với sức khoẻ người lao động
4.1 Khái niệm chung về tác hại nghề nghiệp
Trong quá trình con người tham gia lao động sản xuất các yếu tố có trong quá trình công nghệ, quá trình lao động và hoàn cảnh nơi làm việc có thể gây ảnh hưởng xấu nhất định đối với trạng thái cơ thể và sức khoẻ người lao động. Tất cả các yếu tố đó được gọi là yếu tố vệ sinh nghề nghiệp hay yếu tố nghề nghiệp.
Những bệnh tật chủ yếu do tác hại nghề nghiệp gây ra gọi là bệnh nghề nghiệp. Tổng cộng đến nay đã có 21 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở nước ta, đó là:
- Bệnh bụi phổi silic - Bệnh bụi phổi do amiăng - Bệnh bụi phổi bông.
- Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì.
- Bệnh nhiễm độc benzen và các đồng đẳng của benzen. - Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất của thuỷ ngân - Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất mangan. - Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen. .
- Bệnh nhiễm độc các tia phóng xạ và tia X. - Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn.
- Bệnh rung chuyển nghề nghiệp. - Bệnh xạm da nghề nghiệp.
- Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chăm tiếp xúc. - Bệnh lao nghề nghiệp.
- Bệnh viêm gan do virus nghề nghiệp. - Bệnh do leptospira nghề nghiệp.
- Bạnh nhiễm độc asen và các hợp chất asen nghề nghiệp - Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp.
- Bệnh nhiễm độc hoá chất trừ sâu nghề nghiệp. - Bạnh giảm áp nghề nghiệp.
- Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp.
Tác hại nghề nghiệp không có nghĩa là sẽ mãi mãi gắn chặt với nghề nghiệp và không thể nào tránh được. Con người có khả năng thay đổi, hạn chế, thậm chí loại trừ hắn tác hại bệnh nghề nghiệp ra khỏi điều kiện làm việc ảnh hưởng của tác hại nghề nghiệp đối với người lao động phụ thuộc vào yếu tố. Tác hại nghề nghiệp (yếu tố bên ngoài) và tình trạng cơ thể (yếu tố bên trong).
Giai đoạn đầu, khi mức độ tác động với thời gian cũng như nồng độ thấp, cơ thể khoẻ mạnh thì yếu tố độc hại chưa gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người.
Tiếp theo, khi các yếu tố tác hại nghề nghiệp phát triển theo hướng bất lợi đối với sức khoẻ (cường độ tác động tăng, thời gian tiếp xúc lâu) có thể làm phát sinh những biến đổi xuất hiện “trạng thái tiền bệnh lý”, với tình trạng sức khoẻ thay đổi không rõ rệt, không ảnh hưởng đến khả năng lao động. Lúc này, tuy tác hại nghề nghiệp chưa gây ra những bệnh nghề nghiệp thực sự nhưng nó vẫn có thể làm cho những bệnh tật chung, không phải là bệnh nghề ngiệp như:. cảm sốt, lao, viêm họng tăng thêm, kéo dài hoặc nặng hơn. Tác dụng này gọi là tác dụng không đặc hiệu
của tác hại nghề nghiệp. Trong điều kiện tác hại nghề nghiệp vượt quá giới hạn nhất định hoặc sức để kháng cơ thể giảm sút, tác hại nghề nghiệp sẽ gây ra những biến đổi bệnh lý và bệnh nghề nghiệp.
Khi cường độ hoặc nồng độ của các tác hài nghề nghiệp mạnh, thời gian tác động kéo dài có nguy cơ phát sinh những biến đổi bệnh lý có thể dẫn đến tử vong,
4.2 Phân loại các tác hại nghề nghiệp
Theo GS. Đào Ngọc Phong, có thể chia các tác hại nghề nghiệp chủ yếu gặp trong sản xuất thành 3 loại:
Tác hại liên quan đến các yếu tố của quá trình sản xuất:
Các yếu tố vật lý:
• Tiếng ồn
• Rung động. • Bức xạ điện tử
• Áp suất không khí bất thường • Sức ép và ma sát.
Các yếu tố hoá học và yêu tô lý hoá
• Các chất độc trong sản xuất • Bụi trong sản xuất
Các yếu tố sinh học
• Sự cảm nhiễm và sự xâm nhập của vi sinh vật và ký sinh trùng.
• Sự tiếp xúc với người bệnh hoặc súc vật mắc bệnh hoặc bị súc vật mắc bệnh cắn, đốt . . .
- Tác hại nghề nghiệp liên quan đến quá trình lao động như cường độ lao động, tư thế lao động...
• Thời gian làm việc quá lâu, thông ca, làm thêm giờ quá nhiều.
• Cường độ lao động quá nặng. • Chế độ lao động chưa hợp lý.
• Sự bất hợp lý trong việc sắp xếp lao động. • Làm việc ở tư thế bó buộc quá lâu.
- Tác hại nghề nghiệp liên quan đến an toàn lao động như điều kiện vệ sinh chung ở nơi làm việc, kỹ thuật và trang thiết bị sản xuất.
• Diện tích phân xưởng không đủ, các máy móc thiết bị đặt quá gần nhau, phân xưởng bừa bộn vật tư,phế liệu..
• Thiếu thiết bị thông gió thoáng khí hoặc có nhưng kém hiệu quả.
• Thiếu thiết bị bao che và cách nhiệt để chống nóng, chống bụi, chống độc hoặc có nhưng không hiệu quả.
• Chiếu sáng không tốt, ánh sáng không đủ, độ tương phản giảm, ánh sáng gây chói, loá mắt.
• Thực hiện các quy tắc về vệ sinh công nghiệp an toàn lao động không hiệu quả.
- Tác hại về nghề nghiệp liên quan đến tâm lý học. Theo tính chất tác hại chia ra:
• Do quá tải về thể lực cơ tĩnh, động hoặc làm việc ở tư thế bắt buộc.
• Do quá tải về thần kinh tâm lý được chia ra: +Tính đơn điệu của công việc.
4.3 Các biện pháp quản lý tác hại nghề nghiệp trong lao động. động.
Nguyên tắc quản lý
Các yếu tố tác hại nghề nghiệp trong lao động sản xuất khá phức tạp, trong cùng một nơi có thể có nhiều yếu tố đồng thời tác động lên sức khoẻ người lao động. Để phòng tránh các yếu tố có hại đối với sức khoẻ công nhân trong sản xuất, hạn chế ảnh hưởng của những yếu tố có nguy cơ gây hại tới mức tối đa, cần tiến hành các biện pháp quản lý sau:
- Các biện pháp phòng chống tác hại nghề nghiệp cần phải đặt ra sớm, tốt nhất là ngay từ khi thiết kế xây dựng cơ sở sản xuất.
Có sự kết hợp giữa cán bộ chuyên môn và cán bộ đoàn thể, giữa cán bộ chuyên môn với nhau, đặc biệt là giữa cán bộ kỹ thuật phụ trách an toàn lao động.
Tiến hành tốt công tác tuyên truyền, giáo dục trong công nhân, cán bộ, chủ doanh nghiệp cho mọi người thấy rõ ý nghĩa tác dụng của các biện pháp. Từ đó xây dựng ý thức tự nguyện, tự giác chấp hành tốt những điều quy định về an toàn vệ sinh lao động, mặt khác động viên họ phát huy sáng kiến, cải thiện điều kiện lao động.
Kiểm tra, thanh tra vệ sinh an toàn lao động thường xuyên. Quản lý nguy cơ tác hại nghề nghiệp trong môi trường lao động sản xuất
Quản lý nguy cơ tác hại nghề nghiệp trong mới trường lao động sản xuất là một công việc quan trọng và được lồng ghép với nội dung, chương trình an toàn vệ sinh lao động và cần được quản lý tốt để có thể dự phòng được các tác hại nghề nghiệp
hoặc làm giảm đến mức chấp nhận được. Muốn quản lý nguy cơ cần: Nhận ra các tác hại nghề nghiệp.
Xác định tính ưu tiên trên cơ sở xem xét thực trạng nguy cơ, điều kiện kinh tế xã hội, sức khoẻ của công nhân.
Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thích hợp trong việc lựa chọn các giải pháp kiểm soát phù hợp.