Nguyên nhân của các hạn chế

Một phần của tài liệu 723 kiểm soát chuyển giá tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 67)

8. Kết cấu đề tài

2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế

Một là, chuyển giá vẫn còn là vấn đề lý luận phức tạp.

Trên thực tế, chuyển giá đã xuất hiện ở Việt Nam một thời gian khá dài. Tuy nhiên, về mặt lý luận khoa học thì chưa có cơ quan quản lý nào đưa ra được khái niệm cụ thể rằng chuyển giá là gì, có đặc điểm như thế nào. Chính vì thế, việc các đối tượng chịu ảnh hưởng của chuyển giá sẽ khó tìm hiểu, nắm bắt là không thể tránh khỏi. Các doanh nghiệp Việt Nam chính là một trong số đó. Mặt khác, không thể phủ nhận rằng các MNEs thường có rất nhiều kinh nghiệm trong việc “đối phó” với các cơ quan chức. Chính vì không có tài liệu cũng như là một hành lang pháp lý cụ thể để tìm hiểu kĩ càng và sâu sắc về chuyển giá, nên việc kiểm soát chuyển giá của cơ quan chức năng nhà nước lại càng gặp khó khăn hơn.

Hai là, chưa xây dựng được hệ thống thông tin liên quan đến giá cả các giao dịch.

Đây là một vấn đề rất quan trọng trong Khuyến nghị về chuyển giá của LHQ dành cho các quốc gia, các vùng lãnh thổ. Theo đó, đây được coi là yếu tố giúp nâng cao hiệu quả trong công tác kiểm soát chuyển giá. Với phương pháp này, chúng ta có thể dễ dàng lựa chọn các giao dịch độc lập làm cơ sở so sánh khi nghi ngờ có sự sắp đặt giữa các bên có mối quan hệ liên kết. Từ đó làm cơ sở để xác định hành vi nào là chuyển giá. Mặc dù vậy, các cơ quan hữu quan của Việt Nam vẫn chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu này. Chính vì vậy, bài toán kiểm soát chuyển giá và cụ thể là kiểm soát giao dịch giữa các bên liên kết vẫn chưa có lời giải.

Ba là, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ban ngành.

Mặc dù Luật Quản lý thuế đã quy định rõ về nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc phối kết hợp để xử lý các trường hợp chuyển giá. Nhưng có lẽ, đối với công tác giám sát, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài lại chỉ chuyện riêng của cơ quan thuế. Trong khi đó, rất nhiều bộ ngành liên quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính,... lại thờ ơ trong công tác đấu tranh chống chuyển giá. Chính sự phớt lờ, thiếu trách nhiệm này của các cơ quan chức năng đã góp phần khiến công tác kiểm soát chuyển giá trở nên kém hiệu quả.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Chương 2 cho thấy, hoạt động chuyển giá ở Việt Nam ngày càng phức tạp và tinh vi hơn. Hệ quả của hiện tượng này là một khoản thất thu thuế lớn mà chính phủ phải gánh chịu, không những thế, chuyển giá còn làm giảm tính cạnh tranh của thị trường, gây áp lực nghiêm trọng đến các doanh nghiệp tuân thủ đúng luật.

Thông qua những ví dụ điển hình về hành vi chuyển giá tại Việt Nam trong những năm vừa qua, Khóa luận đã đi sâu phân tích thực trạng kiểm soát hoạt động chuyển giá, đánh giá những thành công và chỉ ra được những tồn tại cũng như là nguyên nhân của những tồn tại đó.

Từ những tồn tại trong thực tế đã nêu trên, chương 3 sẽ tiếp tục định hướng những giải pháp nhằm thúc đẩy, hoàn thiện hoạt động kiểm soát chuyển giá tại Việt Nam.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH KIỂM SOÁT CHUYỂN GIÁ TẠI VIỆT NAM 3.1. Định hướng hoạt động kiểm soát chuyển giá tại Việt Nam

Từ việc thực hiện nghiên cứu và rút ra kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển trên thế giới, đồng thời tác giả đã phân tích thực trạng hoạt động kiểm soát chuyển giá trong nước, đánh giá thành tựu và hạn chế của Việt Nam, một số định hướng phát triển hoạt động kiểm soát chuyển giá trong tương lai được đưa ra như sau:

Thứ nhất, hoạt động kiểm soát chuyển giá của Việt Nam trong tương lai cần hướng đến việc phù hợp với khả năng quản lý thuế của Nhà nước, trong đó bao gồm chi phí quản lý cơ sở vật chất và đặc biệt là yếu tố con người.

Thứ hai, từ kinh nghiệm của những quốc gia phát triển, Việt Nam cần tích cực học hỏi và tiếp thu, đồng thời các giải pháp đưa ra đối với hoạt động kiểm soát chuyển giá phải phù hợp với cơ sở thông lệ quốc tế. Đối với việc đưa ra giải pháp, có rất nhiều văn bản, hướng dẫn có giá trị được ban hành và nhiều quốc gia áp dụng thành công, Việt Nam cần định hướng theo các tiêu chuẩn này trong việc xây dựng các quy định kiểm soát chuyển giá. Tiêu biểu là OECD với “Transfer Pricing Guidelines for Multinational Enterprises and Tax Administrations 2017”, hay BEPS (Chương trình xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận).

Thứ ba, các giải pháp đưa ra phải được chấp nhận rộng rãi bởi các doanh nghiệp FDI, hạn chế gây ra các ảnh hưởng xấu hay các vấn đề khiến các MNEs cảm thấy có quan ngại khi đưa ra quyết định đầu tư trực tiếp tại Việt Nam.

Thứ tư, đối với việc phát triển hoạt động kiểm soát chuyển giá trong tương lai, một trong những yếu tố quan trọng là sự phối hợp trong công tác quản lý của các cơ quan chức năng, cơ quan Nhà nước như: Ngân hàng Nhà nước, Cơ quan Hải quan, Cơ quan Kiểm toán nhà nước,...

Thứ năm, mục đích của các giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá được đưa ra cần phải minh bạch hóa thị trường. Bên cạnh đó, các giải pháp cần làm cho thị trường Việt Nam trở nên hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài, cải thiện tính cạnh tranh cho thị trường Việt Nam.

3.2. Giải pháp thúc đẩy hoạt động kiểm soát chuyển giá tại Việt Nam

Đứng trước những hạn chế còn tồn đọng, khó giải quyết. Một số đề xuất được đưa ra nhằm phục vụ cho công tác quản lý, kiểm soát chuyển giá như sau:

Một phần của tài liệu 723 kiểm soát chuyển giá tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w