Các khuyến nghị về việc thúc đẩy phát triển kếtoán xanh tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 827 những nhân tố ảnh hưởng đến việc thúc đẩy phát triển ứng dụng kế toán xanh ở việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 74 - 106)

6. Kết cấu khóa luận

3.2. Các khuyến nghị về việc thúc đẩy phát triển kếtoán xanh tại Việt Nam

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có hai nhân tố Các cơ quan quản lý (Chính phủ, BTC, Bộ Tài nguyên và môi trường, .) và Doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc thúc đẩy phát triểm KTX ở Việt Nam. Do đó, để thúc đẩy phát triển KTX trong các doanh nghiệp ở Việt Nam, cần thực hiện một số kiến nghị sau:

Thứ nhất, về phía cơ quan quản lý:

Vận dụng KTX tại các doanh nghiệp là một quá trình lâu dài, đòi hỏi phải được thực hiện nghiệm túc, phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp. Do vậy, cần có sự nhận thức rõ ràng của các cơ quan quản lý về tầm quan trọng của KTX. Sau đó, cần xây dựng các văn bản hướng dẫn, quy định có liên quan đến môi trường và quản lý môi trường chặt chẽ và thống nhất và rõ ràng nhằm tạo nền tảng cơ sở và hành lang pháp lý cho việc phát triển hạch toán quản lý môi trường một cách đầy đủ, dễ áp dụng, rõ ràng và cụ thể hơn. Thực tế cho thấy Việt Nam hiện chưa ban hành chế độ kế toán có liên quan đến tổ chức KTX trong doanh nghiệp. Các chế độ kế toán hiện hành chưa có các văn bản hướng dẫn doanh nghiệp trong việc bóc tách và theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh, chưa có các tài khoản cần thiết để hạch toán các khoản chi phí môi trường, ... Do đó cần ban hành các chế độ kế toán áp dụng KTX trong doanh nghiệp kết hợp với xây dựng căn cứ, đo lường các chi phí liên quan đến môi trường để các doanh nghiệp có thể dễ dàng áp dụng các quy định mà cơ quan quản lý đưa ra. Điều này cũng giảm thiểu tối đa những vi phạm mà các doanh nghiệp mắc phải trong việc chịu trách nhiệm đối với các hoạt động liên quan đến môi trường.

Cần phối hợp với các hiệp hội nghề nghiệp trong việc ban hành các chế độ, chuẩn mực KTX phù hợp áp dụng tại tất cả các doanh nghiệp. Các chuẩn mực cần cụ thể, rõ ràng, dễ áp dụng và phải kết hợp với các thông tin môi trường để đưa vào báo cáo của các doanh nghiệp, đồng thời thống nhất trong việc quản lý môi trường. Thực tế cho thấy một số chi phí liên quan đến mô trường chưa được tách biệt rõ

61

ràng và vẫn hạch toán chung vào các chi phí quản lý doanh nghiệp. Do đó, nhà quản lý doanh nghiệp và người sử dụng thông tin kế toán không thể phát hiện những sai phạm và không thấy được quy mô của những chi phí môi trường, từ đó có thể đưa ra những quyết định kinh tế không đúng đắn khi sử dụng thông tin kế toán. Vì vậy cần xanh hóa các tài khoản quốc gia. Đặc biệt đối với những quốc gia có tài nguyên thiên nhiên đang bị xói mòn nhanh chóng và sự xói mòn được tính sai trong GDP. Một khi các tài khoản được phủ xanh, các chính sách kinh tế vĩ mô cần phải được tái lập để phù hợp với các chính sách phát triển bền vững môi trường.

Ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng KTX giúp các nhà quản lý và kế toán doanh nghiệp có được cái nhìn khái quát nhất về KTX, từ đó có thể thực hiện được tốt các quy định, hướng dẫn mà cơ quan quản lý bạn hành thông qua việc nghiên cứu các kinh nghiệp quốc tế về KTX từ đó áp dụng vào Việt Nam.

Cần thiết lập các chế độ đãi ngộ, khuyến khích doanh nghiệp từng bước áp dụng kế toán môi trường trong hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời tăng cường các chế tài xử phạt, thực hiện tốt các chính sách thuế phí môi trường để doanh nghiệp nâng cao được nhận thức và có trách nhiệm với môi trường hơn.

Các cơ quan quản lý cần quản lý chặt chẽ trong việc cho phép doanh nghiệp thành lập và hoạt động căn cứ vào đặc thù ngành nghề.

Thứ hai, về phía các hiệp hội nghề nghiệp:

Nâng cao nhận thức về môi trường và trách nhiệm đối với môi trường cho các doanh nghiệp thông qua việc tăng cường tuyên truyền về vai trò, tầm quan trọng của KTX.

Tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn cho các doanh nghiệp về vấn đề BVMT, KTX do KTX vẫn còn đang là một chủ đề mới mẻ ở Việt Nam, các khóa đào tạo ngắn hạn giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ bản chất kinh tế và hạch toán được đúng các chi phí liên quan đến môi trường. Tuy nhiên điều này vẫn là một thách thức lớn đối với các hiệp hội nghề nghiệp.

Nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế về các chuẩn mực KTX, tiến hành xem xét cụ thể vào điều kiện kinh tế nước ta, kết hợp với tổ chức các buổi hội thảo về KTX, kết nối các quy định chuẩn mực về KTX với các doanh nghiệp, từ đó đưa ra những kiến nghị với các cơ quan quản lý về hoàn thiện hệ thống chuẩn mực KTX.

62

Tăng cường các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng KTX. Đi khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp. Lắng nghe ý kiến, góp ý của các doanh nghiệp, tìm hiểu xem doanh nghiệp gặp những khó khăn vướng mắc gì khi áp dụng các chuẩn mực. Từ đó kiến nghị lên các cơ quan quản lý thay đổi các chuẩn mực KTX phù hợp với các doanh nghiệp.

Thứ ba, về phía cộng đồng DN:

Cần nâng cao nhận thức và trình độ của các nhà quản lý trong doanh nghiệp về KTX. Hầu hết các doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được ý nghĩa và lợi ích khi áp dụng KTX. Việc bỏ ra chi phí để tính toán các chi phí môi trường nhỏ hơn rất nhiều so với chi phí thuế, nộp phạt từ các hành vi gây hại đối với môi trường. Do đó các nhà quản lý doanh nghiệp cần cân nhắc và thay đổi nhận thức và trách nhiệm xã hội của mình đối với vấn đề môi trường.

Các nhà quản lý doanh nghiệp cần thường xuyên quan tâm cập nhật các quy định chính sách mới nhất từ các cơ quan quản lý và thực hiện KTX trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất. Tuân thủ và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về KTX. Các doanh nghiệp trong nước sẽ có lợi hơn trong việc xử lý các trách nhiệm xã hội và môi trường hơn các doanh nghiệp nước ngoài do họ có những lợi thế nhất định trong việc am hiểu luật pháp liên quan đến môi trường nhiều hơn các doanh nghiệp nước ngoài, do đó xử lí các vấn đề cũng nhanh chóng hơn. Do đó doanh nghiệp sẽ có lợi thế trong xu thế cạnh tranh toàn cầu.

Tham khảo ý kiến của các chuyên gia môi trường, xây dựng các chiến lược kinh doanh dài hạn giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường. Dự kiến các chi phí môi trường có thể có trong quá trình kinh doanh sản phẩm. Ưu tiên sản xuất những sản phẩm thân thiện với môi trường.

Chú trọng đầu tư tài chính và nguồn lực vào bộ máy kế toán của doanh nghiệp, đặc biệt quan tâm chú trọng đến KTX. Tìm kiếm, đào tạo và xây dựng phòng kế toán có năng lực và kinh nghiệm về KTX. Đầu tư cho kế toán đi học các khóa đào tạo về KTX, nâng cao trình độ, từ đó dễ dàng hơn cho quá trình áp dụng KTX tại các doanh nghiệp.

Cố gắng đưa các chi phí liến quan đến môi trường vào báo cáo của doanh nghiệp. Cung cấp cho người sử dụng thông tin cái nhìn tổng quát nhất về việc doanh

63

nghiệp có áp dụng KTX hay không. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp nào càng đưa các

chi phí môi trường vào báo cáo sẽ nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các nhà đầu tư, cổ đông và khách hàng, từ đó nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tích cực tuyên truyền về vai trò và tầm quan trọng của KTX với các bộ phận trong doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp hiểu được sự cần thiết và lợi ích mà KTX mang lại thì các bộ phận trong doanh nghiệp sẽ tự giác thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc KTX.

Ngoài ra còn một số biện pháp khác như: (1) Nội bộ hóa các chi phí sản xuất bên ngoài, các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về ô nhiễm mình gây ra; (2) Sản xuất sạch, không ô nhiễm: sản phẩm không gây hại cho cơ thể con người, cũng không tạo ra ô nhiễm trong quá trình sản xuất; (3) Thiết kế lại quy trình sản xuất và đóng gói: giảm tác động môi trường trong quá trình sản xuất và khắc dấu; (4) Phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường: quy trình sản xuất và xử lý không được tạo ra ô nhiễm; (5) Sản xuất dựa trên mối quan tâm về môi trường: quy trình sản xuất mà bỏ qua ô nhiễm là không được phép; (6) Đánh giá vòng đời để làm lại các tác động môi trường: đánh giá nên được tiến hành trong quá trình sản xuất, sử dụng và sau khi sử dụng; (7) Mở rộng CSR: việc xử lý chất thải phải được mở rộng từ người tiêu □ang sang trách nhiệm sản xuất mở rộng; (8) Giảm lãng phí tài nguyên, thực hiện chính sách 3R 2: chứng minh hiệu quả sản xuất và tăng tái sử dụng hoặc tái chế tài nguyên.

64

Hình 3.14: Quy trình lập BCTC về KTX

Nguồn: Dương Thị Thanh Hiền (2016)

Mặc dù doanh nghiệp hoạt động gần khu dân cư mang lại nhiều lợi ích như cung cấp việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế tại địa phương, ... Tuy nhiên, việc doanh nghiệp hoạt động gần khu dân cư cũng gây ra nhiều hệ lụy mà nghiêm trọng nhất là ô nhiễm môi trường. Do đó, các cơ quan quản lý tại các địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động, cần kiểm soát chặt chẽ, những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp để có biện pháp xử lý kịp thời.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua quá trình xử lý dữ liệu khảo sát bằng phần mềm SPSS 20, tác giả tiến hành phân tích thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích các nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và phân tích hồi quy đa biến. Từ đó tìm những biến phù hợp với mô hình nghiên cứu để đưa ra kết luận, sau đó đối chiếu với giả thuyết nghiên cứu đã đưa ra ở chương 2. Sau khi đã có kết quả phân tích mô hình nghiên cứu, tác giả đề xuất những giải pháp kiến nghị để thúc đẩy phát triển ứng dụng KTX ở Việt Nam.

65

KẾT LUẬN

Thông qua nghiên cứu này, chúng ta có thể đi đến kết luận rằng KTX giúp doanh nghiệp cũng như môi trường theo nhiều cách khác nhau và nghiên cứu này cũng giúp chúng ta biết KTX hoặc báo cáo xanh có nghĩa là gì và đặc điểm của nó và cách thức hoạt động của nó. Nếu nó được thực hiện nghiêm túc trong tất cả các cấp độ của các tổ chức, có thể có những thay đổi lớn mang lại sự cải thiện môi trường. Vì nguồn tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt, KTX giúp chúng tôi theo dõi và sử dụng nó như thế nào và có thể làm gì để sử dụng tối đa nó mà lại hạn chế được những thiệt hại đến môi trường.

Về mặt lý luận, nghiên cứu giải thích tầm quan trọng của các doanh nghiệp trong việc áp dụng KTX để sử dụng tốt hon các nguồn tài nguyên và cho sự bền vững của môi trường.

về mặt thực tiễn, dữ liệu được thu thập thông qua nguồn dữ liệu so cấp, chúng ta có thể đưa ra kết luận rằng hầu hết mọi người đều ủng hộ KTX và ủng hộ việc chính phủ áp dụng các quy định nghiêm ngặt, các chế tài trong việc thúc đẩy phát triển KTX trong doanh nghiệp. Thông qua mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc thúc đẩy phát triển KTX ở Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, hy vọng rằng ngày càng có nhiều nghiên cứu về KTX, hỗ trợ hoàn thiện các chuẩn mực KTX để áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, cải cách ứng dụng KTX theo những hướng mới phù hợp những chuẩn mực kế toán hiện hành và phù hợp với các doanh nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Đỗ Thị Lan Anh (2016), ‘Kế toán quản trị môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất đối với Việt Nam’, Tạp chí tài chính tháng 4/2016, 58-61;

2. Đào Thị Thúy Hằng (2019), ‘Ứng dụng KTX ở Việt Nam và một số vấn đề đặt ra’, Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 11/2019, 85-87;

3. Trần Phước Hiền (2014), ‘Định hướng xây dựng kế toán quản lý môi trường ở Việt Nam’, Luận văn Thạc sỹ, TP. Hồ Chí Minh, 2014;

66

4. Dương Thị Thanh Hiền (2016), ‘KTX và kế toán môi trường - Một số quan điểm hiện đại’, Tạp chí kế toán - kiểm toán 4/2016;

5. Ngô Thị Thu Hồng (2013), ‘Sự cần thiết áp dụng Kế toán Môi trường trong Kế toán Việt Nam’, Tạp chí Kế toán & Kiểm toán;

6. Phạm Đức Hiếu, PGS., TS. Nguyễn Thị Kim Thái (2012), ‘Kế toán môi trường trong DN’, NXB Giáo dục, 2012;

7. Phạm Quang Huy (2016), ‘Nghiên cứu khung lý thuyết về KTX và định hướng áp dụng vào Việt Nam trong tiến trình hội nhập toàn cầu’, Tạp chí Kế toán Kiểm toán 4/2016;

8. Mai Thị Hoàng Minh và Th.s Lê Việt (2016), ‘Các nghiên cứu về KTX trên thế giới và những quy định hiện nay ở Việt Nam’, Tạp chí Kế toán & Kiểm toán Tháng 1+2/2016, số 148+149, tr.62;

9. Huỳnh Thị Thanh Thúy (2017), ‘Vận dụng kế toán môi trường tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay’, Tạp chí Tài chính tháng 12/2017;

10. Lê Anh Tuấn, ThS. Nguyễn Lê Nhân (2016), ‘Kế toán môi trường và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp’, Tạp chí Tài chính tháng 9/2016;

11. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên

cứu SPSS tập 2, NXB Hồng Đức, trang 24;

12. Nguyễn Thị Hải Vân, (2018), ‘Thúc đẩy ứng dụng KTX ở Việt Nam’, Tạp

chí Tài chính Kỳ 1 - Tháng 05/2018 (680), 71-73;

TIẾNG ANH

1. Abdel-Rahim, Heba Y. M., & Yousef M. Abdel-Rahim., (2010), ‘Green accounting - a proposition for EA/ER conceptual implementation methodology’,

Journal of Sustainability and Green Business, 5(1), 27-33;

2. Andreas Lako (2017), ‘Ecological Crisis and Urgency of Green Accounting’, Majalah AKUNTANIndonesia, July-August;

3. Andreas Lako (2018), ‘Conceptual Framework of Green Accounting’,

AKUNTAN Indonesia, April-June, pp. 60-66;

4. Asheim, G. B. (1997), ‘Adjusting green NNP to measure sustainability’, The Scandinavian Journal of Economics, forthcoming.

http://dx.doi.org/10.1111/1467-9442.00068;

67

5. Thomas A., & Karl-Gustaf L. (1999), ‘Pollution tax design and & Green national accounting’, European International Journal OfBusiness and Management, Vol. 7, No. 20; 2012 43 Economic Review, 43(1457), 1474;

6. Bailey, Paul. (1995), ‘Environmental accounting case Studies: Green accounting at AT&T’ (3rd ed.)’, Los Angeles: SAGE Publications, Inc;

7. Betianu, L. (2008), ‘Calitate totală in contabilitatea mediului. Universitatii, Alexandru Ioan Cuza’, Publishing House, Ia§i.

8. D. Bent, J. Richardson (2003), ‘The SIGMA Guidelines-toolkit: Sustainability Accounting Guide’, Singma Project, London (2003);

9. Dr. Varsha Agarwal & Kalpaja L (2018), ‘A study on the importance of green accounting’, International Journal of Advance Research, Ideas and Innovations in Technology, 4(5) www.IJARUT.com;

10. Glenn & Marie Lange (2003), ‘Policy Applications of Environmental Accounting’, The world bank environment department, January 2003, Room MC-5-126;

11. The European Commission (2011). Green Accounting as a path to a sustainable future.

12. Harazin, P., & Horvath, Gy. (2011), ‘The relation between environmental accounting and the pillars of sustainability’, World Academy of Science,

Engineering, and Technology;

13. Lafontaine, J. P. (2002), ‘Enseignement et management de l’information: le cas de la comptabilite environnementale’, XXIII DangDess de l’AFC, Toulouse.

14. Lehman, Glen. (2011) ‘The Management of Sustainability: The Art of Interpretation’, JAMA, 9(1), 23-37;

15. Moller, A., & Stefan S. (2008), ‘The Sustainability Balanced Scorecard as a Framework for Eco-efficiency Analysis’, Journal of Industrial Ecology, 9(4), 73- 83. http://dx.doi.org/10.1162/108819805775247927

16. N Anil Kumar, T Sai Pranitha & N Kiran Kumar, (2018), ‘A Study on Green Accounting and Its Practices in India’, IOSR Journal of Business and

68

17. Otte, G. (2008), ‘GHG Emissions Accounting’, Accounting,

Organizations and society, 27, 687-708;

18. P Astawa, C Ardina, I M S Yasa, I, (2017), ‘A new model in achieving

Một phần của tài liệu 827 những nhân tố ảnh hưởng đến việc thúc đẩy phát triển ứng dụng kế toán xanh ở việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 74 - 106)