình thành nên dãy Himalaya và cao nguyên Tây Tạng

Phong cảnh của dãy Himalaya và đỉnh Everest nhìn từ bên kia Cao nguyên Tây Tạng

Một phần của tài liệu Giả thuyết kiến tạo mảng (Trang 44 - 52)