Sự cần thiết hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán

Một phần của tài liệu 558 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH hãng kiểm toán và định giá ASCO thực hiện (Trang 94 - 120)

7. Kết cấu của khóa luận

3.1.2. Sự cần thiết hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán

do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ASCO thực hiện

Thứ nhất, do hội nhập kinh tế quốc tế

Trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế thế giới, Việt Nam không chỉ cần thiết lập các mối quan hệ hợp tác giữa các nước mà cần đưa ra những giải pháp để vượt qua các thách thức cho các doanh nghiệp khi muốn khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp cần phải minh bạch trong trình bày thông tin trên BCTC kéo theo đó mà hình thành nên các các công ty kiểm toán độc lập. Công ty kiểm toán muốn tạo dựng được uy tín, tăng sự cạnh tranh với các công ty khác và giảm bớt thời gian, chi phí, rủi ro kiểm toán thì cần hoàn thiện quy trình kiểm toán BCTC nói chung và khoản mục CPBH và CPQLDN nói riêng.

Thứ hai, do sự thay đổi trong chế độ tài chính, kế toán

Hiện nay, Bộ Tài chính đã ban hành các chuẩn mực kế toán, kiểm toán, các nghị định và thông tư hướng dẫn áp dụng tương đối đầy đủ cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên do sự chuyển mình không ngừng của thị trường, Bộ Tài chính vẫn đang nghiên cứu và hoàn thiện thêm về các chính sách kế toán, kiểm toán nhằm hài hòa giữa lý thuyết và thực tiễn. Vì thế, công ty kiểm toán cũng như KTV cần phải thường xuyên cập nhật các thay đổi về chính sách để có thể tiến hành quy trình kiểm toán một cách dễ dàng nhất.

Thứ ba, do tầm nhìn chiến lược và thực trạng quy trình kiểm toán tại Công ty ASCO

Quy trình kiểm toán BCTC tại ASCO nói chung và kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN nói riêng vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục. Để ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm toán, giảm thiểu rủi ro đồng thời cung cấp những thông tin trung thực, hợp lý về tình hình tài chính của khách hàng thì việc hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN là hết sức cần thiết. Khoản mục CPBH và CPQLDN không những là một phần quan trọng trên BCKQKD mà còn có mối liên hệ mật thiết với một số khoản mục trên BCĐKT, ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng thông tin trên BCTC. Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN sẽ tránh cho việc

kiểm toán các khoản chi phí trở nên phức tạp, giúp rút gọn tối đa các khảo sát cơ bản, các thủ tục không cần thiết. Qua đó tăng hiệu quả của cuộc kiểm toán và giảmthiểu chi phí tiến hành kiểm toán, tạo lợi thế cho Công ty khi chào giá phí kiểm toán.

3.2. Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ASCO thực hiện

a. Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Trước khi tiến hành kiểm toán tại công ty khách hàng, KTV cần gửi từ sớm kế hoạch công việc và biên bản yêu cầu cung cấp tài liệu để khách hàng có thời gian chuẩn bị. Trước ngày đến công ty khách hàng làm việc, trưởng nhóm nên gọi điện trao đổi trực tiếp với người đại diện công tyđể đốc thúc việc chuẩn bị tài liệu giúp cho quá trình công tác tại đơn vị khách hàng được diễn ra đúng tiến độ và đạt được chất lượng cao nhất.

về việc thu thập thông tin khách hàng: đối với khách hàng mới, trưởng nhóm

cần chủ động liên hệ với kiểm toán viên tiền nhiệm để thu thập thông tin của khách hàng năm trước, tìm hiểu và thu thập những thông tin sơ bộ liên quan đến khách hàng và dựa vào đó để phỏng vấn khách hàng để xem quyết định ký kết hợp đồng hay không và nếu kí thì đây sẽ là tiền đề cho các bước công việc tiếp theo đạt được hiệu quả. Còn đối với khách hàng cũ, KTV kết hợp giữa việc xem thông tin ở hồ sơ kiểm toán năm trước được lưu tại công ty và việc tìm hiểu, cập nhật thêm sự thay đổi về thông tin của khách hàng năm nay, thông tin thị trường, các thông tin tác động lên chỉ tiêu chi phí, doanh thu, mức bình quân ngành, thông tin về các công ty đối thủ của khách hàng.... Đối với khoản mục CPBH và CPQLDN , KTV cần chú ý đến việc thay đổi quy mô sản xuất, các chính sách, quy chế mới, ... Có thể thấy việc thu thập thông tin này không chỉ giúp KTV hiểu được khách hàng mà còn giúp đánh giá được vị thế trong ngành của khách hàng. Để có được cái nhìn tốt nhất về khách hàng, kiểm toán viên cần trau dồi kiến thức về ngành nghề, tính chất hoạt động của doanh nghiệp, và thu thập thông tin từ nhiều nguồn như thông tin đại chúng, tin tức, báo chí, .

Hoàn thiện đánh giá kiểm soát nội bộ

Hiện tại ASCO đã thiết kế bảng câu hỏi tương đối logic, khoa học nhưng cứng nhắc. Vì khách hàng của ASCO thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau nên công ty cần thiết kế thêm những bảng câu hỏi cho từng lĩnh vực kinh doanh. Thêm vào đó, cần kết hợp với việc sử dụng bảng tường thuật, lưu đồ để hiểu rõ hơn về kiểm soát nội bộ của khách hàng. Bên cạnh đó, KTV có thể linh hoạt thay đổi câu hỏi sao cho phù hợp với đặc điểm của khách hàng, hoặc thay đổi dạng câu hỏi từ dạng đóng chỉ tích có/ không sang dạng chấm điểm trên thang điểm 10 nhằm đem lại kết quả đánh giá cao nhất.

Hoàn thiện việc thực hiện thủ tục phân tích sơ /Ạ.'KTV nên tìm hiểu sự biến

động của thị trường, thực hiện phân tích và so sánh với số liệu chung của ngành và đối thủ cạnh tranh của khách hàng để có được cái nhìn tổng quan hơn.

Hoàn thiện chương trình kiểm toán: Khi thực hiện kiểm toán tại khách hàng,

KTV nên bám sát vào tình hình từng khách hàng kết hợp với chương trình kiểm toán mẫu để thiết kế ra được CTKiT cụ thể, tỉ mỉ, phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của từng khách hàng từ đó đem lại chất lượng và hiệu quả kiểm toán cao hơn.

b. Hoàn thiện giai đoạn thực hiện kiểm toán

về việc khảo sát về kiểm soát nội bộ: KTV nên thiết kế các mẫu kiểm toán với

thủ tục thích hợp đối với khách hàng có KSNB hiệu quả. Còn với khách hàng có KSNB được đánh giá ở mức trung bình hoặc yếu, từ tổng hợp các thiếu sót của KSNB của khách hàng, KTV đưa ra ý kiến góp ý nhằm tăng hiệu lực, hiệu quả, đảm bảo độ tin cậy thông tin của KSNB, và cải thiện hiệu quả hoạt động. Kết hợp với sự thay đổi tích cực trong kiểm soát nội bộ của khách hàng, KTV có thể sử dụng các khảo sát về KSNB nhiều hơn để giảm thiểu các khảo sát cơ bản trong cuộc kiểm toán niên độ sau.

về thực hiện thủ tục phân tích, KTV nên kết hợp cả phân tích ngang (phân tích

số liệu năm trước so với năm nay) và phân tích dọc (phân tích khoản mục CPBH và CPQLDN với các khoản mục khác). Song song, KTV nên so sánh giữa thông tin tài chính với thông tin phi tài chính (như sự thay đổi quy mô, sự biến động giá cảm chính sách bảo hành, hoa hồng đại lý mới thay đổi,...), so sánh kết quả hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp với các đơn vị khác cùng ngành và cần xem lại tính phù hợp giữa chi phí và doanh thu. Ngoài ra, để có thể đánh giá được khả năng sinh lời, khả năng hoạt động của khách hàng, KTV cần thực hiện phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

về việc thực hiện kiểm tra chi tiết, kiểm toán viên không nên chọn mẫu dựa

trên xét đoán của bản thân (chọn các giao dịch lớn và các giao dịch nghi ngờ) mà cần chọn mẫu theo phương pháp khoa học phù hợp như: chọn mẫu xác suất, chọn mẫu phi xác suất, chọn mẫu phân tầng, ...

Đối với trường hợp sai phạm được phân bố đều các khoản mục và dạng quy mô nhỏ, KTV nên chọn phương pháp chọn mẫu xác suất kết hợp với phương pháp chọn mẫu phi xác suất nhằm đạt được rủi ro phát hiện ở mức thấp nhất.

Trong trường hợp cần tập trung vào các bộ phận chứa đựng khả năng sai phạm, kiểm toán viên nên chọn kỹ thuật chọn mẫu phân tầng vì tổng thể mẫu sẽ được chia thành các tầng căn cứ vào những đặc tính tương đồng của các phần tử từ các tầng chọn mẫu độc lập hoặc kết hợp để suy ra kết quả tổng thể. Để thực hiện được phương pháp này, KTV cần phân định giữa các tầng để mỗi tầng chỉ chứa một đơn vị mẫu.

Tùy từng trường hợp cụ thể, KTV có thể lựa chọn các phương pháp chọn mẫu khác nhau hoặc có thể kết hợp các phương pháp để có thể phát hiện được các sai phạm. Thêm vào đó, khi tiến hành chọn mẫu, KTV cần lưu lại sổ sách, thủ tục tiến hành, phương pháp chọn mẫu đã dùng để đánh giá kết quả đạt được, và là căn cứ chứng minh cho cuộc kiểm toán.

Ngoài ra, trong tương lai gần, ASCO nên nghiên cứu để có thể phát triển phần mềm chọn mẫu có độ tin cậy cao vừa giảm rủi ro kiểm toán vừa có thể tiết kiệm thời gian cho cuộc kiểm toán.

c. Hoàn thiện giai đoạn kết thúc kiểm toán

Dựa vào quy mô khách hàng, khối lượng công việc cần làm, KTV cần sắp xếp thời gian hợp lý để có thể hoàn thiện giấy tờ làm việc và các thủ tục cần thiết đảm

bảo đúng tiến độ để gửi cho trưởng nhóm để có thể kịp thời trao đổi với khách hàng về những vấn đề còn tồn tại của công ty khách hàng.

Trưởng nhóm cần chú ý đánh giá các nghiệp vụ phát sinh sau niên độ kế toán liên quan đến khoản mục CPBH và CPQLDN xem có phát sinh sai sót khi ghi nhận không nếu có thì cần tư vấn cho khách hàng và đưa ra bút toán điều chỉnh thích hợp.

Khi kết thúc kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán nên đánh giá lại mức trọng yếu để có thể đem lại được kết quả chính xác nhất.

ASCO nên xây dựng hệ thống GTLV các khoản mục một các thống nhất vừa giúp kiểm toán viên cập nhật nhanh được các vấn đề phát sinh có liên quan đến khoản mục mà mình đang làm vừa thuận lợi cho việc soát xét GTLV.

3.3. Kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính

về phía cơ quan nhà nước

Bộ Tài chính cần học hỏi từ hệ thống Chuẩn mực quốc tế (IFRS) để có thể ban hành thêm văn bản, chuẩn mực phù hợp nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng hệ thống kế toán, kiểm toán. Khi có văn bản mới ban hành thì cơ quan nhà nước cần sớm có văn bản hướng dẫn áp dụng để kế toán của doanh nghiệp hạch toán đúng cũng như kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến kiểm toán phù hợp, tránh tình trạng không nhất quán giữa kế toán và kiểm toán.

Hiện tại ở Việt Nam, ngành kinh doanh cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán đang phát triển nhanh chóng với sự gia nhập của nhiều công ty kiểm toán lớn nhỏ. Tuy nhiên không phải công ty nào cũng đem lại chất lượng tốt do vậy Bộ Tài chính cần xây dựng các bộ tiêu chuẩn thống nhất, chuẩn mực về kế toán, kiểm toán và có cơ quan giám sát, đánh giá các công ty nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán và uy tín của ngành.

Hiện nay, hạ tầng công nghệ thông tin trong ngành kiểm toán còn thấp, nhà nước cần chú trọng đầu tư, phát triển như nâng cấp hệ thống an ninh mạng nhằm bảo vệ thông tin, dữ liệu kế toán - kiểm toán; áp dụng các công nghệ hiện đại như chứng từ điện tử, công nghệ blockchain. Thêm vào đó, nhà nước nghiên cứu, phát triển phần mềm kiểm toán một cách thống nhất, đáp ứng chuẩn mực quốc tế.

Nhà nước thường xuyên mở rộng thị trường làm cơ sở cho dịch vụ kế toán - kiểm toán phát triển, hội nhập toàn cầu.

Hàng năm, Bộ Tài chính nên xây dựng định hướng, kế hoạch cụ thể ngắn hạn và dài hạn để các doanh nghiệp chủ động xây dựng chương trình kế hoạch và hướng đi phù hợp trong tương lai.

Về phía Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA)

Có thể nói VACPA là cánh tay phải đắc lực trong ngành kiểm toán của nhà nước. Hiệp hội cần tiếp tục phát huy vị trí, chức năng nhiệm vụ trong việc tư vấn, tham mưu hỗ trợ nhà nước hoàn thiện các chính sách, chuẩn mực, quy định, hệ thống pháp lý trong ngành kiểm toán. Ngoài ra, VACPA cần giám sát chặt chẽ hơn nữa việc hoạt động của các công ty kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề để chất lượng kiểm toán Việt Nam luôn được đảm bảo.

VACPA nên tổ chức các cuộc thi, tìm hiểu về ngành nghề kiểm toán vừa tạo môi trường cho các công ty kiểm toán giao lưu vừa giúp các kiểm toán viên có thể trao dồi kiến thức, năng lực, trình độ chuyên môn.

Tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo, và đối thoại giải đáp thắc mắc về các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc.

Hiệp hội nên làm tốt công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán tạo cơ hội thuận lợi cho kiểm toán viên giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các quốc gia.

Thường xuyên cập nhật các thay đổi về chính sách, quy định, chế độ, chuẩn mực mới cho kiểm toán viên.

Ngoài ra, VACPA nên có những buổi hội thao giữa các công ty kiểm toán với nhau nhằm khuyến khích phong trào rèn luyện sức khỏe từ đó hiệu suất công việc cũng tăng lên.

Về phía công ty kiểm toán

Ban lãnh đạo cần cải thiện năng suất lao động của nhân viên vì con người là yếu tố chủ đạo trong việc phát triển. Vì thế công ty cần có chiến lược đào tạo để

nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên như sử dụng chuyên gia trong chính công ty để đào tạo những nhân viên ít kinh nghiệm hơn, đăng ký lớp học bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên hoặc tổ chức cuộc thi giữa các phòng. Ngoài ra, ngay từ khi tuyển dụng, ban giám đốc cần phỏng vấn, kiểm tra kỹ càng ứng viên qua các bài kiểm tra nghiệp vụ để có thể tìm ra được ứng viên sáng giá, phù hợp nhất.

Ban lãnh đạo cần quan tâm đến môi trường làm việc của nhân viên hơn bằng cách nâng cao trang thiết bị, cơ sở vật chất như trang bị cho nhân viên laptop, phòng nghỉ trưa, xe đưa đón nhân viên, ...

Công ty nên có chế độ chính sách thu hút nhân viên, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần để họ yên tâm làm việc, gắn bó lâu dài với công ty như mức lương đảm bảo đời sống sinh hoạt và phần thưởng hấp dẫn khi nhân viên đạt được năng suất làm việc hiệu quả cao.

Ban lãnh đạo phải thường xuyên cập nhật những thông tư, nghị định, chính sách mới nhất liên quan đến công tác kiểm toán để phổ biến cho nhân viên nắm bắt kịp thời và vận dụng linh hoạt vào công việc.

Công ty cần xây dựng, thiết kế chương trình kiểm toán một cách cụ thể cho từng lĩnh vực khác nhau và cho từng mức phí kiểm toán.

Ban lãnh đạo làm tốt công tác sơ kết, tổng kết, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất. Sau mỗi mùa kiểm toán, cần xem xét lại các mẫu giấy tờ làm việc có phù hợp với thực tế không để có những sửa đổi hợp lý.

Khi kết thúc kiểm toán, cần có thêm dịch vụ hậu mãi như sẵn sàng tư vấn cho khách hàng những vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính năm vừa rồi hay giảm phí dịch vụ khi khách hàng lựa chọn thêm dịch vụ của công ty như tư vấn thuế, tư vấn tài chính.

Bên cạnh phát triển, nâng cao dịch vụ đang cung cấp, công ty nên nghiên cứu thêm những nhu cầu trên thị trường nhằm đa dạng hóa dịch vụ cho khách hàng. Vì thế, công ty nên có phòng marketing để có thể giới thiệu dịch vụ cũng như thương

Một phần của tài liệu 558 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH hãng kiểm toán và định giá ASCO thực hiện (Trang 94 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w