Bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện để phát triển du lịch nhằm thu hút khách và giải pháp phát triển du lịch đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hải Dương (Trang 33 - 34)

II. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM

1.7. Bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch.

Đánh giá và phân loại các tài nguyên du lịch của thành phố như các tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Tổ chức theo dõi thường xuyên những biến động để có giải pháp kịp thời khắc phục tình trạng xuống cấp về tài nguyên và môi trường du lịch; quản lý chặt chẽ những hoạt động du lịch và hoạt động kinh tế - xã hội khác để hạn chế ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái, tài nguyên, môi trường tự nhiên và xã hội.

Tăng cường biện pháp quản lý trong xây dựng và kinh doanh du lịch; chú trọng xử lý nước thải và chất thải ở các điểm du lịch, khu du lịch. Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường.

Tăng cường phối hợp với các ngành, các cấp và cộng đồng dân cư tham gia công tác bảo vệ môi trường. Phấn đấu xã hội hoá việc bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch, từng bước đưa nội dung này vào chương trình giáo dục trong các trường học.

Chú trọng giữ gìn thành phố 'xanh, sạch, đẹp', đặc biệt ở nội thành và các trọng điểm du lịch, kiên quyết xóa bỏ tình trạng chèo kéo khách, tình trạng ăn xin...

Mở rộng quan hệ quốc tế về bảo vệ môi trường du lịch, thông qua các hoạt động hợp tác với các tồ chức du lịch như: WTO, PATA, ASEANTA... hoặc các tổ chức quan tâm đến bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên như: GEF, IUCN, WWF... đẩy mạnh hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, nhanh chóng nâng cao chất lượng môi trường du lịch và sản phẩm du lịch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện để phát triển du lịch nhằm thu hút khách và giải pháp phát triển du lịch đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hải Dương (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w