KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp phụ và giải hấp phụ nước của vật liệu siêu hấp phụ (Trang 40 - 41)

Kết luận

Sau một thời gian nghiên cứu, khóa luận đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau:

1. Đã nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ của mơi trường đến q trình hấp phụ nước

của vật liệu siêu hấp phụ nước.

- Khi nồng độ của mơi trường tăng thì độ trương của vật liệu siêu hấp phụ giảm. 2. Đã nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian đến quá trình hấp phụ nước của vật liệu siêu hấp phụ nước.

- Thời gian để q trình hấp phụ đạt bão hịa là 60 phút

3. Nghiên cứu khả năng hấp phụ nước trong các môi trường khác nhau

- Khả năng trương của vật liệu siêu hấp phụ trong nước cất > trong dung dịch kiềm > trong dung dịch muối NaCl > trong dung dịch axit.

4. Đã so sánh ảnh hưởng của các loại muối có cùng cation Na+ và anion Cl-

- Độ trương của vật liệu phụ thuộc nhiều vào cation và hầu như không phụ thuộc vào anion của dung dịch.

5. So sánh ảnh hưởng của các loại axit và các loại bazơ - Độ trương của vật liệu càng tăng khi axit và bazơ càng yếu.

6. Nghiên cứu khả năng giải hấp phụ nước trong điều kiện phịng thí nghiệm với vật liệu đã hấp phụ nước trong các dung dịch NaOH, NaCl, HCl và nước cất.

- Thời gian để vật liệu giải hấp được lượng nước lớn nhất ở điều kiện phịng thí nghiệm là khoảng 144 giờ.

7. Nghiên cứu khả năng giải hấp phụ nước trong điều kiện ngoài trời với vật liệu đã hấp phụ nước trong các dung dịch NaOH, NaCl, HCl và nước cất.

- Thời gian để vật liệu giải hấp được lượng nước lớn nhất ở điều kiện ngoài trời là khoảng 72 giờ.

Kiến nghị

Tiếp tục nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả vật liệu siêu hấp phụ nước để tăng khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng của đất nhằn nâng cao năng suất trong nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp phụ và giải hấp phụ nước của vật liệu siêu hấp phụ (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)