Cách cài đặt Windows XP (phần 1)

Một phần của tài liệu Hướng dẫn cài Windows XP Home bằng đĩa CD doc (Trang 31 - 33)

8 tháng sau khi ra đời, Windows XP đã trở nên phổ biến nhờ nhiều tính năng mới và sự ổn định vượt trội so với các phiên bản trước. Sắp tới, bản sửa lỗi Service Pack 1 (SP1)

của hệ điều hành này sẽ được tung ra. Nếu bạn muốn nâng cấp hệ điều hành của mình, dưới đây là một số thông tin về việc cài đặt Windows XP.

Xác định cấu hình phù hợp

Hệ điều hành ra sau luôn yêu cầu cấu hình của phần cứng (CPU, RAM, Video, Hard drive v.v.) cao hơn các hệ điều hành trước đó. Cấu hình tối thiểu của Windows XP

(theo Microsoft) như sau: - CPU: 233 Mhz.

- RAM: 64 MB.

- Card màn hình (video card): Super-VGA với độ phân giải tối thiểu 800 x 600. - Ổ đĩa cứng (Hard drive): 1,5 GB trống (chưa sử dụng).

- Ổ đĩa quang (CD hoặc DVD). - Chuột và bàn phím.

Tuy nhiên, với cấu hình tối thiểu, hệ điều hành sẽ chạy rất chậm. Nếu máy tính của bạn đã sử dụng 2,5-3 năm thì có lẽ bạn hãy nâng cấp phần cứng trước khi cài Windows

XP. Để hệ điều hành này chạy ở mức độ “chấp nhận được” thì cầu hình của máy nên tương đương:

- CPU: 500 Mhz. - RAM: 256 MB.

- Video: hỗ trợ 3D với 8 MB video RAM (VRAM) trở lên.

- Hard drive: ATA-66 hoặc nhanh hơn với khoảng 10 GB trống. Ổ cứng cũng nên có bộ nhớ đệm (buffer memory) 512 K trở lên.

- Ổ đĩa quang (CD hoặc DVD với chuẩn ATAPI, CD nên có tốc độ từ 8x trở lên). - Chuột và bàn phím theo chuẩn PS/2.

Cấu hình càng cao thì càng tăng hiệu suất của hệ thống.

Nhận dạng các thiết bị ngoại vi

Do Windows XP có một giao diện hoàn toàn mới, sử dụng nhiều màu sắc và không gian 3 chiều (3D) cho các Task Bar cũng như các cửa sổ và hộp thoại, video card đóng một phần khá quan trọng cho hiệu suất của máy. Để Windows XP thể hiện tốt giao diện 3D,

card màn hình cần có từ 16 MB VRAM trở lên.

Các thiết bị ngoại vi khác (âm thanh, modem, card mạng v.v.) cũng phải thuộc loại khá mới và được sản xuất bởi các công ty có tên tuổi. Những thiết bị này được lắp vào

máy qua các khe cắm (I/O Slot) trên bo mạch chủ (motherboard). Có 3 loại khe cắm phổ biến, bao gồm: ISA, PCI và AGP, được phân biệt với nhau về màu sắc và vị trí trên

motherboard. Hầu hết các máy tính để bàn đều có từ hai khe cắm PCI trở lên, còn các khe cắm ISA chỉ có phổ biến ở các máy cũ (250 Mhz hoặc chậm hơn), cũng như AGP

này để dùng cho video card.) Các khe cắm PCI (màu trắng) sẽ ở bên dưới khe cắm AGP, và các khe cắm ISA (màu đen) ở dưới cùng. Các thiết bị PCI có hiệu suất cao hơn những thiết bị cùng loại sử dụng khe cắm ISA. Tương tự, card màn hình AGP thì nhanh hơn card PCI. Hầu hết các thiết bị ISA sẽ không thương thích với Windows XP. Tốt nhất

là dùng card màn hình AGP cho Windows XP.

Để tiết kiệm khe cắm, một số motherboard có âm thanh và video gắn kèm (on-board), các thiết bị âm thanh và video on-board thường có hiệu suất kém hơn những thiết bị lắp thêm vào (và đồng thời cũng không nâng cấp được). Tuy gắn kèm nhưng các thiết

bị này cũng tuân theo chuẩn AGP hoặc PCI.

Tên của card màn hình, tốc độ CPU, số lượng RAM, tên ổ đĩa cứng và một số thiết bị khác thường sẽ xuất hiện mỗi lần máy được bật lên. Để biết cụ thể về tên của các thiết

bị, bạn có thể làm theo những bước sau trong Windows 9x/Me:

Start -> Settings -> Control Panel -> System; chọn tab “Device Manager” (nếu là Windows 2k thì chọn tab “Hardware” rồi nhấn vào nút “Device Manager”), tiếp

theo kích đúp chuột vào tên các thiết bị trong danh sách.

Ngoài ra, còn một cách khác là mở máy và đọc thông số bên trên các thiết bị. Trình điều khiển

Sau khi biết tên các thiết bị, bước tiếp theo là tìm hiểu xem chúng có tương thích với Windows XP hay không. Hệ điều hành quản lý và làm việc với các thiết bị ngoại vi thông qua một phầm mềm chuyên dụng gọi là “trình điều khiển” (hay driver). Một thiết bị sẽ tương thích với hệ điều hành khi nó có trình điều khiển dành cho hệ điều hành đó.

Bản thân Windows XP tích hợp rất nhiều trình điều khiển chung (generic drivers) để trực tiếp hỗ trợ cho phần lớn thiết bị phổ biến. Để biết những thiết bị nào của máy tính không được Windows XP hỗ trợ, bạn có thể khởi động hệ điều hành hiện thời (Windows 9x/Me/2k) rồi chạy Windows XP Setup, khi màn hình Welcome to Microsoft Windows

XP hiện ra, bạn chọn nút "Check System Compatibility”, tiếp theo chọn “Check my system automantically” (Nếu máy nối mạng Internet thì dùng tuỳ chọn cho phép “download updated Setup files” trước khi tiếp tục). Lúc này, chương trình Setup sẽ tìm

hiểu hệ thống và đưa ra một danh sách về các phần cứng và phần mềm không tương thích.

Các nhà sản xuất cũng tạo ra các trình điều khiển dành cho thiết bị để người dùng có thể tải về từ trang web của họ. Những phiên bản mới của trình điều khiển sẽ tốt hơn các phiên bản cũ. Windows XP ra đời đã khá lâu, vì vậy hầu hết các thiết bị có thể hoạt

động được với hệ điều hành này đều đã có trình điều khiển. Tuy nhiên, trong trường hợp không có, trình điều khiển dành cho Windows 2000 có thể sẽ thay thế được.

Lưu ý: Chỉ nên cài hệ điều hành mới khi có đủ các trình điều khiển.

BIOS

Khi máy tính bật lên, trước khi khởi động vào một hệ điều hành, bạn có thể thấy khá nhiều thông tin hiện ra trên màn hình. Các thông tin này được thể hiện nhờ BIOS. BIOS (Basic Input/Output System) có nhiệm vụ nhận dạng, kiểm tra và quản lý ở mức

ROM (Read Only Memory). Các thông số của BIOS cũng như thông tin về ngày tháng được chứa tại CMOS, một chip bán dẫn khác hoạt động bằng pin và độc lập với nguồn

điện của máy.

BIOS chỉ hỗ trợ những hệ điều hành ra đời cùng hoặc trước thời điểm bo mạch chủ được sản xuất. Vì vậy, các BIOS trước Windows XP sẽ có nhiều khả năng không hỗ trợ

tốt hệ điều hành này. Tương tự như trình điều khiển, nhà sản xuất thường viết các phiên bản mới cho BIOS để sửa lỗi hoặc để hỗ trợ các hệ điều hành mới và người dùng

có thể tải về từ trang web của họ. Cách nâng cấp BIOS khác nhau tuỳ từng loại. Tuy nhiên, đây là quá trình cần được làm một cách cẩn thận theo đúng hướng dẫn của nhà

sản xuất. Bạn chỉ nên nâng cấp BIOS khi cần thiết.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn cài Windows XP Home bằng đĩa CD doc (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w