Một số nguồn lực sinh kế chủ yếu của nông hộ vùng bán sơn địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế và thu nhập của hộ nông dân vùng bán sơn địa huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 51 - 62)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.1. Một số nguồn lực sinh kế chủ yếu của nông hộ vùng bán sơn địa

Trên phạm vi một lãnh thổ, một quốc gia thì nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường.

Theo nghĩa hẹp, nguồn lực có thể hiểu là tất cả những yếu tố đầu vào cần thiết. Nguồn lực của hộ gia đình là tất cả những gì liên quan đến nhân lực của hộ, vật chất, tài sản, vốn, đất đai, phương tiện sản xuất, khoa học kỹ thuật,…

Sinh kế được hiểu đơn giản là phương tiện đảm bảo đời sống của con người. Do đó nguồn lực sinh kế được hiểu là những thứ cần thiết để đảm bảo đời sống của các thành viên trong hộ gia đình. Trong phạm vi của nghiên cứu này, tác giả xin tập trung nghiên cứu một số nguồn lực sinh kế chủ yếu của nông hộ như: Học vấn chủ hộ, nhân lực (nhân khẩu, lao động, số lượng lao động, lao động đào tạo,…), đất đai, vốn sản xuất, vay vốn,...

Trước hết, trong cấu trúc hộ gia đình ở nước ta, chủ hộ là người có vai trò lớn trong việc ra quyết định về các vấn đề kinh tế cũng như trong đời sống của hộ. Chủ hộ là người có vai trò lớn trong việc ra quyết định trong các chiến lược sinh kế của hộ. Vì vậy học vấn của chủ hộ, tức là số năm đi học bậc phổ thông của chủ hộ có vai trò quan trọng.

Kết quả điều tra cho thấy (Bảng 3.1): trong tổng số 180 hộ điều tra, học vấn bình quân của chủ hộ là lớp 7,9 trong hệ đào tạo 12 năm. Trong đó nhóm hộ giàu có học vấn cao nhất (lớp 10,3), tiếp đến là nhóm hộ khá (lớp 8,2), nhóm trung bình (lớp 7,8), nhóm hộ cận nghèo (lớp 4,7) và nhóm nghèo (lớp 4,2).

Như vậy rõ ràng là học vấn có mối tương quan với kinh tế của hộ, trong đó nhóm hộ càng nghèo thì có học vấn càng thấp, điều này giải thích tại sao họ nghèo, vì học vấn của họ thấp. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lê Anh Vũ và Nguyễn Đức Đồng (2017): Kết quả ước lượng ảnh hưởng của trình độ giáo dục đến hiệu quả sản xuất cho thấy sự phi hiệu quả được giảm thiểu đáng kể đối với những chủ trang trại, chủ hộ có trình độ giáo dục hay học vấn cao hơn. Đây là cơ sở quan trọng cho việc triển khai các chương trình, các khóa huấn luyện đào tạo cho chủ trang trại, cho chủ nông hộ. Vì vậy chính sách hỗ trợ huấn luyện, đào tạo cho hộ gia đình nông thôn cần được tiếp tục thúc đẩy hơn nữa trong thời gian tới.

Bảng 3.1. Học vấn, nhân khẩu và lao động của hộ gia đình Phân loại kinh tế hộ Học vấn (lớp) Số nhân khẩu

(người) Số lao động (người)

Giàu 10,3 3,7 3,0 Khá 8,2 4,7 3,0 Trung bình 7,8 4,3 2,5 Cận nghèo 4,7 2,7 1,7 Nghèo 4,2 3,4 1,6 Mean 7,9 4,4 2,7 SD 2,0 1,4 1,0 SE 0,2 0,1 0,1 CV% 25,9 31,8 37,1

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2019

Nhân khẩu và lao động là nguồn nhân lực của hộ. Xem xét nhân khẩu và lao động của hộ sẽ biết được nguồn nhân lực của hộ như thế nào.

Kết quả điều tra cho thấy: Trong tổng số 180 hộ điều tra, mỗi hộ có bình quân 4,4 nhân khẩu và 2,7 lao động chính. Đặc biệt số lao động của nhóm hộ cận nghèo và nghèo đều đạt thấp, từ 1,6-1,7 lao động/hộ, thấp hơn bình quân

chung, và thấp hơn nhiều so với nhóm hộ trung bình, khá và giàu (Bảng 3.1). Đây cũng có thể là lý do thiếu lao động nên dẫn đến nghèo của nông hộ.

Để sản xuất nông nghiệp cần có lực lượng nhân công lao động. Kết quả điều tra cho thấy: Trong tổng số 180 hộ điều tra thì có tới 159 hộ có lao động nông nghiệp, chiếm 83,3% tổng số hộ điều tra, trong đó tập trung nhiều vào nhóm hộ kinh tế trung bình (84 hộ), khá (66 hộ). Bình quân mỗi hộ có 1,9 lao động nông nghiệp, trong đó nhóm hộ giàu, khá và trung bình có số lao động nông nghiệp nhiều hơn nhóm hộ cận nghèo và nghèo với các giá trị tương ứng là 2,0; 1,8 và 2,0 so với 1,3 và 1,6 lao động/hộ (Bảng 3.2). Điều đáng chú ý là: Sản xuất nông nghiệp mang tính chất thời vụ (đặc biệt là trong sản xuất trồng trọt) vì thế nhu cầu lao động trong nông nghiệp rất khác nhau trong từng giai đoạn sản xuất, có giai đoạn cần nhiều lao động nhưng cũng có những thời điểm nông nhàn. Trên thực tế, cung lao động nông nghiệp dồi dào, cầu lao động nông nghiệp lại mang tính thời vụ, vì thế cung lao động thường vượt cầu.

Bảng 3.2. Lao động nông lâm nghiệp, phi nông nghiệp và đào tạo nghề

Phân loại kinh tế hộ Số hộ có lao động nông lâm nghiệp Số lao động nông lâm nghiệp BQ hộ Số hộ có lao động phi nông nghiệp Số lao động phi nông nghiệp BQ hộ Số hộ có lao động được đào tạo nghề Số lao động được đào tạo nghề BQ hộ Giàu 1 2,0 2 3,5 2 2,0 Khá 66 1,8 58 1,8 20 1,2 Trung bình 84 2,0 45 1,5 8 1,1 Cận nghèo 3 1,3 1 1,0 1 1,0 Nghèo 5 1,6 1 1,0 n 159 106 32 Mean 1,9 1,7 1,2 SD 0,8 0,8 0,5 SE 0,1 0,1 0,1

CV% 42,1 49,3 45,1

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2019

Kết quả điều tra cho thấy: Trong tổng số 180 hộ điều tra, có 106 hộ có lao động phi nông nghiệp, chiếm tỷ lệ 58,9% tổng số hộ điều tra. Bình quân mỗi hộ có 1,7 lao động phi nông nghiệp (Bảng 3.2), trong đó nhóm hộ giàu có số lao động phi nông nghiệp cao nhất (3,5 lao động/hộ), tiếp đến là nhóm hộ khá (1,8 lao động/hộ), nhóm hộ trung bình (1,5 lao động/hộ), thấp nhất là nhóm hộ cận nghèo (1 lao động/hộ). Rõ ràng là khu vực nông thôn huyện Nho Quan có nguồn nhân lực dồi dào, sẵn sàng đáp ứng cho các yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội không chỉ cho chính bản thân khu vực nông thôn, nơi họ đang sinh sống, mà còn có thể cung cấp một lực lượng lao động lớn cho khu vực đô thị, các khu công nghiệp. Trên thực tế quan sát ở địa phương cho thấy: có một số lớn lực lượng lao động ở nông thôn đang dư thừa, thiếu việc làm, vì thế có sự chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp như làm công nhân khu công nghiệp, làm thuê ở đô thị thành phố Ninh Bình, Phủ Lý, Hà Nội,….

Chất lượng lao động, lao động đã đào tạo cũng là điều đáng bàn luận. Kết quả điều tra cho thấy: Trong tổng số 180 hộ điều tra chỉ có 32 hộ có lao động đã được đào tạo nghề, chiếm tỷ lệ 17,8% tổng số hộ đã điều tra. Tính bình quân mỗi hộ đã được đào tạo có 1,2 lao động. Trong đó nhóm hộ giàu, khá có số lao động đã được đào tạo nghề cao hơn so với nhóm hộ cận nghèo và nghèo. Các trị số tương ứng là 2,0; 1,2 so với 1,0 (Bảng 3.2). Điều này cho thấy lý do tại sao nhóm hộ nghèo vì họ thiếu lao động được đào tạo.

Bảng 3.3. Đất đai và đất chuyển đổi mục đích của nông hộ

Phân loại kinh tế hộ Tổng diện tích đất đai (ha) Đất canh tác (ha) Đất chuyển đổi mục đích Số hộ có đất chuyển đổi

Diện tích chuyển đổi mục đích (ha)

Giàu 0,544 0,563 1 0,150

Khá 0,438 0,154 2 0,180

Trung bình 0,706 0,229 11 0,131

Nghèo 0,388 0,106 1 0,010

Mean 0,583 0,197 15 0,131

SD 0,689 0,257 0,179

SE 0,051 0,019 0,046

CV% 118,1 130,6 136,8

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2019

Đất đai là tài sản sinh kế đặc biệt của các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp. Đất đai đưa đến công ăn việc làm cho người dân, đưa đến nguồn thực phẩm quan trọng. Đất đai trong nông hộ được xem xét dưới nhiều khía cạnh: Quy mô đất đai, đất canh tác, sự biến động của đất đai,…

Kết quả điều tra cho thấy: Trong tổng số 180 hộ điều tra, trung bình mỗi hộ có 0,582 ha tổng diện tích đất đai, được đánh giá là khá lớn về quy mô đất đai. Tuy nhiên do độ lệch chuẩn rất lớn (0,689 ha), nên biến động về tổng diện tích đất đai của 180 hộ điều tra rất cao, tới 118,1% (Bảng 3.4). Chứng tỏ rằng địa phương đang có sự chuyển dịch, tích tụ đất đai để phát triển kinh tế.

Cũng giống như nhiều địa bàn khác, sản xuất nông nghiệp vẫn là hoạt động sinh kế chủ yếu của đại bộ phận hộ nông dân. Vì vậy đất canh tác có vai trò quan trọng. Kết quả điều tra cho thấy: Bình quân mỗi hộ có 0,197 ha đất canh tác. Tuy nhiên độ lệch chuẩn rất cao, tới 0,257 ha, nên biến động về đất canh tác đạt tới 130,6% (Bảng 3.3). Như vậy, tương tự như tổng diện tích đất đai, đất canh tác cũng đang có sự chuyển dịch, tích tụ ruộng đất để tăng quy mô sản xuất, phát triển trang trại và phát triển sản xuất nông nghiệp.

Điều đặc biệt là trong tổng số 180 hộ điều tra thì có 15 hộ đã có đất chuyển đổi mục đích, bình quân mỗi hộ có 0,131 ha, chứng tỏ có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu sản xuất của nông hộ trong vùng bán sơn địa (Bảng 3.3).

Vốn sản xuất được coi là nguồn lực chủ yếu quan trọng của nông hộ. Nguồn lực tài chính của hộ gia đình nông thôn chủ yếu là vốn đầu tư cho sản xuất. Kết quả điều tra cho thấy: Trong tổng số 180 hộ điều tra, bình quân mỗi hộ có 31,2 triệu đồng tiền đầu tư vốn sản xuất. Tuy nhiên độ lệch chuẩn cao tới

46,6 triệu đồng, nên hệ số biến động đạt rất cao tới 149,4% (Bảng 3.4). Trong đó vốn đầu tư sản xuất đạt cao nhất là nhóm hộ giàu (63,3 triệu đồng/hộ), tiếp theo là nhóm hộ khá (50,1 triệu đồng/hộ), nhóm hộ trung bình (16,9 triệu đồng/hộ), nhóm hộ cận nghèo (7,2 triệu đồng/hộ) và thấp nhất là nhóm hộ nghèo (2 triệu đồng/hộ). Như vậy, hộ càng giàu càng có nhiều vốn đầu tư sản xuất, hộ càng nghèo thì càng ít vốn đầu tư sản xuất.

Bảng 3.4. Vốn sản xuất và vay vốn Phân loại

kinh tế hộ

Tổng vốn sản xuất

(triệu đồng) Số hộ vay vốn Số tiền vay (triệu đồng) Giàu 63,3 1 50,0 Khá 50,1 11 41,8 Trung bình 16,9 27 35,4 Cận nghèo 7,2 2 25,0 Nghèo 2,0 5 24,0 Mean 31,2 46 35,6 SD 46,6 20,6 SE 3,5 3,0 CV% 149,4 57,8

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2019

Để đầu tư mở rộng sản xuất, các nông hộ cần vay vốn từ các tổ chức tín dụng ở địa phương như Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Quỹ tín dụng và các tổ chức tín dụng chính thống khác. Kết quả điều tra cho thấy: Trong tổng số 180 hộ điều tra chỉ có 46 hộ vay vốn, chiếm tỷ lệ 25,6% tổng số hộ đã điều tra. Điều này cho thấy còn một số lượng rất lớn nông hộ cần vay vốn nhưng không vay được vốn do thủ tục vay còn rườm rà, không có điều kiện để tiếp cận được các khoản tín dụng từ các tổ chức tín dụng chính thống vừa nêu ở trên.

Trong tổng số 46 hộ đã vay vốn bình quân mỗi hộ vay 35,6 triệu đồng. Trong đó nhóm hộ giàu vay với món vay cao nhất với trị giá khoản vay đạt 50 triệu đồng, tiếp theo là nhóm hộ khá với trị giá khoản vay đạt 41,8 triệu đồng, nhóm hộ trung bình 35,4 triệu đồng, nhóm hộ cận nghèo và nghèo vay với trị giá khoản vay từ 24-25 triệu đồng (Bảng 3.4).

Cùng với vốn sản xuất, máy móc thiết yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc gia tăng năng suất lao động, giải phóng lao động chân tay thủ công trong nông nghiệp.

Bảng 3.5. Một số máy móc nông nghiệp của nông hộ Phân loại

kinh tế hộ

Máy làm đất Máy gặt đập lúa Máy cắt cỏ Số hộ có Số máy/hộ Số hộ có Số máy/hộ Số hộ Số máy/hộ Giàu 2 1,0 Khá 38 1,1 11 1,0 9 9,0 Trung bình 25 1,0 6 4,2 24 24,0 Cận nghèo Nghèo 2 1,0 2 2,0 n 67 17 35 Mean 1,0 2,1 35,0 SD 0,2 4,6 0,3 SE 0,0 1,1 0,0 CV% 19,9 217,6 26,2

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2019

Hiện nay trên địa bàn vùng bán sơn địa huyện Nho Quan, có các loại máy móc thiết bị chủ yếu như: Máy cày bừa làm đất, máy gặt đập lúa, máy cắt cỏ,… Kết quả điều tra cho thấy: Trong tổng số 180 hộ điều tra thì có tới 67 hộ có máy cáy bừa làm đất, chiếm tỷ lệ 37,2% tổng số hộ điều tra; có 17 hộ có máy gặt

đập lúa liên hoàn, chiếm tỷ lệ 9,4%. Có 35 hộ có máy cắt cỏ, chiếm tỷ lệ 19,4% (Bảng 3.5). Điều đáng chú ý là những hộ, nhất là những hộ có điều kiện kinh tế giàu và khá, có các máy móc nông nghiệp như máy cày bừa làm đất, máy gặt đập lúa,… chủ yếu làm dịch vụ làm đất, dịch vụ gặt tuốt lúa để tạo thu nhập.

3.1.2. Một số hoạt động sinh kế chủ yếu của nông hộ vùng bán sơn địa huyện Nho Quan

Sinh kế có thể được xem xét ở các mức độ khác nhau, trong đó phổ biến nhất là sinh kế quy mô hộ gia đình. Sinh kế bao gồm năng lực, tài sản (dự trữ, nguồn lực, yêu cầu, tiếp cận) và các hoạt động cần có để bảo đảm phương tiện sinh sống của hộ gia đình.Hoạt động sinh kế của nông hộ là hoạt động kiếm sống của con người, được thể hiện qua hai lĩnh vực chính là nông nghiệp và phi nông nghiệp. Trong nông nghiệp, hoạt động sinh kế có thể được chia thành hoạt động sinh kế về trồng trọt và hoạt động sinh kế trong chăn nuôi. Hoạt động sinh kế trong trồng trọt của nông hộ bao gồm sản xuất các cây trồng chủ yếu của địa phương. Hoạt động sinh kế trong chăn nuôi gồm chăn nuôi các vật nuôi.

Kết quả điều tra cho thấy: Hoạt động sinh kế trong trồng trọt của nông hộ địa phương rất đa dạng, bao gồm sản xuất các cây trồng chính như: Lúa, chuối, rau, khoai sọ, lạc, khoai lang, dứa và cây ăn quả có múi, gồm cam (cam đường canh, cam vinh), bưởi, quất,... Ngoài ra còn có keo và một số cây trồng khác (Bảng 3.6).

Bảng 3.6. Một số cây trồng chính của nông hộ vùng bán sơn địa Nho Quan

(Đơn vị tính: mét vuông)

Phân loại

kinh tế hộ Lúa Chuối

Rau các loại Lạc Khoai sọ Khoai lang Dứa CAQ múi Giàu 0 0 0 0 550 0 1.500 5.250 Khá 1.142 1.658 942 593 600 670 1.000 3.784

Trung bình 1.241 1.175 469 762 543 624 800 1.593 Cận nghèo 1.440 720 0 0 700 800 500 0 Nghèo 992 360 0 0 600 733 300 0 Mean 1.204 1.248 863 681 566 661 1.150 2.405 n 124 42 42 25 25 20 19 18 SD 673 599 492 200 140 190 1.200 2.208 SE 60 92 76 40 28 43 275.3 520 CV% 55,9 48,0 56,9 29,4 24,7 28,8 104,3 91,8

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2019

Trong tổng số 180 hộ điều tra tại 3 xã Gia Sơn, Gia Lâm và Xích Thổ, có 124 hộ có canh tác cây lúa, chiếm 68,9% tổng số hộ điều tra, chứng tỏ cây lúa là cây trồng chủ lực của địa phương. Bình quân mỗi hộ trồng 1.204 mét vuông lúa. Diện tích lúa giữa các nhóm hộ tương đối đều nhau, biến động từ 992-1.440 mét vuông, trừ nhóm hộ giàu không trồng lúa. Sau lúa, chuối là cây ăn qua cũng được bàn con nông dân địa phương trồng nhiều với 42 hộ sản xuất, chiếm tỷ lệ 23,3% tổng số hộ điều tra. Bình quân mỗi hộ có trồng chuối có diện tích 1.249 mét vuông. Tiếp đến là rau xanh các loại, gồm bầu bí, bắp cải, cải xanh, mướp đắng, cà, rau muống,… Có 42 hộ trồng rau xanh, chiếm tỷ lệ 23,3% tổng số hộ điều tra, bình quân mỗi hộ trồng được 863 mét vuông rau xanh. Các cây màu như khoai sọ, khoai lang, lạc,… là những cây trồng có thế mạnh của vùng bán sơn địa. Có 25 hộ trồng khoai sọ, chiếm tỷ lệ 13,9% tổng số hộ điều tra, bình quân mỗi hộ trồng 566 mét vuông khoai sọ. Tương tự, có 25 hộ trồng lạc, chiếm tỷ lệ 13,9%, bình quân mỗi hộ trồng 681 mét vuông lạc. Có 20 hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế và thu nhập của hộ nông dân vùng bán sơn địa huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 51 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)